Ảnh hưởng của các yếu tố kĩ thuật nuôi đến sự nhiễm metacercariae 34

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercaria) trên cá nuôi thịt ở thành phố hồ chí minh​ (Trang 43 - 46)

V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 

3.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kĩ thuật nuôi đến sự nhiễm metacercariae 34

Một số kĩ thuật nuôi được chọn để khảo sát xem có ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm sán trên cá nuôi là số ngày phơi đáy, lượng vôi bón ao, sử dụng trùng chỉ làm thức ăn, độ sâu ao. Thông tin của các kĩ thuật nuôi này được thu thập qua phỏng vấn phiếu điều tra (phụ lục 1) và quan sát ao.

Các biến số phụ thuộc sau được đổi thành dạng nhị phân (0 và 1): thời gian phơi đáy (>2 ngày hay <=2 ngày), bón vôi chuẩn bị ao (>7kg/100m2 hay<=7kg/100m2), độ sâu ao (<1,5m hay >=1,5m), thức ăn (có sử dụng trùng chỉ làm thức ăn hay không sử dụng trùng chỉ làm thức ăn).

Bảng 3.5 Kết quả phân tích hồi qui Binary logistic regression để tìm yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự nhiễm sán trong ao nuôi cá thịt ở mùa mưa và mùa khô

Sig. 95% C.I.for EXP(B) Lower Upper Mùa mưa (60 ao)

Độ sâu .617 .138 27.963

Thức ăn có trùng chỉ .027 1.491 820.352

Bón vôi .732 .075 6.154

Phơi đáy .019 1.564 163.694

Mùa khô (60 ao)

Độ sâu .998 .000 .

Thức ăn có trùng chỉ 1.000 .000 .

Bón vôi .997 .000 .

Phơi đáy 1.000 .000 .

Mối liên hệ giữa sự nhiễm sán với phơi đáy trong mùa mưa có ý nghĩa thống kê (P<0,05) hay phơi đáy là yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm sán trên cá hay việc phơi đáy có thể làm giảm sự nhiễm sán ở cá vào mùa mưa. Khâu phơi đáy ao đóng góp vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt kí chủ ốc lây truyền sán lá còn trong ao sau khi đã bón vôi và ao nên phơi đáy 4 - 7 ngày để đảm bảo tiêu diệt hết địch hại trước khi bơm nước, thả cá vào [66]. Vào mùa mưa, việc phơi đáy khó khăn hơn, mưa gây trì hoãn quá trình phơi đáy, số giờ nắng ít gây bất lợi cho quá trình tiêu diệt địch hại trước khi thả cá vào. Vì vậy, số ngày phơi đáy có ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm của sán lá trên cá.

đáy ao trong nhiều ngày (trên 2 ngày). Tuy nhiên, mối liên hệ giữa sự nhiễm sán với số ngày phơi đáy ở mùa khô không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Có thể là do vào mùa khô, nhiệt độ môi trường cao giúp rút ngắn thời gian phơi đáy nên số ngày phơi đáy ít không là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự nhiễm sán.

Mối liên hệ giữa sự nhiễm sán với thức ăn cho cá có sử dụng trùng chỉ ở mùa mưa có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong quá trình thu mẫu và quan sát, người dân nuôi cá ở một số nơi (hộ nuôi ở huyện Củ Chi) thường sử dụng trùng chỉ để làm thức ăn cho cá (cá Trê). Theo phỏng vấn, trùng chỉ thường được đào ở những kênh, sông nhỏ nơi có nhiều chất hữu cơ trong nước, như nơi xả phân của một số hộ nuôi gia súc, gia cầm (heo, gà, vịt,…). Người dân thường đào những thao đất bùn có trùng chỉ lẫn ốc như hình 3.8.

