d. Ngân sách đào tạo và bồi dưỡng
2.3.7. Xây dựng nội dung kiến thức đào tạo
Việc xác định nội dung kiến thức cần bổ sung cho công chức tham gia vào quá trình đào tạo quyết định bởi mục tiêu đào tạo. Nội dung kiến thức được đào tạo do Phòng Nội vụ phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức và các lớp do công chức tự học thông qua các lớp mà xã hội mở. Đồng thời việc xác định kiến thức đào tạo cũng cần phải căn cứ vào thực trạng kiến thức đã có của đội ngũ công chức để xác định kiến thức cần bổ sung.
cầu công việc của từng chức danh công chức; phần lớn công chức được đào tạo những kiến thức không phù hợp với yêu cầu công việc mà tổ chức giao cho họ, chiếm đến 40,57% tổng số công chức được đào tạo. Do đó, hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian qua bị hạn chế. Nguyên nhân của thực trạng này là do:
- Hầu hết công chức cấp phường (xã) chủ động đăng ký tham gia các khóa đào tạo mà không theo sự định hướng, kế hoạch cụ thể của địa phương nên phần lớn các kiến thức đào tạo không phù hợp với yêu cầu công việc mà tổ chức đã giao cho họ hoặc dự kiến giao cho họ.
Bảng 2.7. Kết quả công chức được đào tạo đúng với yêu cầu của các phường (xã) so với tổng số người đã tham gia đào tạo theo từng chức danh năm 2019
ĐVT: Người Chức danh Số lượng công chức được đào tạo
Kiến thức đào tạo phù hợp với yêu
cầu công việc
Kiến thức đào tạo không phù hợp với
yêu cầu công việc Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tài chính - Kế toán 12 8 58,33 4 41,66 Tư pháp - Hộ tịch 7 4 57,14 3 42,85 Địa chính – Xây dựng 12 8 58,33 4 41,66 Văn phòng - Thống kê 10 6 60,00 4 60,00
Văn hoá – Xã hội 11 7 63,63 4 36,39
Trưởng công an xã 6 3 50,00 3 50,00
Chỉ huy trưởng quân sự 14 9 64,28 5 35,71
Tổng số 72 45 62,50 27 37,50
(Nguồn: Báo cáo của Phòng Nội vụ Tp. Đồng Hới năm 2019)
Hiện nay các địa phương vẫn chưa có tổ chức nào có đủ khả năng, năng lực đảm nhiệm công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước, do đó phương thức đào tạo chủ yếu hiện nay mà các địa phương áp dụng là đào tạo theo hình thức từ xa, tại chức, do các trung tâm, cơ sở đào tạo ngoài đơn vị như các trường đại học, cao đẳng, trung cấp thực hiện. Vì vậy, những kiến thức, kỹ năng cung cấp cho người học phụ thuộc vào
các trung tâm, cơ sở đào tạo; các nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập do các trung tâm, cơ sở đào tạo đảm nhiệm.
Trong thời gian đến, các địa phương cần phải tiến hành thống kê, sắp xếp, quy hoạch lại đội ngũ công chức ở cấp phường (xã), trên cơ sở đó sẽ lựa chọn kiến thức, phương pháp đào tạo phù hợp cần cho từng vị trí chức danh của công chức, có như vậy mới thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cấp cơ sở. Bên cạnh đó cần phải chú ý đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy. Hiện nay chương trình tài liệu giảng dạy vẫn còn lạc hậu, chậm đổi mới không sát với thực tế ở cơ sở. Nội dung còn trùng lặp, nặng lý thuyết; nhẹ kỹ năng, thực hành nghiệp vụ. Phương pháp giảng dạy nặng về truyền thụ kiến thức, chưa phát huy vai trò tích cực chủ động của người học. Không ít công chức được đào tạo tham dự nhiều khóa đào tạo, có kiến thức, có lý luận, nhưng đi vào hoạt động thực tế công vụ, điều hành quản lý rất lúng túng, thậm chí còn sai sót, trái pháp luật.
- Thực trạng về trình độ lý luận chính trị - hành chính
Việc học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị - hành chính được thực hiện gắn liền việc tiêu chuẩn hóa đối với công chức ở các cấp, các ngành trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Kết quả học tập lý luận chính trị - hành chính là một trong những tiêu chuẩn để xem xét đánh giá, sử dụng và thực hiện chính sách đối với công chức.
Bảng 2.8. Trình độ lý luận Chính trị - Hành chính của đội ngũ công chức cấp phường (xã) được đào tạo qua các năm 2016 - 2019
ĐVT: Người Trình độ lý luận chính trị - Hành chính 2016 2017 2018 2019 SL (%)TT SL (%)TT SL (%)TT SL (%)TT - Cao cấp, cử nhân 0 0 2 1,01 1 0,50 1 0,49 -Trung cấp 75 38,46 79 39,89 86 43,00 87 43,28
- Sơ cấp 43 22,05 41 20,70 39