7. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Yêu cầu xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học giai đoạn 2000 2010
Căn cứ vào đề án "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, giáo viên từ 2000 đến 2010" của Sở GD - ĐT thì từnay đến năm 2005 sẽ"Nâng cao trình độ cho cán bộQLGD đảm bảo đủ về sốlượng, đạt chuẩn quốc gia về chất lượng và đồng bộcơ cấu ở mỗi nghành học, bậc học", với mục tiêu cụ thể:
- Đào tạo về nghiệp vụ quản lý cho 100% CBQL đương chức.
- Bồi dưỡng về lý luận chính trịtrình độ trang cấp trở lên cho 100% CBQL. - Bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ.
Với những chỉtiêu như trên, từnay đến 2005 đội ngũ CBQL trường tiểu học phải đi học: - 134 người dự lớp đào tạo nghiệp vụ quản lý
- 325 người dự lớp bồi dưỡng lý luận chính trị trung cấp - 337 người bồi dưỡng về tin học
- 326 người bồi dưỡng về ngoại ngữ
Bình quân từ nay đến cuối năm 2005 mỗi có năm có 114 lượt Cán Bộ Quản Lý trường tiểu học phải được đào tạo, bồi dưỡng tập trung.
Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học tỉnh Bạc Liêu là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, song để đề ra các biện pháp có tính khả thi thì không chỉcăn cứ vào thực tiễn mà còn phải
* Những căn cứđể xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL:
Căn cứ các nghị quyết của Trung ương Đảng, đặc biệt Nghị Quyết TW.2 (khóa 8) vềđịnh hướng chiến lược phát triển GD - ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa; Nghị Quyết TW.3 (khóa 8) về chiến lược cán bộ thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.
Căn cứ Pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 26/02/1998 về cán bộ, công chức. Căn cứ điều lệ trường tiểu học, các văn bản của Bộ Giáo dục - đào tạo quy định về tiêu chuẩn cán bộ quản lý - giáo viên, định mức lao động, chếđộ chính sách.v.v...
Căn cứ vào chương trình hành động của Tỉnh ủy Bạc Liêu về định hướng phát triển giáo dục đào tạo.
Căn cứ vào thực trạng đội ngũ CBQL hiện nay và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt phát triển giáo dục bậc tiểu học trong những năm tiếp theo của tỉnh Bạc Liêu.
* Vềquan điểm:
Coi việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến tính chất giáo dục - đào tạo. Quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng đội ngũ CBQL phải là việc làm thường xuyên, có hệ thống, gắn việc sử dụng với đào tạo, bồi dưỡng. Tuyển chọn đội ngũ phải thông qua hoạt động thực tiễn, đảm bảo quy chế, có sự thống nhất giữa nghành và địa phương. Phát triển đội ngũ CBQL được xem là một bộ phận cấu thành, đồng thời phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - văn hóa xã hội ỏ tỉnh nhà.
Nhằm thực hiện thắng lợi NQ Đại hội IX của Đảng đề ra: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa" (5 - 109); đồng thời đảm bảo yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.
* Phương hướng chung để xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Bạc Liêu:
Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL ổn định về sốlượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Đảm bảo đội ngũ có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu về lối
sống, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết nội bộ, say mê gắn bó mật thiết với nghề nghiệp. Hiểu biết và gương mẫu trong việc chấp hành các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Am hiểu về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa xã hội ở địa phương. Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực giảng dạy, quản lý bậc tiểu học, có sức khỏe, khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao.
Từ những cơ sở nghiên cứu lý luận trình bày ở chương ì, xuất phát từ thực trạng đội ngũ