Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu 0981 phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 47)

1.3.3.1 Các nhân tố chủ quan

Sự phát triển của hoạt động CVTD của NHTM chủ yếu do chính nội lực của ngân hàng quyết định. Các nhân tố chủ quan này bao gồm chính sách tín dụng, chất lượng cán bộ, cơ sở vật chất của ngân hang...

a. Chính sách cho vay

Chính sách cho vay bao gồm các yếu tố như giới hạn cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn vay, lãi suất cho vay, sự bảo đảm và khả năng thanh toán nợ của khách hàng... Chính sách cho vay đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn sẽ đảm bảo mục tiêu phát triển tín dụng và chất lượng tín dụng. Ngược lại, nếu các yếu tố của chính sách cho vay cứng nhắc, không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng thì ngân hàng không thể thực hiện được mục tiêu phát triển quy mô tín dụng và giảm tính cạnh tranh trong hoạt động của ngân hàng.

b. Quy trình cho vay

Sự tôn trọng và kết hợp nhịp nhàng các bước trong quy trình cho vay tạo điều kiện cho ngân hàng phát hiện kịp thời các khuyết điểm, nắm chắc diễn biến khoản vay để có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Một hệ thống các thủ tục và các kỹ thuật được xây dựng khoa học, hợp lý và được thực hiện nghiêm chỉnh là yếu tố quyết định chất lượng tín dụng cũng như phát triển cho vay của ngân hàng.

c. Hoạt động Marketing ngân hàng.

Hiện nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, NHTM quốc doanh, NHTMCP, công ty tài chính đang cạnh tranh mạnh mẽ các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, thu hút khách hàng cá nhân. Do vậy, một chính sách marketing hợp lý sẽ mang lại lợi nhuận và sự phát triển lớn

mạnh cho các ngân hàng. Hoạt động marketing ngân hàng gồm:

Thứ nhất là, đưa ra nhiều các sản phẩm tiện ích phù hợp nhu cầu thực tế của khách hàng như: cho vay qua mạng Internet, lãi suất cho vay hấp dẫn, kỳ hạn cho vay dài, cho vay tới 80% trị giá ngôi nhà hoặc ôtô,...

Thứ hai là, chủ động tiếp thị qua nhiều kênh khác nhau, có thể phối hợp với công đoàn, với doanh nghiệp tổ chức giới thiệu ngay tại nơi công nhân làm việc, các chủ dự án nhà ở đi làm thủ tục thay cho khách hàng.

Thứ ba là, thực hiện phân khúc thị trường, nhằm đến những người có thu nhập khá trở lên. Đối tượng khách hàng này bao gồm: chủ doanh nghiệp, những người làm việc cho cơ quan nước ngoài, và dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các đối tượng có mua bảo hiểm nhân thọ tại các công ty bảo hiểm có uy tín. Sản phẩm tập trung chủ yếu vào là khách hàng mua căn hộ tại các khu chung cư, mua nhà ở của các dự án, mua ôtô mới tại các đại lý chính thức, vay tiền du học,...

d. Thông tin tín dụng

Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng chủ yếu dựa vào thông tin, thông tin có chính xác hay không phụ thuộc chất lượng thông tin có được. Đặc biệt đối với CVTD, các thông tin về tài chính của khách hàng như khả năng tài chính, thu nhập hiện tại, khả năng trả nợ rất quan trọng. Từ đó yêu cầu thông tin tín dụng phải chính xác, kịp thời, đầy đủ. Ngân hàng phải có nhiều nguồn thông tin khác nhau. Thực tế ở Việt Nam chúng ta rất khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin một cách chính xác, kịp thời.

e. Chất lượng cán bộ tín dụng

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định thành công của công việc. Chất lượng nhân sự được thể hiện qua trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, vi tính, sự nhiệt tình trong công việc của người cán bộ. Đội ngũ cán bộ có khả năng tiếp cận thị trường, am hiểu pháp luật, có khả năng giao tiếp sẽ khiến khách hàng hài lòng và trở thành khách hàng quen thuộc của ngân hàng.

f. Vốn tự có của ngân hàng

Nguồn vốn này tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng song lại đóng vai trò quan trọng vì đó là cơ sở thu hút các nguồn vốn khác và là khởi đầu tạo uy tín và khả năng chống trả các cú sốc đối với ngân hàng. Theo quy định, ngân hàng không được phép cho một khách hàng vay vượt quá 15% vốn tự có nên khi ngân hàng có vốn tự có lớn thì khả năng phát triển tín dụng là rất cao. Với vốn tự có lớn ngân hàng sẽ có điều kiện trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hiện đại, ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, thu hút nhiều khách hàng, thẩm định khách hàng và dự án đầu tư chính xác hơn. Đây là điều kiện quan trọng để ngân hàng có thể phát triển hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng.

g. Kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ là một khâu, một chức năng quan trọng của ngân hàng, là một biện pháp giúp Ban lãnh đạo ngân hàng có được thông tin về tình trạng kinh doanh, về việc thực hiện những quy định của nội bộ cũng như của Nhà nước nhằm giúp hoạt động kinh doanh hoạt động có hiệu quả cũng như phù hợp với các chính sách, chế độ, đáp ứng các mục tiêu đã định. Chất lượng tín dụng nâng lên cũng do việc phát hiện kịp thời những sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng của bộ phận kiểm soát nội bộ từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Để kiểm soát nội bộ có hiệu quả, ngân hàng cần có cơ cấu tổ chức bộ phận kiểm soát nội bộ kiểm soát trước, trong và sau cho vay hợp lý, cán bộ kiểm soát giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực và khách quan, đồng thời phải xây dựng cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh.

