Ở trên chúng tôi bàn về vai trò của các yếu tố văn hóa, ngôn từ trong quá trình hình thành biểu tượng. Công trình nghiên cứu cũng đã khẳng định, biểu tượng văn học được sinh ra từ người mẹ văn hóa với những miền vô thức của cổ mẫu, và biểu tượng sẽ không thể hiện hữu nếu thiếu ngôn từ. Kho tàng văn hóa, tín ngưỡng đồ sộ của nhân loại cộng với vốn từ phong phú của dân tộc chính là cái gốc, tạo ra một cấu trúc ổn định, cố kết trong xây dựng biểu tượng. Tuy nhiên đó không đơn thuần là sự “chụp ảnh” cái vô thức mà còn là quá trình sáng tạo có sự tham gia của ý thức. Cá tính sáng tạo, dấu ấn riêng của tác giả sẽ mang lại cho biểu tượng tính nghệ thuật, mở rộng chu
vi của vòng tròn ngữ nghĩa. Nếu thiếu chất men ấy, biểu tượng sẽ hoàn toàn giống nhau như một công thức qua các tác phẩm và như vậy nó sẽ đánh mất bản chất của chính mình, trở thành một phương thức nghệ thuật khô cứng chỉ có một cách hiểu duy nhất. Nguyễn Thị Ngân Hoa gọi đây là sự biến đổi nghĩa ở cấp độ thứ nhất của biểu tượng, “là kết quả của sự tương tác giữa thế giới của đời sống tâm lí cá nhân và đời sống tinh thần của cộng đồng xã hội” [43, tr.36].
Trong bước chuyển mình từ bình diện văn hóa sang văn học, vai trò của chủ thể (tác giả) xuất hiện như một năng lực chủ động, chủ động trong việc lựa chọn biểu tượng trên cơ sở những mẫu số chung sẵn có trong môi trường văn hóa, chủ động trong việc sáng tạo ngôn từ, tạo ra một ngữ cảnh mới theo ý đồ sáng tác. Khi đó, biểu tượng sẽ phái sinh những tầng nghĩa mới, chuyển tải thông điệp thẩm mỹ, ý đồ của tác phẩm.
Sự chủ động, sáng tạo của chủ thể trong tạo sinh biểu tượng được thể hiện trong tác phẩm văn học bằng nhiều phương diện. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi xin đi vào làm rõ hai phương thức và lấy đó làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của biểu tượng ở các chương sau.
Thứ nhất, đặt biểu tượng trong mối quan hệ tương tác với ngữ cảnh để tạo ra những biến thể từ biểu tượng gốc.
Ngữ cảnh có một vai trò quan trọng trong việc giải nghĩa của một từ, một câu và giải mã lớp nghĩa hàm ẩn trong cái biểu đạt của biểu tượng. Nghĩa biểu trưng sẽ thay đổi khi đặt biểu tượng trong những ngữ cảnh khác nhau. Chẳng hạn, biểu tượng lửa xuất hiện trong cuộc hành quân ban đêm của quân dân ta:
“Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
Trong hoàn cảnh trên, lửa mang ý nghĩa của sự soi sáng, dẫn lối. Kết hợp với hình ảnh “bước chân nát đá”, lửa trong “tàn lửa bay” còn thể hiện cho ý chí, tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ. Thế nhưng, đặt lửa trong một ngữ cảnh khác, nó là biểu tượng của sự hủy diệt: “Cùng một lúc, 45 trái 40, 72 trái tạc đạn US, 540 viên AK có đầu đạn phá… giội lửa xuống, đốt cháy, xuyên thấu, xé nát những thân thể trần truồng căng rướn, quấn chặt” [138, tr.150]. Hai ví dụ trên đã minh chứng cho sự tác động ngữ cảnh đến các lớp nghĩa của biểu tượng. Từ đó có thể suy ngược lại, khi tạo sinh biểu tượng, nhà văn sẽ sáng tạo ra những ngữ cảnh phù hợp để tạo ra các tầng nghĩa biểu trưng của biểu tượng. Đặt biểu tượng trong đúng môi trường, các lớp nghĩa của chúng sẽ được chuyển tải một cách hiệu quả nhất với ý đồ nghệ thuật của tác phẩm.
