Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàngTMCP Sài Gòn-

Một phần của tài liệu 0981 phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69)

Gòn - Hà Nội

2.3.1. Kết quả đạt được

Để đánh giá kết quả CVTD SHB cần đánh giá trên các phương diện phát triển

cả về chiều sâu và chiều rộng. Điều này được thể hiện qua nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên trong khuân khổ của luận văn này, tác giả chỉ xem xét trên một số tiêu chí Tăng trưởng về quy mô như: Tốc độ tăng trưởng doanh số và dư nợ trong cho vay tiêu

dùng, tốc độ tăng trưởng thu nhập cho vay tiêu dùng; các tiêu chí phát triển về mở rộng

thị phần, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm cho vay, Kiểm soát rủi ro như: Tỷ lệ nợ xấu, cơ

cấu của nợ xấu.

a. Đánh giá về tăng trưởng quy mô:

*Tốc độ tăng trưởng về doanh số cho vay tín dụng

Doanh số CVTD về số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng doanh số đã không

ngừng tăng

lên theo các năm, chỉ với từ 24.092,50 tỷ đồng năm 2014 sang năm 2015 đạt

29.201,47 tỷ đồng

với tốc độ tăng trưởng đạt 21,22%. Đến năm 2016 doanh số và tốc độ tăng trưởng

doanh số tăng

đạt 36.170,63 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 23,87% so năm 2014.

*Tốc độ tăng trưởng về dư nợ cho vay tín dụng:

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD của SHB không ngừng tăng lên rõ rệt qua

các năm. Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của toàn hệ thống SHB năm 2015 tăng 2.739,57 tỷ đồng so với năm 2014, tương đương tỷ lệ tăng là 18,44%. Năm 2016,

Hơn hết, SHB cần nỗ lực hơn nữa trong công tác tìm kiếm khách hàng, khai thác triệt để các nhu cầu tiêu dùng, có chính sách thông thoáng hơn nhằm tiếp tục phát triển CVTD trong những năm tiếp theo.

b. Đánh giá về hiệu quả cho vay tiêu dùng:

Được thể hiện bằng tỷ trọng lợi nhuận CVTD = Lợi nhuận trong CVTD/tổng lợi nhuận của SHB

Bảng 2.9 cho thấy tỷ trọng dư nợ CVTD trên tổng dư nợ tín dụng tăng qua các năm từ 2014 đến 2016 đồng thời, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tỷ trọng dư nợ CVTD. Những con số này cho thấy hiệu quả của việc cho vay tiêu dùng tại SHB ngày càng tăng trưởng ..

c. Đánh giá về việc mở rộng thị phần và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm cho vay: * Mở rộng thị phần: Theo báo cáo thống kê của Việt Nam công bố năm 2014

và ước tính tăng bình quân hàng năm của tín dụng tiêu dùng của Việt Nam khoảng

20% của dư nợ cho vay tiêu dùng của toàn nền kinh tế năm 2014-2016 và

theo báo cáo

kết quả kinh doanh cho vay tiêu dùng của ngân hàng SHB năm 2014-2016

cho thấy

thị phần của SHB trên thị trường chung tăng qua các năm. Tuy nhiên thị phần của

SHB so với các ngân hàng lớn như BIDV còn có khoảng cách khá xa. Cạnh tranh

giành thị phần trên thị trưởng cho vay tiêu dùng đối với SHB chưa bao giờ dễ dàng và ngày càng nhiều thách thức hơn đòi hỏi bước đi chiến lược của SHB nhằm đem đến cho khách hàng những trải nghiệm sản phẩm dịch vụ thân

thiện và

hiện đại; song song với việc nghiên cứu cải tiến chất lượng các sản phẩm dịch vụ

được triển khai hoặc triển khai rất ít.

d. Đánh giá về chất lượng khoản vay tiêu dùng

- Chỉ tiêu nợ xấu CVTD/tổng dư nợ CVTD của SHB:

Như đã phân tích trong phần các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động CVTD, chỉ tiêu nợ xấu/tổng dư nợ CVTD là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Nợ xấu phản ánh số tiền mà ngân hàng chưa thu được khi các khoản vay đã đến

thời hạn trả nợ. Nếu nợ xấu trong CVTD vào cuối năm tài chính nhỏ, chiếm tỷ lệ thấp

chứng tỏ hoạt động quản lý và thu hồi nợ các khoản CVTD của ngân hàng trong

năm đạt

hiệu quả cao, chất lượng CVTD được nâng cao, các cá nhân và hộ gia đình đã thực hiện

tốt nghĩa vụ trong quan hệ vay trả đúng hạn.

