d. Ngân sách đào tạo và bồi dưỡng
3.2.1. Hoàn thiện công tác xác định mục tiêu đào tạo
Như đã phân tích, với xu hướng mở cửa nền kinh tế và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt với thế giới bên ngoài, sự cạnh tranh diễn ra trên mọi lĩnh vực, do vậy đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng và luôn luôn được đào tạo phát triển. Thế nhưng trong chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực chúng ta chưa thực sự quan tâm đầy đủ và sâu rộng vấn đề này. Các cơ chế và chính sách chưa đủ để khuyến khích và thu hút người tham gia vào quá trình tự đào tạo. Con đường dẫn đến sự “tương thích” trong chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực với các yêu cầu cần có của nền kinh tế vẫn còn khá xa. Nói cách khác, chúng ta chưa gắn kết thường xuyên và chặt chẽ giữa các chương trình đào tạo với sử dụng. Những năm qua, công tác đào tạo phát triển công chức có nhiều đóng góp vào sự thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước. Hiện nay, công tác đào tạo đội ngũ công chức cấp phường (xã) được xác
định là đối tượng ưu tiên, tuy nhiên nó vẫn còn nhiều thiếu sót, tồn tại cần giải quyết.
Thành phố Đồng Hới là đô thị loại 2 với nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trên địa bàn thành phố hiện có 03 trường Đại học, cao đẳng; 06 trường Trung cấp chuyên nghiệp và có khoảng 10 trung tâm dạy nghề. Đặc biệt có trường Đại học Quảng Bình, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật công-nông nghiệp, Trường trung cấp Luật và trường trung cấp chính trị Quảng Bình; đây là những cơ sở đào tạo có đội ngũ giảng viên có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, có trang thiết bị dạy và học hiện đại. Với hệ thống cơ sở đào tạo nêu trên là yếu tố thuận lợi giúp cho thành phố Đồng Hới đẩy nhanh tốc độ, mở rộng quy mô, tổ chức đào tạo cho công chức.
Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo đội ngũ công chức cần phải thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Bảng 3.1. Mục tiêu đào tạo, phát triển NNL tại TP Đồng Hới đến năm 2025
Chỉ tiêu NgườiNăm 2020Tỉ lệ NgườiNăm 2025Tỉ lệ
Tổng số lao động 205 100% 230 100%
Trên đại học, đại học 180 87,80 212 92,17
Cao đẳng 12 5,85 8 3,47
Trung cấp 13 6,34 10 4,34
Lý luận chính trị 200 97,56 225 97,82
Quản lý nhà nước 197 96,09 223 96,95
Trong thời gian đến từng địa phương cần gắn chiến lược phát triển kinh tế xã hội với chiến lược phát triển nguồn nhân lực để xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và 5 năm. Ngoài ra, phải ưu tiên xây dựng các kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho những công chức chuyên môn và những kiến thức về hội nhập kinh tế toàn cầu cho công chức quản lý.
Quá trình
Khởi sự:
Kết quả thực tế < Kết quả mong muốn của đơn vị
Nhu cầu ngoài đào tạo Nhu cầu
đào tạo
Phân tích nhân viên
Kết quả thực hiện công việc thực tế
Nhận định sự chênh lệch về kết quả thực hiện công việc, và nguyên nhân gây ra
Phân tích tổ chức
Mục tiêu Nguồn lực Môi trường
Phân tích công việc
Kết quả mong muốn
Đầu ra
Để công tác xây dựng kế hoạch đào tạo hoàn chỉnh và có thể thực hiện được thì phải xác định đúng nhu cầu và đúng đối tượng cần đào tạo.Các địa phương có thể xây dựng kế hoạch đào tạo theo từng bộ phận chức danh theo bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo công chức chuyên môn
Số
TT Họ vàtên Chứcvụ phậnBộ dungNội
Hình thức, phương pháp
đào tạo
Thời gian
đào tạo kinh phíDự trù
12 2 …
( Nguồn : nghiên cứu của tác giả )