Trong một vài trường hợp, chính hoàn cảnh sẽ giúp biểu tượng văn học phái sinh những nét nghĩa mới không có trong mẫu gốc, giúp nới rộng phạm vi biểu hiện của cái được biểu đạt trong siêu ký hiệu. Trăng từng xuất hiện trong văn học như một biểu tượng mang vẻ đẹp của tính nữ “Qua huyền thoại, folklore, truyện kể dân gian và thơ ca, biểu tượng ấy nói về thiên chức của người phụ nữ và sức mạnh dồi dào của sự sống, hiện thân trong những vị thần của khả năng sinh sản thực vật và động vật…” [55, tr.939]. Thế nhưng với biên độ sáng tạo không giới hạn, trong Thoạt kỳ thủy, Nguyễn Bình Phương mang đặt trăng ở một vùng đất khác đó là giấc mơ của Tính, tiềm thức của Tính. Khi ấy trăng không còn mang vẻ đẹp sáng trong, nữ tính nữa mà nó xuất hiện lặp đi lặp lại như một biểu tượng của “một cõi nhân sinh nhàu nát”.
Sự tương tác của biểu tượng và ngữ cảnh còn giúp tạo ra những biến thể. Có thể hiểu, đây là dạng thức đẻ nhánh của biểu tượng gốc. Mỗi biến thể mới được nảy sinh từ quan hệ kế cận, tương đồng về nghĩa và tên gọi với biểu tượng chính. Từ một biểu tượng gốc có thể được phân mảnh thành một hệ thống các biến thể thuộc cấp độ nhỏ hơn, có mối liên hệ về nghĩa. Ý nghĩa của các biến thể vừa có điểm tương đồng, vừa có điểm khác biệt và ở một tầng bậc thấp hơn biểu tượng gốc. Ví dụ, biểu tượng nước đi vào từng tác phẩm, với sự sáng tạo riêng của nhà văn có thể sinh ra một hệ thống các biến thể như: sông, bến, biển, sương, nước mắt… Cấp độ nghĩa tùy theo sự tương tác của biến thể với ngữ cảnh mà có nội hàm rộng, hẹp khác nhau. Điều này sẽ được khai thác kĩ hơn ở chương 2.
Thứ hai, nhà văn sử dụng các thủ pháp nghệ thuật để gia tăng tính nghệ thuật, hàm nghĩa của biểu tượng.
Là một loại kí hiệu đặc biệt – siêu kí hiệu, các lớp nghĩa hàm ẩn của biểu tượng không chỉ được sinh ra từ mối quan hệ tương tác với ngữ cảnh mà còn được tạo nên từ những thủ pháp nghệ thuật. Đó là lối sử dụng ngôn từ độc đáo, ngôn từ vừa dẫn dắt người đọc đến gần hơn với lớp nghĩa hàm ẩn của biểu tượng nhưng đồng thời với tính đa nghĩa, ngôn từ tạo được màn sương mơ hồ bao quanh biểu tượng. Vì vậy, khi sáng tác, nhà văn dụng công trong việc chọn lọc, sáng tạo từ ngữ để biểu tượng trong tác phẩm dù bước ra từ đời sống cộng đồng nhưng vẫn mang những sắc màu riêng không nhầm lẫn. Khi khắc họa trăng như một biểu tượng của “một cõi nhân sinh nhàu nát”, Nguyễn Bình Phương gắn trăng với tính từ “đen”: “trăng đen” tạo ra một sự lạ hóa. Ngoài ra còn kết hợp trăng với những từ láy như “u u”, “miên man”, “rên riết”… những từ láy tượng thanh gây vang động tâm hồn người đọc về một hình ảnh dị dạng, điên loạn. Chính ngôn từ đã mang đến cho trăng những trường nghĩa mới và đưa người đọc đến với một khoảng không gian đậm chất liêu trai. Ngoài nghệ thuật ngôn từ, chủ thể sáng tạo còn đặc biệt chú ý đến kết cấu cốt truyện, không – thời gian, bút pháp… vừa để tạo sinh ra một biểu tượng có giá trị nghệ thuật vừa làm nên phong cách riêng của nhà văn.
Như vậy từ những mã có sẵn (gốc văn hóa, ngôn ngữ), nhà văn tạo ra những lực tương hỗ mới giữa các biểu tượng để tạo nên những biến thể mới giàu giá trị nghệ thuật. Chính điều này đã tạo ra sức sống cho các biểu tượng, giới hạn về tầng ý nghĩa của biểu tượng được mở ra đến vô cùng, cuốn hút người đọc. Việc tìm ra những yếu tố tham gia vào quá trình tạo sinh biểu tượng trong tác phẩm văn học là cơ sở quan trọng để độc giả đi vào giải mã những lớp nghĩa của chính nó.
