Dịch vụ tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu 0992 phát triển dịch vụ bán lẻ tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 51 - 107)

Techcombank từ lâu đã có vị thế mạnh và bề dày kinh nghiệm trong cho vay đầu tư phát triển đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng bán lẻ ngay từ đầu đã được quan tâm theo định hướng phát triển Techcombank là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Chính vì định hướng phát triển ngân hàng cùng với việc nhận thức tầm quan trọng của phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ và việc chuyển đổi mô hình tổ chức tập trung theo HSBC (cổ đông chiến lược của Techcombank), hoạt động cho vay bán lẻ đã được bước đầu quản lý tách bạch với cơ chế và chính sách riêng, đạt được hiệu quả cao.

2.2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng

Năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng của những biến động kinh tế dẫn đến tình trạng tín dụng bán lẻ của các ngân hàng gần như ngừng trệ nhưng dư nợ tín dụng bán lẻ của Techcombank vẫn đạt 7.954 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2007 (năm 2007 dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 7.480 tỷ đồng). Đến 31/12/2008, tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ tín dụng của Techcombank tỷ lệ khiêm tốn 10,9%/ tổng dư nợ tín dụng. Đến 31/12/2009 dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng 31,6% so với năm 2008 và đạt 10.471 tỷ đồng. Trong năm 2010, thực hiện chủ trương của Chính phủ là duy trì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp của toàn ngành Ngân hàng, Techcombank đã cắt giảm tỷ lệ tăng trưởng cho vay từ mức 59,8% của năm trước xuống còn 25,7%. Tính đến thời điểm 31/12/2010, tổng cho vay và ứng trước cho khách hàng đạt 52.928 tỷ đồng, trong đó 56,8% là ngắn hạn. Cho vay bán lẻ tăng

cao nhất ở mức 63,3% lên 18.397 tỷ đồng so với năm trước.

Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ đến 30/06/2011 đạt 22.826 tỷ đồng, tăng tuyệt đối 4.429 tỷ đồng, tương đương 24% so với 31/12/2010 và hoàn thành 120% so với kế hoạch tăng trưởng dự kiến năm 2011. Quy mô tín dụng nhìn chung đã có dấu hiệu khởi sắc cho dù thực trạng hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng trong hệ thống ngân hàng còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc tăng trưởng quy mô vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kế hoạch đặt ra của các chi nhánh cũng như toàn hệ thống.

Về tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ: Techcombank đạt tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ gần 34,9% vào năm 2010, phù hợp với tỷ trọng phổ biến của các ngân hàng thương mại cổ phần là 35-50%.

Về số lượng khách hàng cá nhân: Đến 31/12/2010 số lượng khách hàng là các hộ kinh doanh và khách hàng cá nhân của Techcombank tăng thêm 500.000, nâng số lượng khách hàng cá nhân lên 1,3 triệu người là dấu mốc quan trọng trong định hướng phát triển Ngân hàng bán lẻ của Techcombank.

Đồ thị 2.2 Diễn biến tình hình tăng trưởng tín dụng BL của Techcombank

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BL của Techcombank tháng 6/2011) 2.2.2.2 về chất lượng tín dụng bán lẻ

Tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 1,54%, 1,49% và 1,13% và đang có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, do nợ xấu phát sinh từ

các vụ việc tại một số chi nhánh, dẫn đến nợ xấu tại một số thời điểm như 31/12/2008 là 1,75% tăng so với 31/12/2007 (1,65%). Nợ quá hạn tín dụng bán lẻ toàn hệ thống thời điểm 30/06/2011 là 1.011 tỷ đồng, tăng 292 tỷ đồng so với năm 2010, chiếm tỷ lệ 4,42% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ, nợ xấu là 241 tỷ đồng chiếm 1,06% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ tăng 7 tỷ đồng so với năm 2010. Nợ xấu bán lẻ đang có xu hướng được hạn chế dần so với thời điểm 31/12/2010.

Trong các sản phẩm tín dụng bán lẻ của TCB, sản phẩm cho vay mua nhà năm 2010 tăng 155% so với cùng kỳ năm 2009 lên 12.196 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 66,3% tổng dư nợ bán lẻ ( năm 2009 tỷ lệ này là 42,2%). Sản phẩm cho tiêu dùng chiếm 22,18% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ (năm 2009 tỷ lệ này là 25,2%).

