7. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu
2.1.1. Đặc điểm tựnhiên, dân cư
Bạc Liêu là vùng đất bồi trẻ, địa hình tương đối bằng phảng, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Cần Thơ và Kiên Giang, Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau, Đông Nam giáp Biển Đông. Bờ biển Bạc Liêu dài 54 km, với vị trí đó tỉnh Bạc Liêu là một trong những hệ thống quan trọng của tuyến phòng thủ ven biển của đất nước.
Tồn tỉnh có diện tích là 2.484km2, bằng 1/16 diện tích đồng bằng sơng Cửu Long, gồm 6 huyện, thị là thị xã Bạc Liêu, các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai và Đông Hải, với tổng cộng 54 xã, phường và thị trấn. Thị xã Bạc Liêu là trung tâm hành chính của tỉnh nằm trên trục đường xương sống của đất nước - Quốc lộ 1A, cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km, cách thành phố cần Thơ Ì lo km và cách thị xã Cà Mau 67 km về phía Nam.
Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2000, Bạc Liêu có sốdân là 788.550 người, nữ chiếm 51,3%, khu vực nông thôn chiếm 57,8%, phi nông nghiệp chiếm 32,2%, khu vực thành thị chiếm 24% - cao nhất đồng bằng sông Cửu Long và bằng cảnước.
Con người Bạc Liêu mang đậm bản sắc đặc trưng văn hóa dân tộc và tính cách người Nam bộ từ những miền ngoài vào chinh phục miền đất mới phương Nam những thập niên đầu của thế kỷ 16. Đó là những đức tính cần cù, thẳng thắn, khơng khuất phục, giàu ước mơ, yêu nước và cách mạng. Do đặc điểm của điều kiện tự nhiên và tập quán nên cư dân thường tập trung hình thành các điểm dân cư theo các vàm sông, các trục đường giao thơng thủy, bộ quan trọng. Hiện tại tồn tỉnh có trên 600 cụm dân cư tập trung.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Mặc dù cịn khó khăn song trong những năm gần đây kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng và có sự chuyển dịch về cơ cấu: Bắt đầu giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Dù vậy, các ngành nông - lâm - thủy sản vẫn phát triển liên tục với tốc độ cao, giá trị sản xuất thủy sản tăng hàng năm 13%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt khá so với cả nước, thu nhập quốc dân (GDP) tăng bình quân 9,8%. Phần đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng là từ các ngành nông lâm, ngư. Tổng sản phẩm nông - lâm - thủy của tỉnh năm 2000 đạt gần 1.500 tỷđồng trên 2.478 tỷ tổng sản phẩm cả tỉnh.
Bạc Liêu là tỉnh ven biển duy nhất ở Đồng bằng sơng Cửu Long có đường quốc lộ 1A chạy song song và cách bờ biển không xa, chia Bạc Liêu thành 2 vùng rõ rệt: Vùng ngọt hóa ở phía Bắc quốc lộ 1A có thể tập trung phát triển lương thực, hoa màu. Vùng phía Nam quốc lộ 1A là lúa cao sản, rau đậu, cây ăn trái, phát triển du lịch, sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Với vị trí của tỉnh và cách bốtrí như trên, Bạc Liêu có thể phát triển một nền kinh tế nơng nghiệp tồn diện, thủy sản, cơng nghiệp, du lịch hài hịa, hỗ trợ qua lại mà khơng phải đầu tư nhiều cho sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cơng nghiệp.
- Vềvăn hóa - xã hội
Trong các năm qua, tình hình văn hóa - xã hội của tỉnh Bạc Liêu đã có sự phát triển đáng kể. Chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người lao động được triển khai rộng rãi góp phần giảm dần số hộ nghèo trong tỉnh, tuy nhiên vẫn còn ở mức trên 10%. Bên cạnh đó số gia đình chính sách cũng được quan tâm giúp đỡ bằng nguồn quỹ"Đền ơn đáp nghĩa" huy động từ sự đóng góp của nhân dân. Cơng tác văn hóa - văn nghệ - thơng tin phát triển đều khắp đến tận các thôn ấp xa xơi. Cơng tác bảo vệ, chăm sóc bà mẹ - trẻem cũng được đưa vào kế hoạch hoạt động thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền địa phương tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,98% (năm 1997) xuống 1,75% (2002). Công tác phúc lợi, nổi bật là hệ thống trường học, trạm y tếđược nâng cấp và xây dựng mới, từng bước hoàn thiện đáp ứng nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.
Đặc biệt công tác giáo dục tại Bạc Liêu không ngừng phát triển và đạt nhiều thành tựu rất khả quan, có những mặt hoạt động vươn kịp các tỉnh bạn trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cảnước.