1.3. Con đƣờng giải mã biểu tƣợng trong tác phẩm văn học
Khước từ lối diễn đạt bằng những hình ảnh quá rõ ràng, khi viết về đề tài chiến tranh sau chiến tranh, các cây bút văn xuôi đương đại đã thổi luồng gió mới cho nền văn học dân tộc bằng sự thay đổi cách viết: sử dụng biểu tượng như một phương thức phản ánh nghệ thuật. Một hệ thống biểu tượng sống động chứa đựng cả một thế giới
tàng ẩn bên trong các tác phẩm. Vì vậy, để có thể hiểu hết được những giá trị thẩm mỹ, thông điệp bên trong thế giới ấy, chúng ta cần phải giải mã biểu tượng.
Khái niệm mã (code) được hiểu là yếu tố xác lập mối quan hệ giữa thông tin và kí hiệu, giữa thông điệp và ý nghĩa thông điệp. Từ đó có thể định nghĩa, mã biểu tượng là nguyên tắc xác lập mối quan hệ giữa thông tin và hình ảnh biểu tượng. Nắm được mã biểu tượng rất quan trọng vì nhờ nó mà người đọc mới có thể hiểu được thông điệp, ý nghĩa được ẩn giấu bên trong biểu tượng.
Là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, biểu tượng chịu sự chi phối của mã ký hiệu; được thoát thai từ văn hóa nên biểu tượng cũng chịu ảnh hưởng của mã văn hóa. Như đã làm rõ ở phần con đường tạo sinh biểu tượng, ta thấy tác giả đã sử dụng các loại mã đó để tạo nên biểu tượng trong tác phẩm văn học và như vậy người tiếp nhận cũng phải dựa vào mã đó để tìm hiểu, khám phá các tầng nghĩa. Thực chất giải mã biểu tượng chính là việc khám phá, thấu hiểu các lớp ý nghĩa của nó trong tác phẩm văn học.
Ngay từ phần đầu đi tìm hiểu khái niệm của biểu tượng, chúng ta đã nhìn thấy sự quẫy đạp, mở rộng đường biên về nội hàm của thuật ngữ này, “mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ” [55, tr.XXIII]. Cộng với tính chất trừu tượng, luôn phái sinh về nghĩa nên việc giải mã biểu tượng sẽ không phải là một công việc đơn giản. Với đặc trưng sống động ấy nên khi tiếp cận và giải mã biểu tượng cần có sự vận dụng kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực khoa học khác như ký hiệu học, văn hóa học,…
1.3.1. Vận dụng lý thuyết văn hóa học
Trong thời đại ngày nay, với sự du nhập của các lý thuyết mới từ phương Tây như: lý thuyết trò chơi, lý thuyết phê bình nữ quyền, phê bình sinh thái… thì việc sử dụng kiến thức văn hóa trong nghiên cứu văn học không còn là một phương pháp mới. Thậm chí nó còn được xem là một phương pháp xưa cũ, “cũ như trái đất” (mượn lời Đỗ Lai Thúy). Dù vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận đóng góp to lớn của hướng tiếp cận này trong nghiên cứu tác phẩm văn học. Văn hóa là “một hệ thống bao gồm những yếu tố như ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật, tôn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn…, trong đó có văn học” [109]. Mà đã nằm trong một hệ thống thì chắc chắn văn học sẽ chịu sự quy định, tác động của đời sống văn
hóa. Từ đó có thể kết luận việc sử dụng văn hóa trong nghiên cứu tác phẩm tức là đi tìm những ảnh hưởng của văn hóa đến văn học. Phương pháp này sẽ giúp chúng ta lí giải và nắm bắt được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời nắm được mạch vận động của văn học. “Nguyên tắc của phương pháp này là đi tìm ảnh hưởng của không chỉ văn hóa đương thời đối với văn học, mà còn truy nguyên đến cả các truyền thống văn hóa xa xưa của cộng đồng” [14, tr.235]. Để vững chắc hơn cho việc khẳng định sự cần thiết của phương pháp văn hóa học trong nghiên cứu văn học, Nguyễn Văn Dân đã trích dẫn ý kiến của Bakhtin: “Trước hết khoa nghiên cứu văn học cần phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái bối cảnh [kontekst] nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại” [14, tr.233-234].
