Xây dựng nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 28 - 31)

d. Được nhà nước đảm bảo lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ

1.2.4. Xây dựng nội dung đào tạo

Kiến thức là những gì con người tích lũy được trong cuộc sống của mình, thông qua giáo dục đào tạo hoặc qua quá trình trải nghiệm cuộc sống,

đáp ứng sở thích hay nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. Để đảm bảo hiệu quả của công tác đào tạo thì phải xác định, lựa chọn kiến thức phù hợp cần phải trang bị cho người lao động nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc.

Xác định kiến thức cần đào tạo chính là xác định các ngành học, môn học, cấp bậc học và kết cấu chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu cần đạt. Như vậy, ứng với từng mục tiêu nhất định cần có những loại kiến thức nhất định. Trách nhiệm của nhà quản lý là xem xét và chuyển đổi các mục tiêu cụ thể của nguồn nhân lực cần đào tạo thành những yêu cầu nhất định về kiến thức cần có của người lao động để họ bổ sung trong tương lai.

Chất lượng và mục tiêu của đào tạo bị ảnh hưởng rất lớn bởi nội dung chương trình đào tạo, tức là khối lượng kiến thức đào tạo. Vì đây là nguyên liệu chính để chế tác ra các sản phẩm theo đúng mục tiêu đã đề ra. Nói cách khác, tính hợp lý của nội dung chương trình đào tạo sẽ quyết định đến chất lượng và tính hữu dụng của sản phẩm đào tạo ở đâu ra.

Do kiến thức đào tạo rất đa dạng, mỗi loại kiến thức có tác dụng khác nhau, phù hợp với từng công việc và từng đối tượng khác nhau, vì vậy cần phải xác định những kiến thức đào tạo cho phù hợp nhằm giúp cho người lao động có thể phát huy khả năng của mình để thực hiện công việc tốt hơn.

Xác định kiến thức cần đào tạo cần phải căn cứ vào kết quả của phân tích công việc và phân tích nhân viên trong tổ chức.

- Phân tích công việc: Giúp xác định những chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ trong công việc và điều kiện làm việc của từng vị trí công việc; đồng thời giúp xác định những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà người lao động phải có để có thể thực hiện công việc.

- Phân tích nhân viên: Nhằm xác định những kiến thức, kỹ năng hiện có của người lao động so với yêu cầu công việc; trên cơ sở đó xác định những kiến thức cần phải đào tạo cho người lao động để đáp ứng yêu cầu công việc.

Tùy theo đối tượng được đào tạo và vị trí công việc mà chúng ta lựa chọn những kiến thức đào tạo cho phù hợp.

Phải xác định kiến thức đào tạo vì nếu không học viên sẽ tự lựa chọn ngành học mình thích mà không theo mục tiêu của tổ chức đã đề ra.

Việc xác định kiến thức đào tạo phải căn cứ vào mục tiêu cần đào tạo, căn cứ vào thực trạng kiến thức đã có của người học để xác định phần kiến thức bổ sung cho đối tượng được đào tạo. Khi xác định kiến thức cần đào tạo không chỉ xuất phát từ yêu cầu hiện tại mà còn xuất phát từ yêu cầu trong tương lai để đón đầu các nhiệm vụ mà họ phải đảm nhận. Tùy thuộc vào mục tiêu mà kiến thức đào tạo phải được thiết kế phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

Đối với lao động trực tiếp, nội dung mà tổ chức cần đào tạo cho học viên là định hướng công việc và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

Đào tạo định hướng công việc sẽ giúp cho nhân viên tìm hiểu về văn hóa, phong cách làm việc của tổ chức và mau chóng thích nghi với công việc. Nội dung của đào tạo này sẽ giáo dục cho nhân viên lòng tự hào về truyền thống và tạo dựng văn hóa tổ chức, hình ảnh đặc trưng của tổ chức mình.

Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sẽ cung cấp cho nhân viên kiến thức quản lý kinh tế, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật và trình độ lý luận, kỹ năng giao tiếp trong khi thực thi công vụ…

Một chương trình đào tạo không thể được triển khai có hiệu quả nếu thiếu đội ngũ giảng viên có khả năng. Đội ngũ giảng viên phải có những yêu cầu nhất định về phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm tổ chức, quản lý. Họ không chỉ là những giảng viên có trình độ, năng lực chuyên môn cao trong lĩnh vực giảng dạy, mà hơn thế, họ phải là những người am hiểu, có kinh nghiệm thực tiễn về quản lý, điều hành hành chính hoặc quản lý nhân sự công. Ngoài ra trong một số ngành học, môn học nhất định, đòi hỏi giảng viên

phải là các nhà tâm lý, xã hội học, chuyên gia thương lượng đàm phán, giải quyết xung đột.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w