Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0981 phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 81)

2.3.2.1. Hạn chế

CVTD mặc dù có sự tăng trưởng mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và chưa tương xứng với tiềm năng của SHB. Trong những năm tới, để CVTD thực sự phát triển nhanh, là một thế mạnh cạnh tranh của SHB, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân, còn tồn tại một số hạn chế như sau:

- Quy mô cho vay còn không cao (qua các số liệu phân tích ở trên, có thể nhận thấy tỷ trọng dư nợ CVTD so với tổng dư nợ của SHB chiếm tỷ lệ khiêm tốn bình

quân khoảng 14,29% trong tổng dư nợ mặc dù dư nợ CVTD đã có sự tăng trưởng

dần qua từng năm. Và nếu so với mức cầu về sản phẩm dịch vụ CVTD thì

còn rất

nhiều tiềm năng mà SHB chưa khai thác.

- Tỷ trọng lãi CVTD/tổng lãi của SHB còn thấp: 26,56% (mặc dù tỷ trọng lãi CVTD/ tổng lãi toàn chi nhánh ngày càng cao hơn so với tỷ trọng dư nợ CVTD/

tổng dư nợ qua từng năm), điều này cho biết CVTD chưa chiếm vị trí quan trọng

nhất trong hoạt động chung của toàn SHB. Đó là do quy mô CVTD còn thấp, chưa

tương xứng với khả năng phát triển của SHB và quy mô đáp ứng một phần

nhỏ của

thị trường;

- Cơ cấu sản phẩm còn chưa hợp lý, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm chính là cho vay mua xây sửa nhà và cho vay mua ô tô tiêu dùng bình quân chiếm khoảng 85% tổng dư nợ CVTD và cho vay vay tiêu dùng khác bình quân chiếm khoảng 15% tổng dư nợ. Điều này gây mất cân đối trong cơ cấu CVTD sẽ gây nhiều rủi ro

Chính sách cho vay thể hiện ở mức cho vay và thời hạn cho vay tiêu dùng còn chưa hợp lý: nhìn chung hạn mức và thời gian CVTD tại SHB còn thấp và chưa hợp lý với nhu cầu người tiêu dùng. Nhiều NHTMCP với những sản phẩm đã đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng như sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm ở VPBank

Với hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với sản phẩm cho vay

tín chấp lương, theo khẩu vị rủi ro của ban lãnh đạo cho nên mức cho vay còn thấp, thời hạn vay ngắn. Trong khi với sản phẩm cho vay này của Ngân hàng Nước ngoài như Standard số tiền cho vay có thể lên đến 500 triệu đồng với thời hạn cho vay đến 60 tháng. Đối với CBCNV nhu cầu vay vốn tiêu dùng là rất lớn nhưng với với thời hạn vay ngắn thì áp lực trả nợ là rất lớn, còn nếu vay số tiền ít quá lại không đủ tiêu dùng. Vì vậy, khoản CVTD của ngân hàng mua sắm tài sản lớn. Với mức cho vay và thời hạn vay hợp lý sẽ tạo thói quen tiết kiệm cho người dân và góp phần làm tăng nhu cầu có khả năng thanh toán, từ đó kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.

Nếu như Ngân hàng có thể nâng hạn mức cho vay và kéo dài thời hạn cho vay sẽ đáp ứng được số lượng lớn hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó dẫn đến tăng doanh

số và dư nợ cho vay.

Thứ hai, Phương thức cho vay tiêu dùng chỉ mang tính truyền thống, chỉ cho vay theo phương thức trực tiếp thông thường.

Thứ ba, hoạt động Marketing ngân hàng chưa đầu tư thích đáng

SHB chưa thực hiện kết hợp được nhiều với các công ty, đại lý bán hàng làm môi giới trong việc cho vay tiêu dùng cho khách hàng. Chính điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh cũng như chưa nâng cao doanh số và dư nợ CVTD

Ví dụ cho vay mua nhà dự án ngân hàng đã có kế hoạch tiếp thị tới nhiều dự án và được giới thiệu khách hàng nhưng khó duy trì được quan hệ lâu dài do chưa có chính sách hoa hồng để khuyến khích các nhân viên bán hàng giới thiệu khách hàng

khả năng cạnh trạnh của SHB kém hơn các ngân hàng khác về thủ tục và cả cơ chế cho vay do các ngân hàng đó có chính sách hoa hồng với trung tâm tư vấn.

Thứ tư, nguồn nhân lực còn hạn chế. Đây là cản trở không nhỏ đối với sự phát triển thị phần của SHB. Yếu tố con người giữ vai trò then chốt, quyết định mọi thành bại, sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực, một doanh nghiệp. Hiện tại, hầu hết các cán bộ tín dụng mặc dù được đào tạo bài bản về ngân hàng nhưng là những cán bộ trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, khả năng tự đào tạo chưa cao. Bên cạnh đó bộ phận hỗ trợ tín dụng để giải ngân các khoản vay còn thiếu, để phục vụ cho cả chi nhánh luôn trong tình trạng quá tải, dẫn đến giải ngân một bộ hồ sơ mất rất nhiều thời gian. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chiến lược phát triển CVTD của SHB.

Thứ năm, Phí thu trả nợ trước hạn khoản vay còn cao so với các ngân hàng khác, điều này làm giảm tính cạnh tranh và là rào cản khá nhiều đối với việc quyết định lựa chọn ngân hàng vay vốn của khách hàng.