Hình 3.8 Đất lẫn trùng chỉ, ốc được sử dụng làm thức ăn cho cá Trê

Qua khảo sát, các hộ nuôi cá Trê lai đều sử dụng trùng chỉ làm thức ăn trong giai đoạn cá còn nhỏ, ít xử lí ốc ra khỏi nguồn thức ăn, đây có thể là nguyên nhân nhiễm sán trên cá Trê. Hộ nuôi những loài cá còn lại thì thường sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên, chế biến hoặc thức ăn tổng hợp. Trong quá trình quan sát ao nuôi, đất

chứa trùng chỉ sử dụng làm nguồn thức ăn cho cá Trê lai thường có lẫn nhiều loại ốc, trong đó có ốc Melanoides tuberculata đã được phát hiện. Theo nhiều nghiên cứuthì

M. tuberculata là vật chủ trung gian nhiễm sán lá lên cá [36], [38], [47]. Trứng sán sau khi đi vào nước qua đường phân của vật chủ cuối cùng, chúng xâm nhập vào kí chủ trung gian ốc thích hợp trong đó có ốc M. tuberculata. Trong ốc, ấu trùng sán phát triển qua một số giai đoạn thành cercariae, thoát ra ngoài xâm nhập vào cá qua đường da. Vì vậy, vào mùa mưa, lượng mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho quần thể ốc phát triển trong đó có ốc M. tuberculata. Lượng nước trong tự nhiên cao dẫn đến sự tiếp xúc giữa trứng sán với ốc tăng, số lượng ốc bị nhiễm ấu trùng sán nhiều. Nên ốc lẫn vào trùng chỉ có nguy cơ nhiễm sán cao. Việc sử dụng thức ăn có trùng chỉ lẫn ốc nhiễm sán làm thức ăn cho cá sẽ tạo điều kiện sán từ ốc lây truyền sang cá nuôi. Vì vậy, để hạn chế sự nhiễm sán trên cá nuôi vào mùa mưa cần có các biện pháp xử lí nguồn thức ăn trùng chỉ trước khi cho cá ăn. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa sự nhiễm sán với nguồn thức ăn trùng chỉ lẫn ốc ở mùa khô không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Có thể là do vào mùa khô, lượng nước trong tự nhiên thấp, nên quần thể ốc ít, sự lây truyền sán trong môi trường thấp. Bên cạnh đó, do yếu tố mùa có ảnh hưởng đến quá trình lây nhiễm sán (P<0,05) nên số lượng ốc lẫn vào đất chứa trùng chỉ ở mùa khô có thể nhiễm sán thấp hoặc không nhiễm sán. Do đó việc sử dùng trùng chỉ lẫn ốc không là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự nhiễm sán lên cá nuôi vào mùa khô.

Mối liên hệ giữa sự nhiễm sán trên cá nuôi với độ sâu ao nuôi không có ý nghĩa thống kê trong cả mùa mưa và mùa khô (P>0,05). Độ sâu của ao trong 2 mùa không là yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện sán trên cá. Tuy nhiên, ở một số nghiên cứu cho thấy độ sâu ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm của cercariae. Ao nuôi cá có độ sâu hơn 1,5m thì ao có nhiệt độ thấp hơn, làm tăng khả năng nhiễm cercariae lên cá nuôi, tạo môi trường sống cho ốc tốt hơn [66], [67]. Vào mùa khô, nhiệt độ môi trường cao, dẫn đến nhiệt nước trong ao cao hơn so với mùa mưa, ảnh hưởng khả năng lây nhiễm cercaria lên cá nuôi. Vì vậy, việc ao có độ sâu hơn 1,5m không là yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm sán lá trên cá nuôi. Vào mùa mưa, lượng mưa nhiều, quần thể ốc phát triển, tăng khả năng lây nhiễm metacercariae lên cá. Tuy nhiên, qua quan sát bờ ao

(thuộc họ Babyloniidae), không là vật chủ nhiễm sán truyền sán lá qua cá. Vì vậy, vào mùa mưa, ao có độ sâu hơn 1,5m cũng không là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm sán lên cá.

Bên cạnh đó, mối liên hệ giữa sự nhiễm sán với lượng vôi bón trong ao không có ý nghĩa thống kê trong cả mùa mưa và mùa khô (P>0,05). Bón vôi là yếu tố được thực hiện trong quá trình chuẩn bị ao, trước khi thả cá vào nuôi để tiêu diệt địch tạp. Tuy nhiên, cá có thể nhiễm sán do nhiều yếu tố khác sau khi thả vào ao nuôi đã xử lí. Vì vậy, việc bón vôi ít cho ao không là yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự nhiễm sán trên cá nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercaria) trên cá nuôi thịt ở thành phố hồ chí minh​ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)