Các hình thức cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu 0981 phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 36)

Để có cái nhìn tổng quát về CVTD ở những giác độ khác nhau, CVTD được phân loại dựa trên các tiêu thức tương tự trong phân loại cho vay nói chung:

tiêu thiếu hụt tạm thời và sẽ hoàn trả trong thời gian ngắn.

* CVTD trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm

Cho vay này tính từ khi nhận tiền vay đến khi hoàn trả khoản vay cuối cùng là trên 1 năm và dưới 5 năm. Thông thường các hình thức cho vay như: cho vay mua ô tô, cho vay xây nhà, cho vay hỗ trợ du học và lao động xuất khẩu đều là CVTD trung hạn.

* CVTD dài hạn: Trên 5 năm

Hình thức cho vay này thực tế rất ít và do thời gian dài nên rủi ro cho ngân hàng cao. Chủ yếu là cho vay mua đất, mua nhà hoặc cho vay xây dựng nhà ở.

Thông thường, cho vay tiêu dùng có thời hạn vay là ngắn hạn hoặc trung hạn. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng dài hạn là rất ít, chỉ mới có một số ngân hàng triển khai. Việc phân chia CVTD theo thời gian có liên quan mật thiết với phương thức hoàn trả của khoản vay đó.

b. Căn cứ phương thức hoàn trả

Theo phương thức này, CVTD gồm CVTD trả góp và CVTD phi trả góp.

* CVTD trả góp

CVTD trả góp là khoản cho vay trong đó người đi vay phải trả cho ngân hàng bao gồm cả gốc và lãi làm nhiều lần, theo từng kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Loại cho vay này thường áp dụng đối với những khoản vay lớn và thời hạn vay dài như vay để mua nhà, mua ôtô...

Đối với CVTD trả góp, các ngân hàng thường chú ý tới một số nội dung cơ bản, có tính nguyên tắc sau:

* Loại tài sản được tài trợ

Thiện chí trả nợ của người đi vay sẽ tốt hơn rất nhiều nếu tài sản hình thành từ tiền vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu đối với họ lâu dài trong tương lai. Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, ngân hàng thường chú ý đến điều này, nên thường chỉ muốn

tài trợ cho nhu cầu mua sắm những tài sản có thời hạn sử dụng lâu bền hoặc/và có giá trị lớn. Ví dụ mua nhà, mua ôtô.. Vì rằng, với những loại tài sản như vậy, người tiêu dùng sẽ hưởng được những tiện ích từ chúng trong một thời gian dài.

* Số tiền phải trả trước

Thông thường, ngân hàng yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm. Số tiền này được gọi là số tiền trả trước (Down payment) hay là phần vốn tự có của khách hàng. Phần còn lại, ngân hàng sẽ cho vay. Số tiền trả trước cần phải đủ lớn để một mặt, làm cho người đi vay nghĩ rằng họ chính là sở hữu của tài sản, mặt khác có tác dụng hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Một khi không cảm nhận được rằng mình là chủ sở hữu của tài sản hình thành từ tiền vay thì người đi vay có thể sẽ có thái độ miễn cưỡng trong việc trả nợ. Ngoài ra, khi khách hàng không trả nợ, trong nhiều trường hợp, ngân hàng đành phải thụ đắc hoặc/và phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều bị giảm giá trị, tức là giá trị thị trường nhỏ hơn giá trị hạch toán của tài sản. Do vậy, số tiền trả trước có một vai trò rất quan trọng, giúp ngân hàng hạn chế rủi ro.

Số tiền trả trước nhiều hay ít phụ thuộc vào:

+ Loại tài sản: Đối với các tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trả trước nhiều và ngược lại, đối với các tài sản có mức độ giảm giá chậm thì số tiền trả trước ít;

+ Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi đã sử dụng: Tài sản sau khi đã sử dụng (Used asset) nếu vẫn có thể được tiếp tục mua, bán dễ dàng thì số tiền trả trước có xu hướng thấp, ngược lại nếu tài sản đã qua sử dụng mà rất khó tìm được thị trường tiêu thụ thì số tiền trả trước có xu hướng cao hơn.

