2.2.1 .Thực trạng phát triển chung
2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học tỉnh Bạc Liêu
2.3.3. Những phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL các trường tiểu học
Để đánh giá thực trạng của đội ngũ CBQL các trường tiểu học trong tỉnh, chúng tôi đã tiến hành một số công việc:
Thu thập số liệu, kết luận thanh tra, kiểm tra, kết quả xếp loại thi đua của các Phòng GD - ĐT và sở GD - ĐT trong những năm gần đây.
Phỏng vấn, đàm thoạt với một sốCBQL, lãnh đạo và chuyên viên phụ trách giáo dục tiểu học các phòng GD - ĐT, Sở GD - ĐT.
Phát phiếu khảo sát trong đó đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL, xin ý kiến đánh giá của lãnh đạo, chuyên viên các Phòng GD - ĐT, Sở GD - ĐT, ý kiến đánh giá của CB - GV khoa Cán bộ Quản lý trường CĐSP, ý kiến đánh giá của GV và ý kiến tựđánh giá của CBQL.
+ Phiếu trưng cầu ý kiến (phụ lục la) dành cho 100 CBQL các trường tiểu học.
+ Phiếu trưng cầu ý kiến (phụ lục lb) dành cho 20 lãnh đạo, chuyên viên, tiểu học các Phòng GD - ĐT và sở GD - ĐT.
+ Phiếu trứng cầu ý kiến (phụ lục le) dành cho 240 giáo viên các trường tiểu học.
+ Phiếu trưng cầu ý kiến (phụ lục ld) dành cho 8 cán bộ giảng dạy khoa CBQL trường CĐSP.
Các phiếu xin ý kiến về mức độ cần thiết của những phẩm chất, năng lực ấy theo thang điểm từ 1 đến 5 (1: Không cần, 2: không cần lắm, 3: cần, 4: Khá cần, 5: Rất cần). Đồng thời người được xin ý kiến cũng đánh giá vềđội ngũ CBQL hoặc tựđánh giá về bản thân mình theo những tiêu chí trên, thang điểm cũng được tính lừ 1 đến 5 (1: kém, 2: yếu, 3: trung bình, 4: khá, 5: tốt).
Về mức độ cần thiết của các phẩm chất năng lực 100% số người được tham khảo ý kiến đều thống nhất những phẩm chất năng lực ghi trên phiếu là những phẩm chất năng lực cần thiết của người CBLQ trường tiểu học, trên 85% cho là rất cần. Trong đó bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu về đạo đức lối sơng, có năng lực sư phạm, nắm vững chuyên môn là những phẩm chất năng lực được GV đánh giá là rất cần thiết ở mức cao. Trong khi đó các CBQL lại cho rằng, ngồi năng lực sư phạm, thì việc biết chăm lo đời sống của CB-GV, dám quyết đoán và dám chịu trách nhiệm là những phẩm chất không kém phần quan trọng. Qua đó cho thấy đa sốCBQL đều ý thức được trách nhiệm của mình, thích phong cách lãnh đạo dân chủ. vềđánh
giá, chúng tôi thống kê kết quả thu được và có những nhận xét về các phẩm chất năng lực của CBQL trường tiểu học như sau:
a/ Nhóm phẩm chất về chính trị, đạo đức
Các tiêu chí 1,2,3 có trên 95% sốngười tham gia đánh giá xếp loại tốt - khá, đây là những mặt mạnh về phẩm chát chính trị đạo đức của đội ngũ CBQL trường tiểu học.
Đại đa số CBQL trường tiểu học hiểu biết đường lối chủtrương của Đảng, pháp luật của nhà nước, có ý thức, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành các chủ trương chính sách, trước hết thể hiện ý thức chấp hành các quy định của ngành. Biết phân tích đúng sai, bảo vệ quan điểm đường lối, có ý thức tổ chức kỷ luật, đồng thời tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đội ngũ CB - GV - NV ởđơn vị mình chấp hành tốt. Tuyệt đại đa số ln tích cực đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, NQ của Đảng, thuận lợi cho việc đưa các hoạt động giáo dục đạt được mục tiêu, bảo đảm đúng quan điểm, đường lối.
Kết quả đánh giá các tiêu chí ở các đối tượng tham gia đánh gia nói chung có sự tương đồng, tuy có chênh lệch số điểm đánh giá nhưng không đáng kể. Các tiêu chí 4, 5 đều được đánh giá ở mức thấp hơn, có lẽ đây cũng là những hạn chế của một số CBQL trong giai đoạn hiện nay. Một số CBQL giữ kẽ, sợ mất lịng, khơng dám đấu tranh cho lẽ phải, chống những biểu hiện tiêu cực, chưa làm tốt công tác phê và tự phê.
Hầu hết các CBQL đều có điểm bình qn trên 4, 5 khơng có trường hợp nào bịđánh giá yếu, kém về phẩm chất chính trị.