Nhiều công trình ứng dụng lý thuyết văn hóa học vào nghiên cứu văn học và đã đạt được nhiều thành công, có thể kể đến như Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (2013) của Trần Nho Thìn; Đỗ Lai Thúy với Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực (1999) ; hay luận văn Bản sắc dân tộc miền núi trong Truyện Tây Bắc và Miền Tây của Tô Hoài (1996) của Nguyễn Phú Bình… Với phương pháp phê bình này, chúng ta có thể đi theo dòng chảy của văn hóa để thẩm thấu nguồn mạch ngầm lan tỏa trong những trang văn.
Từ cơ sở lý luận đó, chúng tôi nhận thấy phương pháp văn hóa học là một công cụ cần thiết trong quá trình tiếp cận và giải mã biểu tượng bởi văn hóa chính là cái nôi tạo sinh và dung dưỡng biểu tượng. (Điều này đã được chúng tôi phân tích làm rõ ở phần trước).
Vậy cụ thể phương pháp văn hóa học được vận dụng như thế nào để có thể đọc mã của biểu tượng? Trong Tiếp cận văn học từ hệ thống văn hóa, Đỗ Lai Thúy đã chỉ ra hai lối ứng dụng lý thuyết văn hóa trong nghiên cứu văn học.
Thứ nhất, “lấy một yếu tố nào đó của văn hóa như Nho giáo, Phật giáo, tín ngưỡng phồn thực... để lý giải văn học” [109]. Đó là cách tiếp cận của Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam (Trần Ngọc Vương); Hồ Xuân Hương và hoài niệm phồn thực
Thứ hai, “lấy những hoàn cảnh văn hóa xã hội, hoặc văn hóa lịch sử nào đó như một ngọn nguồn của sáng tạo văn học, hay một khung nghiên cứu” [109]. Đây là hướng tiếp cận của các công trình nghiên cứu sử dụng đặc trưng văn hóa vùng để tìm hiểu tác phẩm văn học. Chẳng hạn như Hà Nội trong tùy bút của Băng Sơn (Vũ Quang Bình), Đất và người xứ Huế trong ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Nguyễn Thu Hà),
Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam (Võ Văn Thành)…
Chọn hướng ứng dụng nào đều tùy thuộc vào những đặc điểm, tính chất riêng của đối tượng. Khi tiến hành khảo sát, tìm hiểu các tác phẩm văn xuôi Việt Nam đương đại viết về chiến tranh, chúng tôi nhận thấy có một thế giới biểu tượng phong phú, sống động đang tồn tại. Nhiều biểu tượng được nảy sinh từ văn hóa tôn giáo, văn hóa dân gian, phong tục, tín ngưỡng; lại có những biểu tượng được hình thành do đặc trưng riêng của từng vùng văn hóa. Vì vậy, trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng phối hợp đồng thời hai hướng tiếp cận trên để có thể giải mã các tầng nghĩa trong hệ biểu tượng một cách hiệu quả nhất.
Hệ biểu tượng chính mà chúng tôi tập trung nghiên cứu trong công trình này là: lửa, nước, giấc mơ, ngoài ra còn có một số biểu tượng khác như rừng, máu… Trên cơ sở được trang bị lý thuyết về lý luận phương pháp, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp này theo các hướng sau: sử dụng các yếu tố của phong tục tập quán; tôn giáo (đạo Phật); thuyết âm dương, ngũ hành; văn hóa tín ngưỡng dân gian; văn hóa nông nghiệp lúa nước để đọc mã biểu tượng lửa, nước, giấc mơ, rừng, máu, nước mắt…
Tuy nhiên, cần lưu ý một điều rằng ở đây chúng tôi đang dùng văn hóa như một công cụ, phương tiện để giải mã biểu tượng chứ không phải đi nhặt tìm những mảng khối văn hóa trong tác phẩm văn học qua biểu tượng. Đây là hai hướng tiếp cận có điểm gặp gỡ nhưng về bản chất hoàn toàn khác nhau.
Đặt biểu tượng trong môi trường văn hóa là điều cần thiết. Chúng ta sẽ hiểu sâu hơn một đối tượng khi đặt nó vào môi trường sống. Và với điểm ưu trội đó, chúng tôi hi vọng có thể thông qua văn hóa để khám phá những ý nghĩa, thông điệp được các nhà văn đương đại gửi gắm trong tác phẩm. Tuy nhiên, chất liệu tạo sinh biểu tượng không chỉ có duy nhất văn hóa, vì vậy không được tuyệt đối hóa bất kì một phương
pháp nào mà cần có sự phối hợp, vận dụng nhiều phương pháp để có cái nhìn toàn diện.
1.3.2. Vận dụng lý thuyết kí hiệu học
Ở phần trước, khi bàn về quá trình hình thành biểu tượng, chúng ta đã khẳng