+ Môi trường kinh tế.

+ Năng lực tài chính của người đi vay.

*Chi phí tài trợ

hàng để được sử dụng vốn. Chi phí tài trợ chủ yếu bao gồm lãi vay và các chi phí khác có liên quan. Chi phí tài trợ phải trang trải cho được chi phí vốn tài trợ, chi phí hoạt động, rủi ro, đồng thời mang lại một phần lợi nhuận thoả đáng cho ngân hàng.

*Điều khoản thanh toán:

Khi xác định các điều khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của khách hàng, ngân hàng thường chú ý tới một số vần đề sau:

+ Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng về thu nhập, trong mối quan hệ hài hoà với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng;

+ Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng. Kỳ hạn trả nợ thường theo tháng. Vì thông thường, nguồn trả nợ chính của người vay tiêu dùng là lương, được nhận hàng tháng;

+ Thời hạn tài trợ không nên quá dài. Thời hạn tài trợ bị giới hạn bởi thời gian hoạt động của tài sản tài trợ. Thời hạn tài trợ quá dài dễ làm giá trị tài sản tài trợ bị giảm mạnh. Hơn nữa, khi thời hạn tài trợ quá dài thì thiện chí trả nợ của người đi vay cũng như việc thu hồi nợ thường gặp nhiều rắc rối.

+ Có nhiều cách tính lãi như: Phương pháp lãi đơn, phương pháp hiện giá thanh toán đầu kỳ, phương pháp hiện giá thanh toán cuối kỳ, Phương pháp lãi gộp. Tuy nhiên phương pháp lãi đơn và phương pháp lãi gộp thường được phổ biến hơn.

- Phương pháp lãi đơn: Vốn gốc người đi vay phải trả từng định kỳ được tính đều nhau, lãi phải trả mỗi định kỳ được tính trên số tiền khách hàng thực sự còn

thiếu ngân hàng.

- Phương pháp gộp: Vốn gốc và lãi được tính gộp và chia đều cho các kỳ hạn Theo phương pháp này lãi được tính trên dư nợ ban đầu cho toàn bộ khoản vay.

* CVTD phi trả góp (trả một lần)

CVTD phi trả góp là khoản cho vay trong đó khách hàng chỉ thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn. Quy mô của những khoản vay này tương đối nhỏ, thời gian vay thường là ngắn hạn. Phần lớn các khoản vay loại này được dùng để chi trả tiền viện phí, mua sắm vật dụng gia đình...

* CVTD tuần hoàn

CVTD tuần hoàn là các khoản CVTD trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng nhất định.

Lãi phải trả một kỳ có thể tính dựa trên một trong ba cách sau :

+ Lãi được tính dựa trên số dư nợ đã được điều chỉnh: Theo phương pháp này số dư nợ được dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cùng của mỗi kỳ sau khi khách hàng đã thanh toán nợ cho ngân hàng.

+ Lãi được tính dựa trên số dư nợ trước khi điều chỉnh: Theo phương pháp

này số

dư nợ dùng để tính lãi là số dư nợ mỗi kỳ có trước khi khoản nợ được thanh toán. + Lãi được tính trên cơ sở dư nợ bình quân

c. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ

Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ, CVTD có thể phân chia thành:

*CVTD gián tiếp

CVTD gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát

Thông thường CVTD gián tiếp được thực hiện theo sơ đồ sau : (1)

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ CVTD gián tiếp

Nguồn: Lawrence J. Kadecki (2003), Rearch OfRetail Banking

(1): Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng, ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán

chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu

(2) : Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hoá. Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản.

