Kết cấu phân mảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong văn xuôi việt nam về đề tài chiến tranh từ 1986 đến 2010 (Trang 101 - 106)

Nhà văn người Tiệp Khắc đồng thời là nhà lý luận văn học Milan Kundera cho rằng viết tiểu thuyết và tiếp nhận tiểu thuyết là một trò chơi. Tính trò chơi được thiết lập qua việc tổ chức kết cấu, sử dụng ngôn từ… Ở đây, chúng tôi đi vào làm rõ trò chơi cấu trúc của các nhà văn hậu chiến qua kiểu kết cấu phân mảnh, lắp ghép. Từ đó bài viết chỉ rõ mối quan hệ giữa kết cấu phân mảnh và biểu tượng.

Nếu như văn xuôi truyền thống có cốt truyện đơn tuyến, sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian tuyến tính thì văn học đương đại nói chung và văn xuôi viết về chiến tranh sau 1986 nói riêng phá vỡ tính logic, liên kết của cốt truyện.

Kết cấu của Nỗi buồn chiến tranh được tạo nên từ những mảnh ghép ngẫu nhiên được pha trộn giữa quá khứ và hiện tại. Có những sự kiện bị cắt khúc, không liền mạch, chêm xen vào giữa câu chuyện đó là những câu chuyện khác. Chính nhân vật “tôi” trong truyện cũng thừa nhận “mạch truyện không ngừng bị đứt gãy. Tác phẩm từ đầu đến cuối không hề có nổi một tuyến chung, một bề mặt đại khái nào mà hoàn toàn là những khối hình thù. Tất cả đang diễn ra đột nhiên đứt gãy và bị quét sạch khỏi giữa chừng trang giấy như thể rơi vào một kẽ nứt nào đó của thời gian tác phẩm” [146, tr.315 – 316]. Bởi vì biểu tượng xuất hiện trong các sự kiện, vậy nên chính sự đứt rời, ngắt quãng của các sự kiện đã dẫn đến sự phân mảnh, vỡ vụn của biểu tượng. Những biểu tượng lửa, nước, giấc mơ, máu, rừng… trong Nỗi buồn chiến tranh không liền mạch mà bị bẻ vụn theo mạch truyện và rải khắp 320 trang văn. [Phụ lục 2]

Tàn đen đốm đỏ cũng thuộc kết cấu cắt dán, lắp ghép. Phạm Ngọc Tiến đã chia tác phẩm của mình thành những mảnh nhỏ, nhiều tuyến truyện. Câu chuyện về những năm tháng chiến đấu được kể qua hồi ức của những người lính, câu chuyện của Vịnh, câu chuyện của Phương và các vong hồn trong rừng lần lượt trải ra trong tác phẩm. Những lớp truyện bị cắt nhỏ, xếp chồng lên nhau [Phụ lục 3]. Hay như trong Ăn mày dĩ vãng, hành trình quay trở lại quá khứ đi tìm nhân vật của Hai Hùng được kể lại bằng những mảnh lắp ghép của kí ức. Truyện ngắn Những giấc mơ có thực cũng bị phân mảnh theo dòng hồi ức đan xen với giấc mơ của Tuân.

Qua các tác phẩm tiêu biểu trên, chúng ta có thể thấy sự phân mảnh, chêm xen mạch truyện được tạo ra từ sự đứt gãy của dòng hồi ức, từ những câu chuyện chắp nối

của các nhân vật và cả những giấc mơ. Trong Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, tác giả Bùi Thanh Truyền đã khẳng định “Giấc mơ cũng là một thủ pháp đắc lực để người viết tạo ra tính chất ghép mảnh của truyện” [120, tr.193]. Những giấc mơ của các nhân vật xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần đã tạo nên những mảnh vỡ tham gia vào quá trình xây dựng cốt truyện. Và cũng chính sự phân mảnh của kết cấu cũng đã mang đến cho biểu tượng những lớp nghĩa biểu trưng. Những giấc mơ của Kiên, Sao, Hạnh, Can, Vịnh, Thảo… bị xé vụn vung vãi ra khắp các trang văn không theo bất kì một trật tự nào, xen kẽ với mảnh vỡ giấc mơ là những sự kiện có thực. Chính sự lắp ghép đầy ngẫu nhiên đã mang đến cho người đọc một sự mơ hồ, khó phân định về nghĩa biểu trưng của biểu tượng giấc mơ; nó cũng có thể là nỗi sợ hãi, ám ảnh, cũng có thể là những ước mơ, khát khao…

