Đặc trưng người cán bộ quản lý trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học tỉnh bạc liêu (Trang 29 - 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Đặc trưng người cán bộ quản lý trường tiểu học

1.4.1. Nhim v, quyn hn ca Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng a/ Hiệu trưởng a/ Hiệu trưởng

Theo Điều lệtrường tiểu học do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành, Hiệu trưởng trường tiểu học có những nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học. - Tổ chức bộ máy của nhà trường.

- Phân công, quản lý, kiểm tra công tác của giáo viên, đề nghị về quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, đề bạt giáo viên, nhân viên theo quy định.

- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản.

- Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủtrong trường.

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức.

-Được dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ quản lý trường học, được hưởng các quyền lợi theo quy định.

b/ Phó Hiệu trưởng

Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng, là những người được tín nhiệm về chính trị, đạo đức, chun mơn, có năng lực quản lý trường học và có sức khỏe.

Phó Hiệu trưởng có những nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản theo quy định Điều lệtrường tiểu học:

- Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động có liên quan của nhà trường.

- Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền.

- Được dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chun mơn và nghiệp vụ quản lý trường học, được hưởng các quyền lợi theo quy định.

1.4.2. Mi quan h gia Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độ thủtrưởng, chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về các hoạt động trong trường học. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng những việc được phân cơng. Tuy vậy, các Phó Hiệu trưởng cũng phải chịu trách nhiệm liên đới trước Đảng, Nhà nước trong cơng việc của mình. Do đó, Hiệu trưởng phải có phân cơng cơng việc cho Phó Hiệu trưởng, thường xuyên nắm thơng tin và có những quyết định kịp thời, khơng để những hiện tượng giao khoán thiếu trách nhiệm.

1.4.3. Nhng phm chất và năng lực của người CBQL trường tiu hc

Theo Quyết định số: 243 /CP: "Trường ph thng là một đơn vị s nghip có ngân sách riêng, có b máy qun lý hành chính và chuyên mơn hồn chnh".

Như vậy, Hiệu Trưởng nói riêng và đội ngũ CBQL trường tiểu học nói chung chính là những cán bộlãnh đạo Nhà nước, được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý nhà trường - một đơn vị cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, người CBQL trường tiểu học phải có đầy đủ những phẩm chất, năng lực được nêu ra trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa 8) của Đảng. Vận dụng vào phạm vi quản lý trường tiểu học, theo chúng tôi, người CBQL nhà trường cần những phẩm chất năng lực thể hiện trên hai phương diện đức và tài. Đó là sự kết hợp những đặc điểm của con người Việt Nam và những yêu cầu của người CBQL trường tiểu học trong giai đoạn mới. Những biểu hiện cụ thể là:

a/ V phm cht

* Phẩm chất chính trị:

- Hiểu biết đường lối, chủtrương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Bản lĩnh chính trị vững vàng, biết phân tích đúng - sai bảo vệquan điểm, đường lối. - Nhạy bén với tình hình, ủng hộ cái mới tiến bộ, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải.

- Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. * Phẩm chất đạo đức:

- Gương mẫu vềđạo đức, lối sống; có uy tín đối với tập thểsư phạm, cấp trên và gắn bó mật thiết với quần chúng.

- Biết quý trọng con người, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, giáo viên và học sinh.

- Phong cách lãnh đạo dân chủ, khoa học, công bằng và nhân ái. - Trung thực trong báo cáo đối với cấp trên, đánh giá cấp dưới. - Có ý thức tổ chức kỷ luật, khơng tham nhũng, khơng lãng phí.

b/ Vnăng lực

* Kiến thức, năng lực chun mơn:

- Có trình độ hiểu biết về chuyên môn và khảnăng giảng dạy các môn bắt buộc ở bậc tiểu học.

- Nắm vững nội dung chương trình, phương pháp đặc trưng các mơn học ở bậc tiểu học. - Am hiểu đời sống văn hóa và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Nắm vững các nguyên tắc, điều lệ quy định về quản lý nhà trường, quản lý giáo dục ở bậc học.

- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nhằm thích nghi với yêu cầu phát triển của xã hội.

- Có khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn để thực hiện tốt vai trò quản lý của người Hiệu Trưởng.

- Tổ chức có hiệu quả và điều hành, phân tích, đánh giá mọi hoạt động trong nhà trường một cách khoa học.

- Dám quyết đốn trong cơng việc và dám chịu trách nhiệm.

- Tạo điều kiện nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn của giáo viên, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết.

- Kết hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường để quản lý các hoạt động giáo dục, thực hiện xã hội hóa giáo dục.

Những yêu cầu về phẩm chất, năng lực nêu trên cũng là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu thực trạng, đánh giá đội ngũ CBQL đồng thời đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học Tỉnh Bạc Liêu.

Tóm lại, bậc tiểu học là bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học có vị trí và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp "trồng người". Người CBQL trường tiểu học phải là nhà giáo dục bằng chính nhân cách của mình tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh và ảnh hưởng lớn đến đội ngũ giáo viên. Họ phải là cầu nơi giữa việc học của trị với việc dạy của thầy, giữa nhà trường, gia đình, xã hội và những mối quan hệ khác... Vì vậy, xuất phát từquan điểm của Đảng và việc khẳng định vai trò của đội ngũ này trong sự nghiệp phát triển giáo dục, để làm tốt công tác cán bộ, đủ sức đáp ứng u cầu nhiệm vụ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường học nói chung và đội ngũ CBQL trường tiểu học nói riêng là một vấn đề tất yếu khách quan vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu đài.

CHƯƠNG 2: THC TRNG V ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUN LÝ TRƯỜNG TIÊU HC VÀ V CÔNG TÁC QUN LÝ PHÁT TRIN

ĐỘI NGŨ ẤY Ở TỈNH BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học tỉnh bạc liêu (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)