Bố trí, đãi ngộ công chức sau đào tạo chưa hợp lý

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 78 - 81)

d. Ngân sách đào tạo và bồi dưỡng

2.4.6. Bố trí, đãi ngộ công chức sau đào tạo chưa hợp lý

Việc bố trí, đãi ngộ công chức sau khi hoàn thành chương trình đào tạo một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo. Công chức được bố trí, phân công nhiệm vụ đúng chuyên môn, sở trường sẽ giúp phát huy được khả năng của người lao động, tạo tâm lý tích cực trong công

việc, giúp cho mọi vị trí công tác đều hoạt động trôi chảy, linh hoạt, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Tuy nhiên, thực tế việc bố trí công chức sau đào tạo tại các địa phương nhìn chung vẫn chưa thật sự hợp lý, nhiều công chức sau khi đào tạo được bố trí công việc không phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo; nguyên nhân của thực trạng này là do:

- Thứ nhất, do công tác đào tạo công chức cấp phường (xã) vẫn chưa được tiến hành theo một kế hoạch cụ thể, đa số các công chức tự mình chủ động tham gia các chương trình đào tạo mà không theo sự định hướng của cơ quan, dẫn đến kiến thức, chuyên môn được đào tạo không phù hợp với yêu cầu của công việc mà tổ chức phân công cho họ.

- Thứ hai, do sự chủ quan của lãnh đạo ở các địa phương trong việc phân công nhiệm vụ, bố trí công việc cho đội ngũ công chức, nhiều vị trí chưa được bố trí phù hợp với trình độ chuyên môn. Chẳng hạn, trong thực tế vẫn có tình trạng công chức có chuyên môn trong các lĩnh vực Kế toán nhưng lại phân công làm nhiệm vụ trong lĩnh vực Địa chính - xây dựng, việc phân công như vậy là chưa phù hợp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bộ phận Địa chính - xây dựng nói riêng và của cả đơn vị nói chung.

Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian đến khi tiến hành đào tạo các địa phương phải xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, phù hợp với quy hoạch cán bộ ở địa phương; đồng thời tiến hành rà soát, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ công chức cho hợp lý.

Với những khó khăn tồn tại nêu trên, như về nhận thức, kinh phí, chất lượng đội ngũ giáo viên, nội dung chương trình giảng dạy,… Đòi hỏi chúng ta phải đưa ra những giải pháp, những bài toán có đáp áp cụ thể nhằm đào tạo một cách hữu hiệu đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường (xã).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

sau khi nghiên cứu thực trạng đào tại cán bộ phường (xã) tại Thành phố Đồng Hới và đưa ra một số đánh giá về hạn chế và nguyên nhân. Để hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực đạt được những mục tiêu cơ bản về công tác và về văn hoá tư tưởng trước hết Thành phố Đồng Hới phải xây dựng được chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,chắc chắn trong một tương lai không xa. Tác giả xin đề xuất các nhóm giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w