Đào tạo, bồi dưỡng CBQL các trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học tỉnh bạc liêu (Trang 67 - 70)

2.2.1 .Thực trạng phát triển chung

3.2. Một số biện pháp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ trường tiểu học tỉnh

3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng CBQL các trường tiểu học

Để đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Giáo dục - Đào tạo bắt buộc phải có một sự chuyển biến mới mà trước tiên đó là sự chuyển biến về chất lượng của đội ngũ CBQL nói chung và CBQL trường tiểu học nói riêng. Đào tạo, bồi dưỡng đểnâng cao năng lực của đội ngũ CBQL trở thành một xu thế tất yếu để từng bước hình thành xã hội học tập tại Việt Nam và là điều kiện tiên quyết, đảm bảo cho quá trình hội nhập nền văn minh của nhân loại, giữgìn được bản sắc của dân tộc.

Trong tuyển chọn, bổ nhiệm khơng nên tuyệt đối hóa về bằng cấp, không chỉ dựa vào bằng cấp mà còn phải qua thực tiễn. Song để làm tốt việc quản lý, địi hỏi phải có trình độ hiểu biết, những kỹnăng quyết định, do vậy đào tạo, bồi dưỡng CBQL đạt chuẩn quy định là điều kiện cần thiết để hồn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đào tạo, bồi dưỡng bao gồm các lĩnh vực:

+ Trình độ lý luận chính trị. + Trình độ nghiệp vụ quản lý. + Trình độ văn hóa, chun mơn. + Sức khoẻ.

Dựa vào những quy định về tiêu chuẩn hiểu biết, trình độ, phẩm chất theo quy định tại quyết định SỐ3856/GD - ĐT ngày 14/12/1994 của BộTrưởng Bộ GD - ĐT, hiện nay sở GD- ĐT Bạc Liêu bổ nhiệm CBQL các trường tiểu học của tỉnh theo tiêu chuẩn:

- Là Đảng viên hoặc sắp phát triển Đảng.

- Có trình độ chun mơn nghiệp vụ THSP trở lên. - Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp.

- Đã qua hoặc sẽđược bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại trường CĐSP tỉnh.

Trong điều kiện hiện nay ở Bạc Liêu, chúng tôi cho rằng những tiêu chuẩn bổ nhiệm CBQL trường tiểu học của Sở GD - ĐT là hợp lý.

Để khắc phục được những hạn chế, mâu thuẫn như đã trình bày ở mục 3, chương 2, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý ởtrường tiểu học, chúng tôi xin nêu một số vấn đề về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL các trường tiểu học tỉnh Bạc Liêu như sau:

* Xây dng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

Căn cứ vào quy hoạch đội ngũ CBQL để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Đối với cán bộđương chức:

+ Số CBQL trên 50 tuổi, nhiều năm làm công tác quản lý nếu khơng có điều kiện để nâng cao trình độ có thể cho bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, tham gia các lớp học chuyên đề, tự bồi dưỡng.

+ Số cán bộ còn lại cần phân loại để đào tạo bồi dưỡng cho hợp lý, phù hợp với điều kiện, hướng quy hoạch số cán bộđã đạt chuẩn về chun mơn thì học thêm các lớp có trình độ cao hơn hoặc bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, cử nhân QLGD, thạc sĩ QLGD.

+ Số CBQL đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục nhưng quá lâu (hơn 10 năm) thì nay cần được bồi dưỡng lại (54 người) và 134 người chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ thì thời gian tới phải được bồi dưỡng.

+ Số CBQL có trình độ THSP (289 người) tạo điều kiện đi học các lớp CĐSP tiểu học, ĐHSP tiểu học để nâng chuẩn.

+ Tất cả CBQL chưa đạt trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên phải được cử luân phiên nhau đi học. Song song đó Sở GD - ĐT hàng năm đề cử CBQL học các lớp quản lý Nhà nước.

- Đối với đội ngũ kế cận:

Một mặt có chính sách ưu tiên trong việc nâng cao trình độ cho những giáo viên giỏi, giáo viên nằm trong diện quy hoạch, Tổtrưởng chuyên mơn, Chủ tịch cơng đồn, Bí thư Đồn TN, Tổng phụ trách Đội... Mặt khác khi bổ nhiệm, CBQL phải yêu cầu đạt trình độ tối thiểu về chuyên mơn theo quy định. Do đó những giáo viên có phẩm chất, năng lực tốt trong diện quy hoạch đội ngũ kế cận cần phải được đào tạo, bồi dưỡng cả về chun mơn, nghiệp vụ và lý luận chính trịtrước khi bổ nhiệm.

* Nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng.

Nội dung chủ yếu: Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn để nâng chuẩn, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường tiểu học, lý luận quản lý nhà trường, lý luận dạy học, lý luận chính trị...

Phương thức đào tạo, bồi dưỡng:

+ Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ CBQL tham gia các lớp đào tạo tại chức, từ xa về chuyên môn.

+ Phối hợp với trường CĐSP tổ chức các lớp chuyên đề về CBQL, cử CBQL tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề tại trường CBQL GD & ĐT II thuộc Bộ GD-ĐT khi có chiêu sinh.

+ Ngồi việc cử đi học theo chỉ tiêu, Sở GD & ĐT tham mưu với Tỉnh ủy kết hợp với Trường Chính trị tỉnh mở các lớp lý luận chính trị, quản lý Nhà nước dành riêng cho ngành GD - ĐT.

+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ theo cụm trường để CBQL và những đối tượng kế cận theo học nhằm xóa mù tin học và ngoại ngữ.

Ngồi ra, các Phịng GD - ĐT và sở GD - ĐT cịn phải tạo điều kiện và khuyến khích để CBQL tự đào tạo, bồi dưỡng. Học tập suốt đời đang trỏ thành xu thế của nhân loại khi bước vào thế kỷ21. Do đó, người CBQL phải là những người tiên phong trong phong trào tự học tự bồi dưỡng thì mới khơng bị tụt hậu về kiến thức, mới đủnăng lực hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà trường trong giai đoạn mới.

Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ CBQL là một khâu quan trọng trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ, nó giúp cho đội ngũ CBQL có đủ những năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học tỉnh bạc liêu (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)