7. Cấu trúc luận văn
2.2. Thực trạng về giáo dục đào tạo tỉnh Bạc Liêu thời kỳ đổi mới
2.2.1.Thực trạng phát triển chung
Sau thời kỳ đổi mới, nhất là sau khi có NQTW 2 (khóa 8) sự nghiệp giáo dục -đào tạo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã có một sự phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng.
Quan điểm đúng đắn của Đảng đã thổi nguồn sinh khí mới cho giáo dục tỉnh Bạc Liêu: giáo dục đã gắn chặt hơn với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Ngay sau khi tách tỉnh (tháng 01/1997), toàn tỉnh đã xóa hẳn tình trạng học 3 ca ở tiểu học và đến nay đã chấm dứt tình trạng trường lớp cây lá tạm bợ. Một dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc về trình độ dân trí trong tỉnh là: Tháng 10/1998, tỉnh Bạc Liêu được công nhận đạt chuẩn Quốc gia PCGD tiểu học, chống mù chữ. Hiện đã có 7/54 xã phường, thị trấn được công nhận phổ cập THCS, phấn đấu hoàn thành vào năm 2007.
Chuyển biến nổi bật sau 10 năm thực hiện đổi mới là quy mô giáo dục không ngừng được mở rộng. cấu trúc hệ thống giáo dục đa dạng. Giáo dục phổ thông đã mau chóng trở thành nền tảng, sức mạnh của nền giáo dục tỉnh nhà. Toàn tỉnh có 33 trường mầm non, 150 trường tiểu học, 67 trường THCS, 14 trường THPT, 6 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghềvà 5 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Đã có 1 trường mầm non và 3 trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn Quốc gia.
Kết quả sự ổn định và phát triển của các ngành học, bậc học và các hoạt động hỗ trợ, kết hợp với hoạt động tự vận động của ngành GD - ĐT Bạc Liêu, đã nâng mặt bằng dân trí, trình độ văn hóa của cán bộ, nhân dân trong tỉnh lên một bước mới: Cứ 3 - 5 người dân thì có 1 người đi học.
Đội ngũ giáo viên khá đầy đủ, đặc biệt bậc tiểu học và trung học; đội ngũ phần lớn đã đạt chuẩn, một sốđạt trên chuẩn đào tạo.
Về cơ sở vật chất tuy đã khắc phục tình trạng học 3 ca ở bậc tiểu học, nhưng số phòng học ở mầm non còn thiếu nhiều, hầu hết các trường mẫu giáo ở các xã còn đặt trong trường tiểu học, chưa có cơ sở vật chất riêng. Một số lớp THCS còn sử dụng chung với tiểu học hoặc còn nằm chung nong trường THPT nên chưa có sự thống nhất trong quản lý và và tình trạng chưa có đầy đủ các phòng chức năng, thiếu phòng học để phụđạo, ngoại khóa .... còn phổ biến.