Không chỉ có hồi ức và giấc mơ, biểu tượng nước cũng tham gia vào sự phân rã cốt truyện. Trong Bến đàn bà, Bến trần gian, Bến đò Lăng, Mười ba bến nước…, cốt truyện bị phân rã, nhấn chìm bởi dòng chảy của biểu tượng nước. Trong Bến đàn bà, nước mở đầu và chêm xen trong những mảnh vụn của cốt truyện. Qua khảo sát truyện ngắn Bến đàn bà, chúng tôi có được kết quả sau:

Kết cấu phân mảnh trong Bến đàn Sắp xếp cốt truyện

Sự kiện / Biểu tƣợng Trang

Nước “Khi chị ra đến bờ sông thì trời đã về đêm”. 435

Mảnh 1 Đông xin ngủ nhờ tại chiếc lều vó của một bà cụ. 435 Nước “Ánh đèn hoi hóp dãi bóng chị dập dềnh trên mặt

sông”; “Tiếng nước tóc tóc chảy khan qua mắt vó dội vào đêm buồn thấu ruột”; “Chị bước xuống thuyền”…

Kết cấu phân mảnh trong Bến đàn bà Sắp xếp cốt truyện

Sự kiện / Biểu tƣợng Trang

Mảnh 2 Cuộc trò chuyện, mong ước của những cô thanh niên trên bến sông.

436 – 437

Nước “Tiếng con cá vật đẻ phía đám Trà làm chị chợt tỉnh. Giật mình ngơ ngác, hóa ra, chị vẫn đang ngồi dưới thuyền”.

437 – 438

Mảnh 3 Bi kịch của Đông và câu chuyện ở phòng phụ sản. 438 – 442 Nước “Nước sông đỏ đậm bởi ráng chiều tà đang tắt dần

hắt lên từ phía đằng Tây”.

442

Mảnh 4 Câu chuyện phá thủy lôi của Hạ và Xuân. 442

Mảnh 5 Câu chuyện ở phòng phụ sản. 443

Nước “Chiếc dầm bơi cứng ngắc trong tay, thuyền từ từ dừng lại rồi bắt đầu xoay tròn”.

443

Mảnh 6 Câu chuyện Hạ, Xuân đi phá thủy lôi và hi sinh vừa anh dũng vừa bi thương.

443 – 444

Nước “Con thuyền bấp bênh nhẹ trôi trên dòng… bóng chị nhệch dưới đáy thuyền lênh loang rồi vỡ vụn”.

Kết cấu phân mảnh trong Bến đàn Sắp xếp cốt truyện

Sự kiện / Biểu tượng Trang

Mảnh 7 Câu chuyện kì ảo về linh hồn của những hài nhi bất hạnh.

445 – 446

Nước “Phía bờ bên kia”; “Thuyền dập dềnh”; “Đêm lễnh loãng trôi”; “Nước lóc bóc”…

446

Mảnh 8 Cuộc gặp gỡ với những vong hồn của đồng đội. 446

Mảnh 9 Cuộc trò chuyện của Đông và bà cụ kéo vó bên sông.

447 – 449 Dòng nước chia cắt bố cục của tác phẩm thành nhiều khúc nhỏ. Những mảnh vỡ ấy có thể tạo thành những câu chuyện riêng biệt khi đứng riêng lẻ. Cũng có thể hiểu, những mảnh vỡ nói trên chính là những tiểu truyện ngắn được lồng ghép, sắp xếp trong một truyện ngắn lớn hơn. Chín mảnh vụn trên, thoạt nhìn có vẻ rời rạc, tuy nhiên chúng được liên kết với nhau bằng một mạch ngầm, đó chính là biểu tượng nước. Nước chia nhỏ nhưng đồng thời cũng chính là sợi dây liên kết trong kết cấu tác phẩm. Toàn bộ những câu chuyện trong hồi ức của Đông đều gắn liền với dòng sông, bến nước. Dòng sông ấy vừa hữu hình vừa vô hình; nó mang đến cho độc giả những ám gợi về dòng đời bấp bênh, đầy bi kịch của Đông và những người phụ nữ khác trong chiến tranh.