(3) : Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng

(4) : Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng (5) : Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ

(6) : Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng CVTD gián tiếp có một số ưu điểm sau:

+ Dễ dàng tăng doanh số;

+ Là nguồn gốc của việc phát triển quan hệ với khách hàng và các hoạt động ngân hàng khác;

+ Trong trường hợp có quan hệ với những công ty bán lẻ tốt, CVTD gián tiếp an toàn hơn CVTD trực tiếp.

Bên cạnh những ưu điểm trên, CVTD gián tiếp có một số nhược điểm sau: + Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu; + Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hoá;

+ Kỹ thuật nghiệp vụ CVTD gián tiếp có tính phức tạp cao.

CVTD gián tiếp thường được thực hiện thông qua các phương thức sau:

1) Tài trợ truy đòi toàn bộ: Theo phương thức này khi bán cho ngân hàng các khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh

toán cho

ngân hàng toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không

thanh toán

cho ngân hàng.

2) Tài trợ truy đòi hạn chế: Theo phương thức này, trách nhiệm của công ty bán lẻ với các khoản nợ người tiêu dùng mua chịu không thanh toán được chỉ giới

hạn trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã được thoả

CVTD trực tiếp có thể được thể hiện bằng sơ đồ sau :

(1)

(4)

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ CVTD trực tiếp

Nguồn: Lawrence J. Kadecki (2003), Rearch OfRetail Banking

(1): Người tiêu dùng và ngân hàng ký kết hợp đồng vay,

(2) : Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ,

(3) Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ, (4) : Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng,

(5) : Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng.

So với CVTD gián tiếp, CVTD trực tiếp có một số ưu điểm sau:

+ Trong CVTD trực tiếp, ngân hàng có thể tận dụng được sở trường của nhân viên tín dụng. Những người này thường được đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng nên các quyết định tín dụng trực tiếp của ngân hàng thường có chất lượng cao hơn so với trường hợp chúng được quyết định bởi công ty bán lẻ hoặc nhân viên tín dụng của công ty bán lẻ. Ngoài ra, trong hoạt động tín dụng, nhân viên tín dụng ngân hàng có xu hướng chú trọng đến việc tạo ra các khoản vay có chất lượng tốt trong khi nhân viên của công ty bán lẻ thường chú trọng đến việc bán cho được nhiều hàng. Bên cạnh đó, tại các điểm bán hàng, các quyết định tín dụng thường được đưa ra vội vàng và như vậy có thể có nhiều khoản

tín dụng được cấp ra một cách không chính đáng.

+ CVTD trực tiếp có ưu điểm là linh hoạt hơn so với CVTD gián tiếp.

+ Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng, có rất nhiều lợi thế phát

sinh, có khả năng làm thoả mãn quyền lợi cho cả hai phía khách hàng lẫn ngân hàng.

d. Căn cứ tài sản bảo đảm

Theo phương thức này, CVTD có thể được phân chia thành 2 loại:

* CVTD có tài sản đảm bảo

CVTD có đảm bảo bằng tài sản là hình thức cho vay tiêu dùng dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba.

* CVTD không có tài sản đảm bảo

CVTD không có bảo đảm bằng tài sản là hình thức cho vay tiêu dùng không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Ví dụ như hình

thức vay thế chấp bằng lương, thực chất dựa trên sự kiểm soát thu nhập hàng tháng khách hàng được cơ quan trả qua tài khoản tại ngân hàng.

e. Căn cứ vào mục đích của khoản vay

Căn cứ vào mục đích của khoản vay, CVTD được chia thành:

- Cho vay phục vụ nhu cầu về nhà ở

- Cho vay mua ôtô

- Cho vay hỗ trợ du học

- Cho vay lao động xuất khẩu

- Thấu chi tài khoản tiền gửi

- Cho vay cán bộ công nhân viên

bộ công nhân viên là các khoản vay mang tính thiết thực nhất và cũng là hình thức cho vay truyền thống được các ngân hàng triển khai sớm nhất.

Một phần của tài liệu 0981 phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w