2.2.2.3 về sản phẩm dịch vụ

Trong những năm gần đây với mục tiêu phục vụ tốt nhất mọi đối tượng khách hàng kể cả khách hàng cá nhân và khách hàng là tổ chức kinh tế xã hội, Techcombank đã và đang triển khai nhiều loại sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ hay còn gọi là tín dụng tiêu dùng dành cho cá nhân như: Cho vay mua ô tô, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay kinh doanh, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay cầm cố chứng từ có giá, cho vay thấu chi tài khoản có tài sản đảm bảo (F@stAdvance F1) hoặc không có tài sản đảm bảo (F@stAdvance F2)...

- Cho vay mua ô tô

Techcombank cho khách hàng là cá nhân hoặc pháp nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự đang sinh sống làm việc ổn định, có hộ khẩu thường chú hoặc thuộc đối tượng KT3 đã được cấp giấy đăng ký tạm trú từ 3 năm trở lên trên địa bàn Hà nội có thu nhập hợp pháp rõ ràng, có mục đích sử dụng vốn vay hợp lý và có khả năng hoàn trả cả gốc và lãi trong thời gian vay vốn cho Ngân hàng vay với mức tối đa bằng 90% tổng chi phí (bao gồm chi phí mua xe ô tô + lệ phí trước bạ + chi phí bảo hiểm) hoặc 50% đối với loại xe đã qua sử dụng (giá trị còn lại của xe tại thời điểm vay vốn là 80%) trong thời hạn tối đa không quá 3 năm. Với điều kiện trên Techcombank đã và đang đáp ứng hầu hết nhu cầu của khách hàng vay vốn với mục đích mua ô tô, góp phần cải thiện và nâng cao chất

lượng cuộc sống.

- Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở

Đây là sản phẩm có tỷ trọng lớn thứ nhất trong tổng dư nợ bán lẻ toàn hệ thống, tính đến cuối năm 2010, vay mua nhà tăng 155% so với năm trước lên 12.196 tỷ đồng. Có thể nói cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở là sản phẩm thường có tính chất dài hạn, ổn định và được các ngân hàng tại Việt Nam khá quan tâm phát triển. Điều kiện để khách hàng được vay vốn là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có hộ khẩu thường chú tại Hà nội với tuổi đời không quá 60, có thể vay vốn tối đa bằng 70% chi phí cần thiết để xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mua nhà, mua đất xây dựng nhà ở. Khách hàng vay vốn chỉ cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở hợp pháp đứng tên của người vay vốn hoặc có đủ điều kiện để chuyển quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở hợp pháp cho người vay vốn. Trường hợp khách hàng vay vốn xây dựng cải tạo, sửa chữa, trang trí nội thất nhà ở thì cần có giấy phép xây dựng cải tạo, sửa chữa nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trừ trường hợp sửa chữa nhỏ theo quy định không cần giấy phép.

- Cho vay kinh doanh:

Techcombank cung cấp vốn cho hoạt động kinh doanh cá nhân thông qua các hình thức như: Cho vay ôtô kinh doanh, cho vay siêu linh hoạt áp dụng cho hộ kinh doanh, cho vay theo hạn mức tín dụng quay vòng áp dụng cho hộ kinh doanh, cho vay ứng tiền bán chứng khoán. Đây là sản phẩm có tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng dư nợ tín dụng bán lẻ toàn hệ thống. Trong đó, cho vay ôtô kinh doanh là hình thức mới rất thuận tiện cho khách hàng, với việc hỗ trợ cho vay linh hoạt theo tài sản đảm bảo lên tới 90% giá trị xe trong 60 tháng cùng thủ tục vay đơn giản, xác nhận cho vay nhanh chóng, Techcombank đã đáp ứng được một lượng lớn nhu cầu của khách hàng, ngoài ra Techcombank còn tiến hành ký kết với các showroom nhằm đáp ứng một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất cho nhu cầu hỗ trợ vốn đối với khách hàng. Cho vay siêu linh hoạt áp dụng cho hộ kinh doanh là sản phẩm đáp ứng nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, Techcombank có thể hỗ trợ đến 70% nhu cầu vốn của khách hàng, tính lãi trên số dư thực tế cùng với thời hạn

