NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước về toàn bộ các hoạt động của ngân hàng thông qua các văn bản quy định. Tất cả các hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động cho vay đối với DNNVV nói riêng đều tuân theo các quy định nói trên. Vì vậy, NHNN có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
3.3.2.1. Nâng cao chất lượng thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng CIC
Trung tâm thông tin tín dụng CIC là một trong những kênh cung cấp thông tin chính thống đáng tin cậy để các ngân hàng thu thập thông tin liên quan đến quan hệ tín dụng của khách hàng. Do vậy, NHNN cần hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Hoạt động của tổ chức này phải phù hợp với thực tế và có hiệu quả tích cực ở các mặt nhu tổ chức thu thập thông tin, phân tích đánh giá xếp loại doanh nghiệp và luu trữ thông tin; Cung cấp chính xác và kịp thời thông tin khi các Ngân hàng có nhu cầu, đồng thời phải bảo mật mọi thông tin theo đúng quy định của NHNN. Để làm đuợc điều này, NHNN có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Yêu cầu các NHTM cung cấp số liệu về mức cấp tín dụng, du nợ và chất luợng du nợ của doanh nghiệp tại thời điểm cuối các tháng, từ đó làm căn cứ xây dựng biểu đồ diễn biến du nợ của doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng và chất luợng của khoản nợ.
- Xây dựng thông tin liên quan đến tình hình ban lãnh đạo, khách hàng liên quan của từng doanh nghiệp để có thể thông tin cảnh báo một cách kịp thời.
- Tăng cuờng học hỏi các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nuớc ngoài trong công tác quản lý và khai thác nguồn thông tin tín dụng.
3.3.2.2. Tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát
Tăng cuờng hiệu quả thanh tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM nhằm hạn chế, ph ò ng ngừa rủi ro tín dụng. NHNN thực hiện giám sát chặt chẽ công tác quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM. về bản chất, hoạt động giám sát của NHNN đối với các NHTM có những điểm khác biệt so với hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nuớc khác. ởi lẽ, NHNN thực hiện hoạt động giám sát không chỉ với tu cách là cơ quan quản lý Nhà nuớc mà còn có tu cách là Ngân hàng Trung uơng đối với hoạt động của NHTM. Chính vì vậy, việc giám sát của NHNN đuợc đánh giá là rất quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của NHTM. với việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ của NHNN các NHTM sẽ có ý thức cao hơn trong việc nâng cao chất luợng quản
lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng mình. Ngân hàng Nhà nước cần tiến hành thanh tra, kiểm tra đồng bộ tất cả các Ngân hàng trên địa bàn, qua đó thấy được những mặt c òn tồn tại hiện nay, để có những biện pháp xử lý, tạo một “sân chơi” bình đẳng cho các Ngân hàng.
3.3.2.3. Hoàn thiện các quy chế, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng
NHNN cần xây dựng một hành lang pháp lý thống nhất, đầy đủ, chặt chẽ nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh các Ngân hàng. Xây dựng chính sách tín dụng, chính sách tiền tệ phù hợp thích ứng với tình hình kinh tế. Cần tránh trường hợp ban hành quy trình, điều kiện tín dụng quá cao, thủ tục quá rườm rà rắc rối, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng.
Hiện nay, công ty mua bán nợ đã được thành lập nhưng hoạt động của công ty này không hiệu quả, chưa thực hiện được nhiệm vụ xử lý nợ đọng của các ngân hàng mà chủ yếu các ngân hàng hiện nay tự thành lập ra các công ty x lý và x lý nợ riêng để tự giải quyết điều này là điều không tốt. Do đó ngân hàng cần có chính sách thích hợp để tạo cho thị trường mua bán nợ trở lên sôi động hơn.
NHNN cần có các biện pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động của các nghiệp vụ phái sinh nhằm ph ng ngừa rủi ro từ các hợp đồng phái sinh ngoại bảng cho các NHTM vì hoạt động này chưa được sử dụng ở nước ta trong khi đó hiệu quả của nó chưa cao trong việc ph ng ngừa rủi ro tín dụng. NHNN cần có những chính sách phù hợp để phát triển thị trường giao dịch các hợp đồng phái sinh, ban hành các chính sách phù hợp để khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia giao dịch các hợp đồng phái sinh nhằm hạn chế rủi ro như: hợp đồng kì hạn tiền gửi FFD, FRD nhằm hạn chế rủi ro tài sản có, hợp đồng CAP, FLOOR, COLLAR nhằm hạn chế rủi ro thị trường, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh khác cho các NHTM.
Tiếp tục nâng cao vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế từng thời điểm thích hợp bằng các công cụ mạnh như: lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, điều hành linh hoạt lãi suất tái cấp vốn, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Đây là các công cụ quan trọng
trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Các công cụ này nếu đuợc điều hành hợp lý, linh hoạt sẽ giúp thị truờng tiền tệ, thị truờng hối đoái ổn định, hỗ trợ tích cực thanh khoản cho các NHTM.