Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu 1065 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP tiên phong chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 35)

a. Môi trường pháp lý

Dịch vụ ngân hàng điện tử với việc sử dụng công nghệ mới đòi hỏi khuôn khổ pháp lý mới. Các dịch vụ ngân hàng điện tử chỉ có thể triển khai được hiệu quả và an toàn khi các dịch vụ này được công nhận về mặt pháp lý.

Văn bản đầu tiên điều chỉnh chuyên sâu về lĩnh vực này là Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005, đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử trong xã hội qua việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và quy định về chữ ký điện tử. Năm 2006 Quốc hội ban hành Luật công nghệ thông tin quy định tổng thể về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp đảm bảo và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Việc ra đời của Luật giao dịch điện tử và Luật công nghệ thông tin đã tạo cơ sở để Chính phủ và các Bộ ngàng ban hàng các văn bản dưới Luật điều chỉnh những lĩnh vực cụ thể của giao dịch điện tử. Từ nằm 2006 đến nay, bảy văn bản cấp nghị định đã được ban hành, bao gồm: Nghị định về thương mại điện tử, Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, Nghị định về ứng dụng công nghệ thông tin trong

cơ quan nhà nước, Nghị định về chống thư rác, Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và cung cấp thông tin điện tử trên internet. Các Bộ ngành cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết triển khai các Nghị định trên.

Bên cạnh đó, khung chế tài cho việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin cũng dần được hoàn thiện với Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ban hành năm 2007 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Nghị định số 06/2008/NĐ-CP năm 2008 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại và Nghị định số 28/2009/NĐ-CP năm 2009 quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và cung cấp thông tin điện tử trên internet. Năm 2009, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự, bổ sung thêm một số tội danh và nâng cao hình phạt đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử.

b. Môi trường Kinh tế - Xã hội

Nền kinh tế - xã hội phát triển đến một mức độ nhất định đòi hỏi ngành ngân hàng phải thay đổi dần phương thức giao dịch từ truyền thống sang hiện đại. Và dịch vụ NHĐT ra đời là tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển của hoạt động ngân hàng. Dịch vụ NHĐT được xem như là một trong những tiến bộ trong ngành ngân hàng khi mà nó có thể thay thế cho nhiều hoạt động truyền thống của ngành. Để có được sự phát triển đó đòi hỏi nền kinh tế của quốc gia phải phát triển một cách vượt bậc mới đảm bảo cho sự ra đời của NHĐT. Vì vậy, các yếu tố như tốc độ phát triển kinh tế xã hội, thay đổi cơ cấu kinh tế, các chính sách và chiến lược phát triển của nền kinh tế quốc gia, ... sẽ làm thay đổi bộ mặt của xã hội, trong đó có mức sống của người dân và những tiến bộ của khoa học công nghệ. Ngoài ra, các yếu tố như: lối sống và

tập quán sinh hoạt của người dân, trình độ dân trí, tôn giáo; thói quen sử dụng tiền mặt, mức thu nhập của người dân; sự hợp tác của các đơn vị cung cấp dịch vụ ... cũng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của dịch vụ NHĐT.

Một phần của tài liệu 1065 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP tiên phong chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w