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tăng trưởng Dư nợ Tỷ trọng Tăng trưởng Dư nợ Tỷ trọng Tăng trưởng

tối đa lên đến 48 tháng. Bên cạnh đó, Techcombank còn cung cấp sản phẩm cho vay theo hạn mức tín dụng nhằm đáp ứng kịp thời nhất nhu cầu vốn của khách hàng, với tổng hạn mức không vượt quá 1,5 tỷ đồng và không quá nhu cầu thanh toán, lãi tính trên số dư thực tế và thời hạn tối đa 12 tháng đã giúp khách hàng có thể sử dụng vốn linh hoạt, thuận tiện trong thời gian được cấp hạn mức, phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Với sản phẩm cho vay ứng tiền bán chứng khoán, TCB cho phép khách hàng đang kinh doanh trên thị trường chứng khoán được ứng trước vốn để đáp ứng các nhu cầu cần thiết khi lệnh bán chứng khoán đã được khớp nhưng đang chờ để được thanh toán. Như vậy có thể thấy TCB đã cung cấp đầy đủ các sản phẩm trong loại hình tín dụng cho vay kinh doanh nhằm đáp ứng tối đa nhất nhu cầu của khách hàng, mang lại sự thuận tiện và lợi ích cho người sử dụng sản phẩm.

- Cho vay du học

Techcombank triển khai hình thức cung cấp vốn cho các đối tượng vay vốn để chứng minh khả năng tài chính hoặc để thanh toán chi phí khi đi tham gia du học ở nước ngoài với mức vay tối đa 90% nhu cầu tài chính cần chứng minh và thời hạn tối đa 12 tháng đối với khách hàng có nhu cầu chứng minh khả năng tài chính và 70% nhu cầu về tài chính liên quan đến du học trong thời hạn không quá 5 năm đối với khách hàng có nhu cầu thanh toán chi phí khi du học (bao gồm cả tiền vé, học phí, chi phí visa, bảo hiểm, tiền ký quỹ và tiền ăn ở trong suốt quá trình học).

- Cho vay cán bộ công nhân viên, thấu chi tài khoản tiền gửi:

Đây là hai sản phẩm thường được khách hàng sử dụng song song và được một số ngân hàng phục vụ theo gói (bao gồm sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên/Cho vay bảo đảm bằng lương/ Cho vay tiêu dùng tín chấp, Sản phẩm thấu chi đảm bảo bằng sổ tiết kiệm, Sản phẩm thấu chi tài khoản tiền gửi và Thẻ tín dụng). Hiện nay, sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên là sản phẩm có số lượng khách hàng lớn nhất trong tất cả các sản phẩm tín dụng bán lẻ, với gần 43 nghìn khách hàng, chiếm 1/3 tổng số khách hàng bán lẻ có quan hệ tín dụng với Techcombank.

Đối với sản phẩm thấu chi tài khoản tiền gửi, tính đến thời điểm 31/12/2010 có 17.512 khách hàng đang sử dụng sản phẩm, chiếm gần 14% tổng số khách hàng

tín dụng bán lẻ, dư nợ tín dụng đối với sản phẩm này đạt 98 3tỷ đồng chiếm 5,36% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ.

Trong tương lai, khi xu hướng cho vay hỗ trợ tiêu dùng tín chấp ngày càng phát triển, cùng với thẻ tín dụng đây sẽ là hai sản phẩm chính để đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tín chấp cá nhân tại Techcombank.

Tuy nhiên, do hai sản phẩm này chủ yếu được cung cấp dưới hình thức tín chấp, do đó rất khó kiểm soát được việc trả nợ của khách hàng, hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn với loại hình tín dụng này tương đối cao, khoảng 4,4%.

Doanh số dư nợ cho vay tiêu dùng từ năm 2008 đến 30/6/2011 được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.2: Kết quả tín dụng bán lẻ theo loại hình sản phẩm

Cho vay hỗ trợ

nhu cầu nhà ở 953.3 4144. 514.7 6544. 39.94 12.196 66.45 156.7 17.990 79.18 47.5

Cho vay Gia đình trẻ 8 9 16 1. 49 0.46 -44.94 0 0 -100 0 0 -100 Cho tiêu dùng 2.2 44 3529. 442.8 7326. 26.74 4.080 22.23 435 2.807 12.35 -31.2 Cho vay hộ SXKD 9 09 8911. 916 8.61 0.77 922 5.02 0.66 805 3.54 -12.69

