Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàngTMCP Sà

Một phần của tài liệu 0981 phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 86)

TMCP Sài

Gòn - Hà Nội

3.1.2.1. Xu hướng, triển vọng phát triển cho vay tiêu dùng

Khi mức sống tăng lên, nhu cầu về các tiện nghi cho cuộc sống hiện đại cũng ngày càng lớn. Có thể khẳng định rằng, phát triển CVTD là xu hưóng tất yếu, đó cũng

là chiến lược, là mục tiêu và là thị phần đầy tiềm năng của các ngân hàng thương Người tiêu dùng là những người được hưởng trực tiếp và nhiều nhất những lợi ích từ hình thức CVTD. Nhờ các khoản CVTD mà họ được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền. Bên cạnh đó, CVTD đặc biệt cần thiết khi cá nhân có các

nhu cầu chi tiêu có tính cấp bách như các khoản chi phí giáo dục, y tế. Bởi vậy, việc ngân hàng thực hiện và phát triển hoạt động CVTD sẽ đem đến cho người tiêu dùng những lợi ích tốt nhất.

Thực tế cho thấy rất nhiều khách hàng cá nhân không muốn gửi tiền của mình

vào một ngân hàng nếu họ không thấy được rằng mình sẽ có triển vọng vay lại tiền từ

chính ngân hàng đó khi có nhu cầu. Vì vậy, các NHTM cung cấp sản phẩm CVTD cũng có nghĩa là ngân hàng sẽ phát triển quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, thực hiện CVTD cũng có nghĩa là các NHTM đã tiến

hành đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhờ vây nâng cao thu nhập và phân tán rủi

ro cho ngân hàng.

Với khoảng 20% dân số thành thị nắm trong tay phần lớn của cải xã hội nên không phải ai, nhất là những người ở nông thôn, khu vực làng nghề đều có khả năng tự tài trợ cho những nhu cầu của bản thân. Vì thế, phát triển CVTD là một giải pháp làm tăng số lượng các nhu cầu có khả năng thanh toán và đó sẽ là một đòn bẩy hữu hiệu để kích cầu, góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, tăng GDP, tăng thu nhập bình quân đầu người. Đi đôi với đó là hàng loạt các vấn đề xã hội được giải quyết, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp họ cải thiện mức sống, giảm tệ nạn xã hội.

Tóm lại, xu hướng phát triển CVTD là một tất yếu khách quan và rất có triển vọng ở Việt Nam. Mặc dù, CVTD có độ rủi ro và chi phí cao nhưng vẫn đem lại những lợi ích to lớn cho ngân hàng, người tiêu dùng cũng như góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Từ đó, các ngân hàng sẽ thực hiện đánh giá phát triển CVTD thông qua một hệ thống các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng CVTD.

dần qua các năm, trong khi đó tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ không ngừng tăng lên. Các ngành sản xuất và hoạt động dịch vụ đều tăng trưởng khá, đặc biệt, cho đến nay, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định được vị trí của mình thông qua tỷ trọng ngày càng lớn và tốc độ tăng trưởng ngoạn mục so với các thành phần kinh tế khác. Đồng thời, các mục tiêu phát triển xã hội đều đạt và vượt kế hoạch. Đời sống nhân dân lao động không ngừng được nâng cao, giảm tỷ lệ các hộ đói nghèo, tiền lương tối thiểu của viên chức khu vực hành chính sự nghiệp đã được điều chỉnh. Từ đó, người dân có thể tin tưởng vào sự tăng tốc của nền kinh tế nước ta trong những năm tới. Triển vọng kinh tế của những năm tiếp theo sẽ tốt đẹp hơn và các chỉ tiêu kế hoạch đề ra sẽ đạt tốt hơn.

Tín dụng vẫn sẽ là mảng hoạt động mang lại doanh thu và lợi nhuận chính cho SHB với định hướng của một ngân hàng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ dành cho cá nhân, triển khai sản phẩm tín dụng cá nhân hữu ích, tăng trưởng bền vững. Như vậy, CVTD được xác định rõ là một trong những định hướng chiến lược phát triển của SHB. Về quy mô, SHB chú trọng phát triển đối tượng phục vụ, phát triển thị

trường, khai thác các thị trường tiềm năng. Về chất lượng, SHB sẽ đẩy nhanh việc cải

tiến quy trình nghiệp vụ, đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng cá nhân mà trọng tâm là hình thành hệ thống sản phẩm dịch vụ cung ứng liên kết giúp khách hàng có thể hưởng những lợi ích đầy đủ nhất từ các gói sản phẩm này.

Mức lãi suất áp dụng đối với hình thức cho vay tiêu dùng cũng là vấn đề SHB rất quan tâm bởi hiện nay lãi suất còn cao. Để thúc đẩy hoạt động này phát triển hơn, đem lại lợi nhuận nhiều hơn thì phải phát triển về số lượng, chất lượng cho vay tiêu dùng, giảm giá thành sản phẩm.

Về lý thuyết, CVTD thường có độ rủi ro cao nhưng trên thực tế, qua thời gian thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với các cá nhân, các CBCNV, kết quả cho thấy rủi ro lại rất thấp. CVTD được đánh giá là một sản phẩm tín dụng có tiềm năng và cần được quan tâm phát triển trong thời gian tới.

nhuận từ hoạt động CVTD. Trong những năm tới, SHB sẽ tăng cường thực hiện tuyên truyền, quảng cáo, hướng dẫn nghiệp vụ CVTD đến các đối tượng khách hàng thông qua các tổ chức công đoàn trong các đơn vị kinh tế, các cụm tuyến dân cư trên địa bàn để những người có nhu cầu mạnh dạn dẹp bỏ tâm lý e ngại tìm đến với ngân hàng và thực hiện các thủ tục vay, trả nợ đúng hạn.

Trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh các năm trước, dự thảo tóm tắt định hướng các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển của SHB, định hướng phát triển SHB đề ra các mục tiêu, phương hướng, chương trình hành động cụ thể như sau:

Thứ nhất, xây dựng SHB trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng theo tiêu chuẩn quốc tế, làm nền tảng đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng, đặc biệt là khu vực dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đẩy mạnh kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động, củng cố và phát triển mạng lưới kênh phân phối sản phẩm (kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại) theo hướng ngân hàng bán lẻ hiện đại, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, tập trung phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu về dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng bán lẻ.

Thứ hai, hướng tới đối tượng khách hàng là các tầng lớp dân cư, tiếp tục phát triển thị phần tín dụng bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của họ.

Thứ ba, xây dựng nền tảng khách hàng ổn định, vững mạnh. Nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần mở rộng trên nền tảng khách hàng bán lẻ thông qua việc cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng, phù hợp với từng phân đoạn khách hàng.

Thứ tư, tăng cường công tác tiếp thị, cải tiến biểu phí dịch vụ đảm bảo tính cạnh tranh, phát triển các hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền kiều hối, phát triển mạng lưới chi trả chuyển tiền nhanh Western Union. Củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, tập trung phát triển các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt đẩy nhanh các dịch vụ thẻ quốc tế, dịch vụ thanh toán trên hệ thồng ATM, PCS, thanh toán hoá đơn, thanh toán lương...

Một phần của tài liệu 0981 phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w