Dự a vào b ảng 2.10 ph ần thự c trạng, nhìn chung năm 2014 tỷ l ệ n ợ xấu gi ảm là do trong năm chi nhánh đã thu hồi được mộ t số món n ợ x ấu c ủ a năm cũ và trong năm này kiể m soát n ợ x ấu phát sinh đố i với mảng CVTD được c ả i thi ện hơn. Tuy nhiên đến năm 2015 khi dư nợ tăng lên thì tỷ l ệ n ợ quá h ạn tăng lên, điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên chi nhánh cũng cần có bi ện pháp để ki ể m sóat m ức độ tăng theo quy định.

e. Đánh giá về chất lượng dịch vụ CVTD của SHB:

Hàng năm SHB đều thực hiện đánh giá chất lượng dịch vụ của mình thông qua bảng điều tra, đánh giá của khách hàng đối với các dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp, và một trong số các phiếu đánh giá đó có đánh giá của khách hàng đã và đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng tại SHB, để đánh giá các tiêu chí như:

- Cơ sở vật chất, thiết bị

- Trình độ kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng

- Sản phẩm dịch vụ đã phù hợp với nhu cầu của khách hàng như thế nào.

Tổng hợp đánh giá của 100 khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ CVTD của SHB

Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ trong hoạt động CVTD tại SHB

giảm (%) giảm (%) Rất hài lòng 22 23 4,46 29 26,09 Hài lòng 39 44 12,82 49 11,36 Không hài lòng 21 19 (9,52) 13 (31,58)

Bảng 2.11 cho thấy năm 2014 tỷ lệ khách hàng rất hài lòng là và hài lòng đối với chất lượng dịch vụ của SHB lần lượt là 22% và 39%, tỷ lệ không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng là 21% và 18%. Năm 2015 tỷ lệ khách hàng rất hài lòng tăng lên 4,46%, tỷ lệ khách hàng hài lòng tăng 12,82% và tỷ lệ khách hàng

không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng gi ảm tương ứng tỷ lệ là 9,52% và 22,22% so với năm 2013. Đến năm 2016 tỷ lệ rất hài lòng và tỷ lệ hài lòng tăng lên 16,09% và 11,36% so với năm trước, đồng thời tỷ lệ không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng giảm đáng kể tương ứng tỷ lệ giảm là 31,58% và 35,71% so với năm 2014. Điều này chứng tỏ chất lượng dịch vụ trong phục vụ khách hàng CVTD của SHB được cải thiện khá rõ rệt, tuy nhiên với bình quân tỷ lệ không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng v ẫn còn chiếm 22% trong tỷ trọng đánh giá, trong thời gian tới SHB cần phục vụ tốt hơn nữa để làm hài lòng tối đa khách hàng của mình, để giảm tỷ trọng không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng xuống dưới 5% theo kế hoạch đặt ra.

Nhận xét chung về kết quả đạt được: Trong giai đoạn từ năm 2014-2016, nền kinh tế đã có đấu hiệu hồi phục và từng bước đi vào ổn định hơn, nhưng cùng với sự khởi sắc nhất định về kinh tế, SHB đã không ngừng nỗ lực đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới, những kênh phân phối mới phục vụ khách hàng, như: hệ thống máy ATM/POS cung cấp các tiện ích cho khách hàng như thanh toán hoá đơn, thanh toán lương tự động, thanh toán tiền điện thoại, chuyển khoản, rút tiền mặt, ... Đồng thời phải kể đến các sản phẩm CVTD mới được cải tiến như cho vay mua ô tô trả góp, vay mua nhà trả góp, vay thấu chi,... Điều này góp phần xây dựng nền tảng khách hàng vững chắc, phát triển thị phần của ngân hàng trong hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng.