Cho thâu chi 6

93^ 0 9 591.7 5316. 153.8 983 536 -44.12 988 435 Õ5Ĩ Cho vay khác 3 15 4 33 320 15. 25 159 171 09 -46.56 130 0.58 -23.98

2.2.3.1 Dịch vụ thanh toán trong nước

Năm 2003, Techcombank đã triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng với việc triển khai phần mềm ngân hàng lõi tiên tiến nhất thời điểm bấy giờ tên là Globus (của hãng Temenos, Thụy Sỹ) và là một trong những ngân

hàng đầu tiên cập nhật lên phiên bản mới nhất T24. R5 từ cuối năm 2005. Trên cơ sở phần mềm hiện đại này, Techcombank đã có những sáng tạo, cải tiến đột phá về mặt đa dạng hóa sản phẩm, quản trị dữ liệu khách hàng, quản trị rủi ro, phát triển thị trường và theo đó là hoàn thiện và nâng cấp các kênh thanh toán đa dạng, hiện đại có thể đáp ứng mọi nhu cầu chuyển tiền thanh toán trong nước của khách hàng. Với việc nối mạng trực tuyến giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống, lệnh chuyển tiền của khách hàng được thực hiện trong vòng 3 phút với độ an toàn và chính xác cao. Việc thanh toán ra ngoài hệ thống Techcombank trên địa bàn hoạt động ngày nay có thể thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Thanh toán viên có thể chọn kênh thanh toán bù trừ qua NHNN. Đây là kênh thanh toán truyền thống mang tính chất thủ công. Chứng từ sau khi được hạch toán trên máy được truyền file bảng kê thanh toán bù trừ qua trung tâm thanh toán của NHNN và cán bộ của ngân hàng thanh toán thực hiện chuyển chứng từ đến tận tay cán bộ của Ngân hàng thụ hưởng. Nếu qua phiên thanh toán lệnh chuyển tiền của khách hàng sẽ phải thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo. Trong những năm gần đây Techcombank phối hợp với hệ thống thanh toán của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam thực hiện chương trình thanh toán song phương, do vậy lệnh chuyển tiền của khách hàng thông thường được thực hiện qua chương trình thanh toán điện tử và chuyển thành công trong ngày làm việc. Ngoài ra, với việc tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thì nhu cầu thanh toán của khách hàng tại Techcombank thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hơn nhiều. Bên cạnh đó các kênh thanh toán còn giúp hệ thống điều chuyển vốn linh hoạt, góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Năm 2010 tổng doanh số chuyển tiền thanh toán trong nước đạt 908.871 tỷ đồng, tăng trưởng 75% so với năm 2009 trong đó:

Thanh toán qua chương trình thanh toán Homebanking: Tổng số món 13.150 món, doanh số thanh toán đạt 32.000 tỷ đồng. Đến nay số lượng khách hàng tham gia hệ thống là 7.300 khách hàng.

Thanh toán qua hệ thống điện tử liên ngân hàng: Trong đó thanh toán đi 1.005.121 món, doanh số thanh toán là 1.230.580 tỷ đồng. Thanh toán đến là

715.200 món, doanh số thanh toán là 840.235 tỷ đồng.

Thanh toán qua hệ thống thanh toán song phương: thanh toán đi 748.000 món, doanh số thanh toán là 189.435 tỷ đồng, thanh toán đến 632.215 món đạt doanh số thanh toán là 145.357 tỷ đồng.

Thanh toán qua hệ thống VCB money: Thanh toán đi số lượng 12.987 món, doanh số thanh toán 3.200 tỷ đồng, thanh toán đến 6.300 món đạt doanh số thanh toán là 1.200 tỷ đồng. Sở dĩ doanh số thanh toán và số món chuyển tiền qua hệ thống VCB money thấp hơn so với kênh thanh toán song phương và thanh toán điện tử liên ngân hàng là do đối tượng thanh toán qua kênh này là các khách hàng mở tài khoản tại Vietcombank và kênh thanh toán này chủ yếu được sử dụng khi hết giờ thanh toán qua kênh điện tử liên ngân hàng và chi phí thanh toán qua VCB money

Một phần của tài liệu 0992 phát triển dịch vụ bán lẻ tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 51 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w