d. Được nhà nước đảm bảo lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ
1.3.3. Nhân tố thuộc về bản thân người được đào tạo
Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức; do đó năng lực và hiệu quả trong hoạt động của con người tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Người lao động cũng là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của chương trình đào tạo bởi vì người lao động là đối tượng trực tiếp tiếp nhận những kiến thức, kỹ năng mà chương trình đào tạo cung cấp. Vì vậy, khi xây dựng chương trình đào tạo cần quan tâm đến trình độ chuyên môn, kỹ năng, độ tuổi, sức khỏe, giới tính, tâm lý và mong muốn, nhu cầu của người được đào tạo. Trong đó, cần quan tâm các nhân tố chính:
- Quyết định gắn bó lâu dài với nghề nghiệp
Người lao động luôn quan tâm đến cơ hội mới trong nghề nghiệp của họ, mặc dù không phải là một việc thường xuyên, nhưng tại một số thời điểm nhất định của cuộc đời, người lao động phải có những quyết định quan trọng đối với nghề nghiệp của mình. Quyết định lựa chọn và gắn bó lâu dài với nghề nghiệp của người lao động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đào tạo nguồn nhân lực trong đơn vị, tránh trường hợp đào tạo xong nhân viên lại
chuyển sang đơn vị khác.
- Nhu cầu tự khẳng định, được tôn trọng và thừa nhận
Người lao động đôi khi tham gia khóa đào tạo không nhất thiết với mục đích bổ sung thêm kiến thức để phục vụ công việc cũng như vì lợi ích thu được. Có khi việc quyết định đi tham gia đào tạo đơn thuần là họ cảm nhận về “giá trị xã hội” của việc đào tạo. Trong xã hội người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao thường được mọi người ngưỡng mộ và tôn trọng. Để thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng và thừa nhận họ sẵn sàng tham gia đào tạo. Vì thế, nhu cầu tự khẳng định, được tôn trọng và thừa nhận có ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo của tổ chức.
- Nhu cầu hoàn thiện bản thân, năng lực
Người lao động luôn có nhu cầu hoàn thiện bản thân mình, họ mong muốn và cố gắng nhận thức thế giới được nhiều hơn, tạo cho mình có một giá trị sức lao động và sử dụng nó một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn, được trả công cho lao động của mình ngày càng cao, nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất tinh thần ngày càng cao. Do vậy, người lao động phải tích cực học tập, không ngừng sáng tạo để sản sinh cho mình giá trị sức lao động cao hơn.
Khi người lao động muốn được nâng cao trình độ thì họ có thể đề xuất với cấp trên xin học tập và nếu họ có nhu cầu muốn học hỏi thì họ sẽ học tập tự giác từ đó chất lượng sau đào tạo được nâng cao một cách rõ rệt.