• Nhận xét về phẩm chất đạo đức
Đánh giá chung của các đối tượng được hỏi qua phiếu điều tra và qua trao đổi với một số người, phần lớn đều đánh giá cao về phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBQL các trường tiểu học, có trên 90% sốngười được hỏi cho rằng đội ngũ CBQL có các phẩm chất đạo đức tốt, khá. Những biểu hiện cho nhóm phẩm chất này là: họ đã gương mẫu trong lối sống, thực sự có uy tín, phát huy những phẩm chất tốt đẹp của nhà sư phạm, biết tôn trọng mọi người, xây dựng khối sư phạm đoàn kết đồng thời tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường và địa phương, xã hội, cha mẹ học sinh. Đa số trung thực, công tâm đối với công việc, công bằng trong đánh giá cấp dưới, báo cáo đối với cấp trên.
Một sốgiáo viên đánh giá thấp CBQL ở tiêu chí 5, họ cho rằng do ảnh hưởng của lối sống trong cơ chế thị trường, các CBQL này có những biểu hiện chưa thật sự tiết kiệm. Lãnh đạo và
chuyên viên các PGD, SGD lại đánh giá thấp ở tiêu chí 3: một sốCBQL chưa thể hiện phong cách lãnh đạo dân chủ, chưa thật sự công bằng trong phân công đối với cấp dưới.
Điểm bình quân cho các CBQL ở phẩm chất đạo đức cũng đều đạt trên 4.5.
• Nhận xét về kiến thức, năng lực chuyên môn
Các tiêu chí 2,4 được đánh giá khá, tốt tương đối cao, điều đó cho thấy đội ngũ CBQL hiểu biết và nắm bắt được chương trình, phương pháp đặc trưng các môn học ở bậc tiểu học. Nắm được những qui định về quản lý nhà trường, các quy định vềchương trình, nội dung, chế độ cho điểm v.v... kết quảđiều tra cịn cho thấy, phần lớn CBQL nắm được tình hình văn hóa, xã hội kinh tếở địa phương.
Tuy nhiên, tuyệt đại đa số các đối tượng tham gia đánh giá đều cho điểm thấp ở các tiêu chí 1,5. Điều đó cho thấy, số CBQL cịn hạn chế về kiến thức, năng lực chuyên môn không phải là cá biệt. Đa số giáo viên đánh giá thấp khảnăng giảng dạy các môn bắt buộc ở tiểu học của đội ngũ CBQL trường mình. Trên 25% giáo viên cho điểm trung bình và hơn 5% cho điểm yếu. Tỷ lệđánh giá yếu ở tiêu chí sv của lãnh đạo và chuyên viên các PGD, SGD cũng tương đương 5%.
Qua điều tra bằng phỏng vấn cho thấy ở trường học công việc phụ trách chun mơn trường do Phó Hiệu trưởng đảm nhận do đó một số Hiệu trưởng ít quan tâm đến vấn đề này. Những biểu hiện đó là ít dự giờ, kiểm tra hồsơ GV, ít quan tâm đến việc cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo. Song song đó ý thức tự học, tự bồi dưỡng chưa cao. Theo đánh giá của Phó Giám đốc phụ trách khối Mầm non, Tiểu học của Sở GD-ĐT Bạc Liêu và Trưởng phòng GD- ĐT thị xã Bạc Liêu, các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi thì hiện nay có một số CBQL năng lực chun mơn thấp, khơng có khảnăng chỉđạo, kiểm tra, đặc biệt ở các môn nhạc, họa, kỹ thuật, thể dục. Do đó thường né tránh dự giờgóp ý để nâng cao tay nghề GV.
Nguyên nhân sâu xa của hạn chế về kiến thức, năng lực chuyên môn do ý thức chủ quan của đội ngũ CBQL và công tác quy hoạch, tuyển chọn. Tuy có sự chênh lệch về đánh giá nhưng điểm bình qn cho nhóm năng lực này vẫn đạt trên 4.5.
+ Nhận xét vềnăng lực quản lý
Các đối tượng được hỏi ý kiến phần lớn đều đánh giá cao năng lực quản lý của CBQL, những biểu hiện cơ bản đó là: Năng lực quản lý đội ngũ, xây dựng tập thểsư phạm đoàn kết, năng lực phối hợp các lực lượng nong ngồi nhà trường.
Tuy nhiên, ở tiêu chí thứ 3 là sự quyết đốn trong cơng việc và dám chịu trách nhiệm thì đội ngũ CBQL cho rằng họ đạt ở mức khá tốt, nhưng một số GV nhận xét có CBQL cịn yếu. Thực tế cho thấy những u cầu của giáo viên hồn tồn có cơ sở và phù hợp với yêu cầu người CBQL trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện quá trình đổi mới giáo dục rất cần những con người năng động, sáng tạo biết đi trước nhất là đội ngũ quản lý. Nhiều CBQL chưa dám quyết đốn trong cơng việc dẫn đến tình trạng do dự, ngại khó.
So với các phẩm chất chính trị, đạo đức thì các tiêu chí về kiến thức, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý của đội ngũ CBQL có mức giá trị thấp hơn, mức độ đánh giá của giáo viên, phòng GD - ĐT, sở GD - ĐT cũng chênh lệnh nhiều hơn so với kết quả tự đánh giá của CBQL. Đối chiếu với kết quả thanh tra, kiểm tra và xếp loại thi đua năm học 2001. 2002 cho thấy sựđánh giá của giáo viên, phòng GD -ĐT, sở GD - ĐT là xác đáng. (Bảng 6)