Trên đây là những hạn chế cũng như nguyên nhân chủ yếu của tình hình CVTD tại SHB. Để phát triển hoạt động CVTD trong thời gian tới, SHB cần xác định rõ những định hướng kinh doanh cụ thể, từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, đưa lĩnh vực này trở thành một trong những hoạt động cho vay cơ bản của SHB..

b. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Nền kinh tế trong giai đoạn này mới bắt đấu hồi phục trở lại. Do đó trong năm 2014, ngân hàng còn đang thăm dò, chưa phát triển mạnh mẽ, đến 2016 các ngân hàng mới đẩy mạnh hoạt động này.

Thứ hai, môi trường pháp lý còn chưa hoàn thiện. Tín dụng tiêu dùng là một hoạt động đã được triển khai từ vài năm trước, tuy nhiên để phát triển rầm rộ thì vẫn còn chưa nhiều ở Việt Nam, vì vậy các điều kiện về pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của nghiệp vụ này còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng. Hiện tại các ngân hàng mới chỉ dựa vào các Luật, Quyết định, Hướng dẫn chung về nghiệp vụ cho vay,

bảo đảm khi cấp tín dụng cho khách hàng như Luật các tổ chức tín dụng, Quyết định 1627 về quy chế cho vay của TCTD và các văn bản sửa đổi, bổ sung QD1627...Do chưa có một văn bản quy phạm pháp luật mang tính thống nhất cụ thể hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ CVTD nên các ngân hàng chưa yên tâm đầu tư, phát triển nó một cách mạnh mẽ mà mới chỉ hoạt động rất cầm chừng vì ngân hàng lo sợ cơ chế, chính sách cũng như pháp luật có sự thay đổi. Hơn nữa, các văn bản pháp luật của Việt Nam còn chồng chéo, văn bản ra đời sau phủ định văn bản ra đời trước khiến ngân hàng lúng túng, mất phương hướng, hạn chế sự chủ động trong kinh doanh, mà đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của chiến lược kinh doanh.

Thứ ba, môi trường văn hoá xã hội. Yếu tố văn hoá xã hội là một trong những yếu tố chủ yếu có tác động đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động CVTD. Quy mô hoạt động CVTD còn thấp, khả năng phát triển các sản phẩm mới khó khăn.là do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có một nguyên nhân đó là thói quen và tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam. Mặc dù có cải thiện hơn về tâm lý mua hang trả góp, tuy nhiên Người tiêu dùng Việt Nam thường không thích ở trong tình trạng nợ nần và gánh chịu những tâm lý nặng nề khi chưa trả được hết nợ. Họ có tư tưởng rằng quan hệ với ngân hàng là biến thành con nợ của ngân hàng, điều này không mấy ai dễ dàng chấp nhận, bất chấp những lợi ích mà ngân hàng đem lại cho họ thông qua sự tài trợ của ngân hàng.

Người Việt Nam có xu hướng tự tích luỹ, tiết kiệm để mua sắm hơn là mua sắm trước rồi tích cóp để trả nợ. Khi các ngân hàng thực hiện phát triển CVTD thường vấp phải xu hướng trên của người dân. Vì vậy, để việc phát triển CVTD đạt hiệu quả, điều đầu tiên phải tác động tới tâm lý, thói quen tiêu dùng của người dân, thuyết phục họ bằng cách đem lại cho họ nhiều lợi ích từ hoạt động CVTD, đánh tan tâm lý và thói quen mang tính bảo thủ, cố hữu trên.

Ngoài ra, việc phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều, các thành phố lớn như

một số lượng lớn dân cư. Đồng thời, mức sống, thu nhập và khả năng chi tiêu của

dân cư

giữa các vùng có sự chênh lệch lớn tạo ra sự phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn. Số dân

thuộc nhóm người có thu nhập trung bình và cao tập trung ở thành thị, chiếm một tỷ trọng nhỏ khoảng 25% dân số. Còn lại 75% dân số sống tập trung ở nông thôn, nơi có

mức thu nhập còn thấp nên nhu cầu về tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ còn hạn chế. Vì vậy,

đối tượng khách hàng CVTD mà ngân hàng hướng tới chỉ nằm trong 25% dân số kể trên,

phần nào hạn chế thị phần CVTD của các ngân hàng.

Thứ tư, yếu tố cạnh tranh. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường của các ngân hàng khiến “chiếc bánh” dịch vụ tài chính ngân hàng bị chia nhỏ ra nhiều phần. Trước ngưỡng cửa của hội nhập, thị trường trong nước đã nóng lên nhiều. Với sự nới lỏng cơ chế tín dụng trong vài năm trở lại đây, nhiều ngân hàng đã xâm nhập

Kết luận chương 2

Chương 2 đã giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển, thành tự đạt được, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Bên cạnh đó, chương 2 cũng đã nêu lên những số liệu, thông tin tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội về công tác huy động vốn, sử dụng vốn, một số hoạt động khác và kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2014 -2016. Việc dẫn chứng những cơ sở lý luận, các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng, chương này cũng nêu lên những thông tin và góc nhìn khái quát về tình hình cho vay tiêu dùng ở Việt Nam và tập trung phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Trên cơ sở các số liệu, bảng biểu, chương 2 cũng nêu ra những phân tích khả năng mở rông và đánh giá về chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng qua một số chỉ tiêu căn bản như: dư nợ cho vay, lợi nhuân, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn... qua việc phân tích đó, tác giả cũng đưa ra được những thành tựu Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã đạt được, cũng như những hạn chế và nguyên nhân gây ra. Đó cũng là những cơ sở để đưa ra một số giải pháp, kiến nghị với hy vọng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Được trình bày ở chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 0981 phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w