1.3.3.2. Các nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan gồm các yếu tố khách hàng, môi trường kinh tế xã hội, yếu tố văn hoá, môi trường pháp lý, các chính sách kinh t ế của Nhà nước...

a. Môi trường kinh tế

nhau của nền kinh tế. Vì vậy sự ổn định hay bất ổn, sự tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng. Khi nền kinh tế ở giai đoạn hưng thịnh, mức sống của người dân được nâng cao, nhu cầu thoả mãn tiêu dùng sẽ cao hơn, đồng thời họ yên tâm về mức thu nhập trong tương lai ít thay đổi dẫn đến nhu cầu về vốn vay tiêu dùng của các cá nhân và hộ gia đình tăng lên, hoạt động CVTD của các ngân hàng có cơ hội phát triển mạnh. Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng trì trệ, có nhiều biến động khó lường, thu nhập của người tiêu dùng bị ảnh hưởng, nhu cầu chi tiêu theo đó cũng giảm theo làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân chỉ ở mức đủ ăn đủ dùng, thì lĩnh vực CVTD của ngân hàng không phát triển.

b. Môi trường pháp lý

Hoạt động CVTD của ngân hàng cũng phải tuân theo các quy định của nhà nước, luật dân sự, luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. Những quy định pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, kịp thời và có nhiều kẽ hở sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong các hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng, tạo ra các khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Từ đó gián tiếp làm cho nền kinh tế kém phát triển, thu nhập của dân cư giảm sút tác động đến quy mô và hoạt động tín dụng, đặc biệt là CVTD.

c. Môi trường xã hội

Các yếu tố xã hội như niềm tin tưởng lẫn nhau, tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội, trình độ dân trí.. .ảnh hưởng trực tiếp tới các chủ thể chính tham gia vào quan hệ tín dụng ngân hàng là ngân hàng và khách hàng. Nếu một nơi nào đó an ninh trật tự không bảo đảm gây tâm lý không yên tâm cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư sẽ không đầu tư vào những nơi như vậy. Đối với các cá nhân và hộ gia đình, họ cũng không yên tâm vào tương lai, nên nhu cầu tiết kiệm tăng lên để dự phòng cho tương lai khiến nhu cầu tiêu dùng ở hiện tại giảm sút, ảnh hưởng tới việc phát triển tín dụng của ngân hàng. Ngược lại, nơi có trật tự an ninh tốt, ít các tệ nạn xã hội khuyến khích các chủ đầu tư phát triển quy mô hoạt động, các cá nhân và hộ gia

đình tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tiêu dùng để thoả mãn nhu cầu ở hiện tại. Như vậy, nhu cầu vay vốn tăng lên và CVTD có cơ hội phát triển.

Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng, trình độ dân trí ảnh hưởng không nhỏ tới CVTD

của ngân hàng. ở Việt Nam, người dân có thói quen tiết kiệm dành dụm để mua sắm trong

tương lai, sau đó mới nghĩ đến việc hưởng thụ. Bởi vậy họ không có tư tưởng vay để sống

sung túc trong cảnh nợ nần. Yếu tố thu nhập cũng có tác động trực tiếp tới nhu cầu

vay tiêu

dùng. Những người có thu nhập cao thường có thói quen mua sắm hưởng thụ cao hơn.

d. Khách hàng vay vốn

Năng lực tài chính, đạo đức của người vay vốn là yếu tố quyết định đến hành

vi trả

nợ của khách hàng trong tương lai. Đạo đức của người vay được xác định trên cơ sở năng

lực pháp lý và độ tín nhiệm. Khách hàng phải có năng lực pháp lý để bảo đảm nghĩa

vụ trả

nợ cho ngân hàng trong quan hệ vay vốn. Mức tín nhiệm của khách hàng liên quan

đến sự

sẵn lòng và thiện chí thực hiện đúng hợp đồng. Cả hai yếu tố này các ngân hàng phải đặc

biệt quan tâm khi tiến hành cho vay vì nó trực tiếp quyết định tới hiệu quả món vay

và ảnh

hưởng đến rủi ro của ngân hàng. Trên thực tế, nguồn trả nợ cho ngân hàng trong

CVTD là

vấn đề rất quan trọng. Đa số thu nhập thường xuyên trong tương lai của khách hàng là

Kết luận chương 1:

Toàn bộ chương 1 là những lý luận cơ bản về NHTM, hoạt động tín dụng của NHTM nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM nói trên, ta thấy đây là một loại hình tín dụng tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân, lấy nhóm khách hàng đó là mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh này. Trong chương I cũng nêu lên các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Đó chính là sơ sở lý luận để đưa ra các phân tích đánh giá về thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội được trình bày ở chương 2 và từ đó đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng được trình bày ở chương 3.

—J — —J---J---1——I---1---1---1---Γ"

, .*⅛,- ι"⅛, "⅛ . B⅛ τnirm⅛ >>⅛∣.uu KH ⅛ KH ∣⅛ rao KHi

HiKIiIIMrG KHMLHHAhQ HQ∣J⅛11.⅛ mΛiι>⅞h FjmtUQLMtH !HHQU⅛ H1IhHf-HkH 1.1.⅛1K⅛H ŨMANti! i:Aụii/

DOANihQliP CAhMIi HhHpiiAhit hMh Lijr QUλnlR∣ TH⅛∣3⅛

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 0981 phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w