Dẫn ra các tác phẩm tiêu biểu để có thể thấy kết cấu của văn xuôi sau 1986 có xu hướng phân phân mảnh, những sự kiện và biểu tượng được pha trộn, đan cài vào nhau. Toàn bộ tác phẩm như một khối vuông rubic, ở đó các mảng màu đã bị xáo trộn. Đây là một thử thách rất lớn cho độc giả. Với vai trò là một người chơi, độc giả sẽ tự xoay các mặt của khối vuông rubic ấy. Khi đó những sự kiện được xâu chuỗi bởi các biểu tượng, người tiếp nhận sẽ “đọc” được mạch ngầm của tác phẩm. Xâu kết những mẩu chuyện rời rạc, chêm xen trong Tàn đen đốm đỏ, Cõi đời hư thực, Nỗi buồn chiến tranh, Những bức tường lửa, Bến đàn bà… mỗi tác phẩm mang đến cho người đọc cái

quãng, rời rạc chỉ là bề nổi, đi qua lớp vỏ ngôn từ độc giả có thể tìm thấy sợi dây liên kết các mảnh vỡ để từ đó nắm bắt được tinh thần của tác phẩm. Và theo như chúng tôi nhận thấy, biểu tượng xuất hiện xuyên suốt qua các mảnh vụn chính là sợi dây, chất keo kết dính. Không chỉ ghép nối các mảnh vỡ trong một tác phẩm, biểu tượng còn lắp ghép các tác phẩm văn xuôi hậu chiến thành một bức tranh chung về cuộc chiến tranh đã qua một cách đầy đủ và toàn diện. Những mẩu chuyện rời rạc, bị bẻ nhỏ của Kiên, của Hai Hùng, của Vịnh, của Phương… đã làm nên một bức tranh toàn cảnh về hiện thực chiến tranh. Khi bàn về trò chơi kết cấu, có ý kiến lại cho rằng tiếp nhận tác phẩm với cốt truyện phân mảnh người đọc như đang tham gia vào trò chơi xếp hình đầy trí tuệ. Từ những mảng hiện thực bị cắt nhỏ, xáo trộn độc giả sẽ lắp ghép lại thành một bức tranh hoàn chỉnh. Được xây dựng nên từ biểu tượng với tính biểu trưng cao cộng với hình thức lắp ghép, những bức tranh văn học thuộc trường phái lập thể. Vậy nên không có một cách chơi duy nhất cũng như không có một đáp án duy nhất, kết quả tùy thuộc vào năng lực tư duy của người tiếp nhận. Nhân vật “tôi” trong Nỗi buồn chiến tranh khi tiếp nhận đống bản thảo rối tung (không đánh số trang) từ người đàn bà câm cũng trở thành một người chơi trong “trò chơi vô tăm tích”.

Nếu như văn học giai đoạn trước có sự nhất quán về điểm nhìn, giọng điệu thì văn học hậu chiến có cái nhìn đa trị, nhiều chiều và kết cấu phân mảnh là một nguyên nhân. Những mảnh ghép từ các nhân vật như Vịnh, Phương, những người lính đã tạo nên một bản hòa âm về giọng điệu. Những tiếng nói riêng rẽ đã cất lên và làm thành một cuộc họp bàn, chuyện trò trong nội hàm mỗi tác phẩm. Chính sự đa dạng về điểm nhìn, giọng điệu đã phá vỡ tính đơn nghĩa của tác phẩm nghệ thuật. Đồng thời chính cái nhìn đa trị đã mang đến cho biểu tượng trong văn xuôi chiến tranh sau 1986 những nét nghĩa mới, đối thoại lại với văn học cách mạng. Sự đổi mới này đã được nói đến ở chương 2. Và hiện tượng kết cấu phân mảnh trong văn xuôi hậu chiến còn thể hiện sự suy vi, rạn vỡ về những chân giá trị cũ, dựng lên một cốt truyện vỡ nát nhằm nhấn mạnh vào tính phi lí của hiện thực.

Trò chơi cấu trúc với kiểu kết cấu lắp ghép, phân mảnh là đặc điểm của văn học hậu hiện đại. Tuy nhiên tính trò chơi trong những tác phẩm văn xuôi viết lại cuộc chiến tranh sau 1986 chỉ xuất hiện với một mức độ nhất định, nó như một bước mở

màn. Dấu ấn hậu hiện đại sẽ được thể hiện rõ rệt hơn trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Thuận… Tuy nhiên không thể phủ nhận sự đóng góp của kiểu kết cấu phân mảnh, lắp ghép trong việc tạo sức hút, mở rộng trường nghĩa của biểu tượng trong các tác phẩm văn xuôi viết chiến tranh sau 1986. Đây cũng sẽ là một đóng góp, một bước chuẩn bị cho sự nở rộ của văn học hậu hiện đại ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong văn xuôi việt nam về đề tài chiến tranh từ 1986 đến 2010 (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)