Với định hướng là chú trọng bán lẻ trong hệ thống SHB cung cấp các sản phẩm tín dụng có chất lượng tốt đến mọi đối tượng khách hàng. Đặc biệt SHB hướng mạnh vào phát triển cho vay với khách hàng là cá nhân, hoạt động CVTD tại SHB đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và gia tăng quy mô về mọi mặt, hiệu quả trong CVTD cũng được tăng lên như đã phân tích ở trên. Năm 2014 CVTD từ con số dư nợ 14.860,10 tỷ đồng, sang đến năm 2016 đã đạt là 23.857,62 tỷ đồng, đây là con số khá ấn tượng qua hai năm thực hiện CVTD tại SHB.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

CVTD mặc dù có sự tăng trưởng mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và chưa tương xứng với tiềm năng của SHB. Trong những năm tới, để CVTD thực sự phát triển nhanh, là một thế mạnh cạnh tranh của SHB, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân, còn tồn tại một số hạn chế như sau:

- Quy mô cho vay còn không cao (qua các số liệu phân tích ở trên, có thể nhận thấy tỷ trọng dư nợ CVTD so với tổng dư nợ của SHB chiếm tỷ lệ khiêm tốn bình

quân khoảng 14,29% trong tổng dư nợ mặc dù dư nợ CVTD đã có sự tăng trưởng

dần qua từng năm. Và nếu so với mức cầu về sản phẩm dịch vụ CVTD thì

còn rất

nhiều tiềm năng mà SHB chưa khai thác.

- Tỷ trọng lãi CVTD/tổng lãi của SHB còn thấp: 26,56% (mặc dù tỷ trọng lãi CVTD/ tổng lãi toàn chi nhánh ngày càng cao hơn so với tỷ trọng dư nợ CVTD/

tổng dư nợ qua từng năm), điều này cho biết CVTD chưa chiếm vị trí quan trọng

nhất trong hoạt động chung của toàn SHB. Đó là do quy mô CVTD còn thấp, chưa

tương xứng với khả năng phát triển của SHB và quy mô đáp ứng một phần

nhỏ của

thị trường;

- Cơ cấu sản phẩm còn chưa hợp lý, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm chính là cho vay mua xây sửa nhà và cho vay mua ô tô tiêu dùng bình quân chiếm khoảng 85% tổng dư nợ CVTD và cho vay vay tiêu dùng khác bình quân chiếm khoảng 15% tổng dư nợ. Điều này gây mất cân đối trong cơ cấu CVTD sẽ gây nhiều rủi ro

Chính sách cho vay thể hiện ở mức cho vay và thời hạn cho vay tiêu dùng còn chưa hợp lý: nhìn chung hạn mức và thời gian CVTD tại SHB còn thấp và chưa hợp lý với nhu cầu người tiêu dùng. Nhiều NHTMCP với những sản phẩm đã đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng như sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm ở VPBank

Với hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với sản phẩm cho vay

tín chấp lương, theo khẩu vị rủi ro của ban lãnh đạo cho nên mức cho vay còn thấp, thời hạn vay ngắn. Trong khi với sản phẩm cho vay này của Ngân hàng Nước ngoài như Standard số tiền cho vay có thể lên đến 500 triệu đồng với thời hạn cho vay đến 60 tháng. Đối với CBCNV nhu cầu vay vốn tiêu dùng là rất lớn nhưng với với thời hạn vay ngắn thì áp lực trả nợ là rất lớn, còn nếu vay số tiền ít quá lại không đủ tiêu dùng. Vì vậy, khoản CVTD của ngân hàng mua sắm tài sản lớn. Với mức cho vay và thời hạn vay hợp lý sẽ tạo thói quen tiết kiệm cho người dân và góp phần làm tăng nhu cầu có khả năng thanh toán, từ đó kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.

Nếu như Ngân hàng có thể nâng hạn mức cho vay và kéo dài thời hạn cho vay sẽ đáp ứng được số lượng lớn hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó dẫn đến tăng doanh

số và dư nợ cho vay.

Thứ hai, Phương thức cho vay tiêu dùng chỉ mang tính truyền thống, chỉ cho vay theo phương thức trực tiếp thông thường.

