Các tiêu chí đánh giá việc phát triển cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu 0981 phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 41)

Phát triển CVTD được phản ánh qua một số tiêu chí như sau:

1.3.2.1. Tăng trưởng về quy mô

a. Tăng doanh số và tốc độ tăng trưởng doanh số

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay trong một thời kỳ nhất định. Đây là con số mang tính thời kỳ phản ánh một cách khái quát nhất về hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm tài chính. Bởi vậy, nếu trong năm doanh số cho vay của ngân hàng lớn, đạt tỷ lệ cao và tăng so với năm trước có nghĩa là hoạt động cho vay của ngân hàng đang được phát triển.

Tốc độ tăng trưởng doanh số = Doanh số cho vay năm sau/ Doanh số cho vay năm trước x 100%

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh số cho biết tốc độ tăng doanh số cho vay của năm sau so với năm trước liền kề. Nếu chỉ tiêu càng lớn cho biết tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay tăng nhanh hay hoạt động cho vay đã phát triển.

Cũng như vậy, doanh số CVTD là tổng số tiền ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân và hộ gia đình vay với mục đích tiêu dùng tính trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này gồm hai chỉ tiêu tuyệt đối (doanh số) và tương đối (tỷ lệ tăng trưởng doanh số qua các năm). Chỉ tiêu này càng lớn phản ánh sự tăng trưởng cho vay tiêu dùng nhanh. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này phải phù hợp với tình hình cho vay và khả năng kiểm soát rủi ro nói chung của ngân hàng.

b. Tăng dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ

Dư nợ tín dụng là con số thời điểm, phản ánh số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Căn cứ mức dư nợ và tỷ lệ dư nợ có thể cho ta biết việc ngân hàng có thực hiện phát triển tín dụng hay không bởi khi ngân hàng

thực hiện chính sách phát triển tín dụng thì dư nợ tín dụng thường đạt ở mức cao. Tuy vậy, để có thể đánh giá chính xác việc phát triển tín dụng của ngân hàng, phải kết hợp giữa chỉ tiêu dư nợ tín dụng (tại từng thời điểm hoặc trung bình trong năm) với chỉ tiêu doanh số cho vay.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ = Dư nợ năm sau/ Dư nợ năm trước x 100%

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho biết tốc độ tăng dư nợ của năm sau so với năm trước liền kề. Nếu chỉ tiêu càng lớn cho biết hoạt động cho vay tại thời điểm so sánh tăng mạnh hay phát triển CVTD có hiệu quả.

c. Mở rộng thị phần và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm cho vay

Phát triển tín dụng không thể thiếu vấn đề mở rộng thị phần theo cả chiều rộng

và chiều sâu, Theo chiều rộng là việc Ngân hàng thực hiện xâm nhập vào thị trường mới, để làm được điều này ngân hàng phải gắn liền với việc phát triển được các sản phẩm mới và đi đầu trong triển khai thực hiện các sản phẩm mới này. Còn theo chiều sâu là việc Ngân hàng khai thác tốt hơn thị trường hiện có và tiến hành phân đoạn, cắt

lớp thị trường, cải tiến hệ thống tín dụng , thực hiện các chính sách về sản phẩm, giá, dịch vụ khi triển khai kinh doanh. Việc này gần giống việc đẩy mạnh bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Và với chỉ tiêu này, tỷ trọng cho vay tiêu dùng của ngân hàng so với số dư cho vay tiêu dùng của toàn nền kinh tế càng cao càng tốt, chứng tỏ ngân hàng đã chiếm được nhiều thị phần trong phân khúc cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó việc triển khai đa dạng các sản phẩm tín dụng tiêu dùng càng nhiều thì việc mở rộng thị phần càng chiếm ưu thế.

1.3.2.2. Tăng trưởng về hiệu quả và chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng a. Tăng lợi nhuận từ cho CVTD và tỷ trọng thu từ CVTD trên tổng lợi nhuận.

Tỷ trọng Lợi nhuận CVTD= Lợi nhuận CVTD/tổng lợi nhuận của x 100%

này phải kết hợp với chỉ tiêu doanh số, dư nợ CVTD và cho vay nói chung. Tỷ trọng CVTD so với cho vay nói chung có thể cao nhưng trên thực tế lại không tăng do doanh số hoặc dư nợ cho vay nói chung giảm. Vì vậy xét trong tương quan doanh số hoặc dư nợ cho vay tăng, tỷ trọng này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đang phát triển CVTD. Tỷ trọng này nhỏ nghĩa là ngân hàng đang thu hẹp CVTD.

Trong bất kể hoạt động nào, tính hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, tỷ trọng thu từ hoạt động CVTD trên tổng thu từ hoạt động tín dụng chung của ngân hàng càng cao thì việc CVTD càng hiệu quả và ngược lại. Đây là một trong những thước đo chất lượng của hoạt động tín dụng CVTD

b. Chất lượng khoản vay

Nợ xấu= Dư nợ xấu / Tổng dư nợ x 100%

Phát triển tín dụng luôn đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh việc đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hoạt động phát triển tín dụng, các ngân hàng rất chú trọng chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu cả về số tuyệt đối và số tương đối bởi đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Nợ quá hạn phản ánh số tiền mà ngân hàng chưa thu được khi các khoản vay đã đến thời hạn trả nợ. Và chuyển là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ .Qua chỉ tiêu nợ xấu người ta có thể đánh giá được chất lượng tín dụng trong một thời kỳ của ngân hàng. Nếu nợ xấu trong CVTD vào cuối năm tài chính nhỏ, chiếm tỷ lệ thấp chứng tỏ hoạt động quản lý và thu hồi nợ các khoản CVTD của ngân hàng trong năm đạt hiệu quả cao, chất lượng CVTD được nâng cao, các cá nhân và hộ gia đình đã thực hiện tốt nghĩa vụ trong quan hệ vay trả đúng hạn. Chỉ tiêu nợ xấu trong CVTD càng nhỏ càng tốt.

b. Tăng chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng

- Quan trọng nhất là thoả mãn sự hài lòng của khách hàng. Dịch vụ CVTD do ngân hàng cung ứng là để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Neu như chất

lượng của

dịch vụ này ngày càng hoàn hảo, có chất lượng cao thì khách hàng sẽ gắn bó

lâu dài

và chấp nhận ngân hàng. Không những vậy, những lời khen, sự chấp nhận, thoả

mãn về chất lượng của khách hàng vay tiêu dùng hiện hữu họ sẽ thông tin tới những

người khác có nhu cầu vay tìm đến ngân hàng để giao dịch.

- Sự hoàn hảo của dịch vụ CVTD. Nó được hiểu là giảm thiểu các sai sót trong giao dịch với khách hàng và rủi ro trong kinh doanh CVTD của ngân hàng. Chất

lượng dịch vụ CVTD của ngân hàng ngày càng giảm các sai sót trong giao

dịch của

ngân hàng với khách hàng, giảm thiểu những lời phàn nàn và khiếu kiện,

khiếu nại

của khách hàng đối với ngân hàng. Bên cạnh đó là những rủi ro trong kinh doanh

dịch vụ CVTD của ngân hàng này càng giảm thiểu.

- Quy mô và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ CVTD của ngân hàng không ngừng tăng lên. Đây là kết quả tổng hợp của sự đa dạng trong CVTD, và đương

nhiên là cả

chất lượng dịch vụ CVTD của ngân hàng tăng lên. Song, chất lượng dịch vụ CVTD

có tính nổi trội hơn cả. Bởi vì nếu như chất lượng dịch vụ không đảm bảo, không

trưởng CVTD của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0981 phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w