Mối liên hệ giữa sự nhiễm sán với yếu tố mùa, loài cá và khu vực thu mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercaria) trên cá nuôi thịt ở thành phố hồ chí minh​ (Trang 41 - 43)

V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 

3.3.1. Mối liên hệ giữa sự nhiễm sán với yếu tố mùa, loài cá và khu vực thu mẫu

giải pháp kĩ thuật làm giảm nguy cơ nhiễm sán

Phương pháp phân tích hồi qui Binary logistic regression cũng được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của yếu tố mùa, yếu tố kĩ thuật nuôi đến tỉ lệ nhiễm metacercariae, chỉ số kiểm định P<0,05 được dùng để đánh giá mối quan hệ giữa yếu tố mùa, yếu tố kĩ thuật nuôi và sự xuất hiện sán lá trên cá.

3.3.1.Mi liên h gia s nhim sán vi yếu t mùa, loài cá và khu vc thu mu

Trong 60 ao thu mẫu ở mùa mưa có 9 ao nhiễm sán, còn trong 60 ao mùa khô thì chỉ có 1 ao nhiễm.

Bảng 3.4 Kết quả phân tích hồi qui Binary logistic regression để tìm mối liên hệ giữa sự nhiễm sán với yếu tố mùa, loài cá và khu vực thu mẫu cá thịt ở Cần Giờ,

Phân tích hồi qui Binary logistic regression cho thấy mối liên quan giữa sự nhiễm sán với yếu tố mùa là có ý nghĩa thống kê (P <0,05) hay yếu tố mùa ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm sán trên cá. Điều này có thể giải thích là do mùa mưa tạo điều kiện cho ốc phát triển và môi trường cho trứng sán lây lan, nhiễm lên ốc và sau đó nhiễm lên cá thông qua thức ăn hoặc là qua môi trường nước. Trong khi đó, mùa khô có lượng mưa ít, việc lan truyền trứng sán và ấu trùng sán trong môi trường nước không thuận lợi như ở mùa mưa nên tỉ lệ nhiễm sán trên cá ở mùa khô thấp hơn so với mùa mưa.

Kết quả phân tích có sự tương đồng với các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của yếu tố mùa đến tỉ lệ nhiễm sán trên cá. Nghiên cứu của Thiện và cộng sự cho thấy tỉ lệ nhiễm ấu trùng sán lá vào mùa mưa cao hơn so với mùa khô [43]. Theo Qi và cộng sự, tỉ lệ nhiễm sán trên cá cao nhất vào khoảng cuối mùa mưa [65]. Sự chuyển mùa ảnh hưởng đến sự lây truyền sán lá, như sự lây truyền ở ấu trùng cercariae của O. viverrini chịu sự ảnh hưởng của lượng mưa và yếu tố mùa. Ở C. chinensis,ấu trùng cercariae bắt đầu lây truyền từ tháng 5 đến tháng 10 ở Hàn Quốc [23]. Lượng mưa nhiều tạo điều kiện trứng sán và quần thể ốc gặp nhau, dẫn đến số lượng ốc nhiễm sán tăng và ấu trùng cercaria thoát ra từ ốc nhiễm lên cá tăng theo, tỉ lệ nhiễm sán trên cá cao vào mùa mưa.

Do không có trường hợp nhiễm sán trên loài cá Tra, cá Điêu hồng nên phân tích hồi qui được sử dụng để phân tích mối liên quan giữa việc xuất hiện sán lá với 4 loài cá còn lại (Rô phi vằn, Trê lai, Chẽm, Sặc điệp). Kết quả phân tích hồi qui cho thấy mối liên quan giữa việc xuất hiện sán lá với loài cá thu mẫu là không có ý nghĩa thống kê (P >0,05). Mối liên hệ giữa sự nhiễm sán với nơi thu mẫu (Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh) cũng không có ý nghĩa thống kê (P >0,05) hay nơi thu mẫu không phải là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự nhiễm sán, có thể do nguồn cá giống của các nơi thu mẫu giống nhau, cùng từ một nguồn cung cấp cá giống.

Sig. 95% C.I.for EXP(B)

Lower Upper

Mùa .029 1.275 84.998

Loài cá .069 .956 3.259

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercaria) trên cá nuôi thịt ở thành phố hồ chí minh​ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)