Thứ ba, hoạt động Marketing ngân hàng chưa đầu tư thích đáng

SHB chưa thực hiện kết hợp được nhiều với các công ty, đại lý bán hàng làm môi giới trong việc cho vay tiêu dùng cho khách hàng. Chính điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh cũng như chưa nâng cao doanh số và dư nợ CVTD

Ví dụ cho vay mua nhà dự án ngân hàng đã có kế hoạch tiếp thị tới nhiều dự án và được giới thiệu khách hàng nhưng khó duy trì được quan hệ lâu dài do chưa có chính sách hoa hồng để khuyến khích các nhân viên bán hàng giới thiệu khách hàng

khả năng cạnh trạnh của SHB kém hơn các ngân hàng khác về thủ tục và cả cơ chế cho vay do các ngân hàng đó có chính sách hoa hồng với trung tâm tư vấn.

Thứ tư, nguồn nhân lực còn hạn chế. Đây là cản trở không nhỏ đối với sự phát triển thị phần của SHB. Yếu tố con người giữ vai trò then chốt, quyết định mọi thành bại, sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực, một doanh nghiệp. Hiện tại, hầu hết các cán bộ tín dụng mặc dù được đào tạo bài bản về ngân hàng nhưng là những cán bộ trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, khả năng tự đào tạo chưa cao. Bên cạnh đó bộ phận hỗ trợ tín dụng để giải ngân các khoản vay còn thiếu, để phục vụ cho cả chi nhánh luôn trong tình trạng quá tải, dẫn đến giải ngân một bộ hồ sơ mất rất nhiều thời gian. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chiến lược phát triển CVTD của SHB.

Thứ năm, Phí thu trả nợ trước hạn khoản vay còn cao so với các ngân hàng khác, điều này làm giảm tính cạnh tranh và là rào cản khá nhiều đối với việc quyết định lựa chọn ngân hàng vay vốn của khách hàng.

Trên đây là những hạn chế cũng như nguyên nhân chủ yếu của tình hình CVTD tại SHB. Để phát triển hoạt động CVTD trong thời gian tới, SHB cần xác định rõ những định hướng kinh doanh cụ thể, từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, đưa lĩnh vực này trở thành một trong những hoạt động cho vay cơ bản của SHB..

b. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Nền kinh tế trong giai đoạn này mới bắt đấu hồi phục trở lại. Do đó trong năm 2014, ngân hàng còn đang thăm dò, chưa phát triển mạnh mẽ, đến 2016 các ngân hàng mới đẩy mạnh hoạt động này.

Thứ hai, môi trường pháp lý còn chưa hoàn thiện. Tín dụng tiêu dùng là một hoạt động đã được triển khai từ vài năm trước, tuy nhiên để phát triển rầm rộ thì vẫn còn chưa nhiều ở Việt Nam, vì vậy các điều kiện về pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của nghiệp vụ này còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng. Hiện tại các ngân hàng mới chỉ dựa vào các Luật, Quyết định, Hướng dẫn chung về nghiệp vụ cho vay,

bảo đảm khi cấp tín dụng cho khách hàng như Luật các tổ chức tín dụng, Quyết định 1627 về quy chế cho vay của TCTD và các văn bản sửa đổi, bổ sung QD1627...Do chưa có một văn bản quy phạm pháp luật mang tính thống nhất cụ thể hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ CVTD nên các ngân hàng chưa yên tâm đầu tư, phát triển nó một cách mạnh mẽ mà mới chỉ hoạt động rất cầm chừng vì ngân hàng lo sợ cơ chế, chính sách cũng như pháp luật có sự thay đổi. Hơn nữa, các văn bản pháp luật của Việt Nam còn chồng chéo, văn bản ra đời sau phủ định văn bản ra đời trước khiến ngân hàng lúng túng, mất phương hướng, hạn chế sự chủ động trong kinh doanh, mà đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của chiến lược kinh doanh.

Thứ ba, môi trường văn hoá xã hội. Yếu tố văn hoá xã hội là một trong những yếu tố chủ yếu có tác động đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động CVTD. Quy mô hoạt động CVTD còn thấp, khả năng phát triển các sản phẩm mới khó khăn.là do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có một nguyên nhân đó là thói quen và tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam. Mặc dù có cải thiện hơn về tâm lý mua hang trả góp, tuy nhiên Người tiêu dùng Việt Nam thường không thích ở

Một phần của tài liệu 0981 phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w