Nguyên nhân dẫn đến phát sinh nợ xấu trong NHTM

Một phần của tài liệu 0956 nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 35)

1.3.3.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng thương mại

a/Vấn đề lựa chọn khách hàng trước khi vay:

Ngân hàng quyết định cho vay dựa trên các hợp đồng tín dụng, một số thông tin xác minh về khách hàng bằng báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng, phương án kinh doanh do khách hàng đưa ra cho ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó, vì nhiều lý do khác nhau mà ngân hàng không thể nắm bắt được toàn bộ thông tin của khách hàng hoặc nắm bắt thông tin sai lệch dẫn đến việc đánh giá khách hàng của ngân hàng là không chuẩn xác. Từ đó dẫn tới nguy cơ rủi ro không nhỏ về nợ xấu.

Vấn đề này có thể xảy ra khi gặp các lý do như sau:

- Chất lượng thông tin tín dụng thấp: Các nguồn thông tin của ngân hàng có thể còn hạn chế, kém chính xác dẫn đến sự sai lệch về thông tin của khách hàng

- Trình độ của cán bộ tín dụng còn hạn chế: Do sự yếu kém về chuyên môn của cán bộ dẫn đến không có khả năng nhận diện rủi ro, khi đánh giá phương án kinh doanh của khách hàng thì không phân tích được về phương án kinh doanh cũng như khả năng thu hồi vốn của khách hàng dẫn đến rủi ro khi khách hàng kinh doanh không thành công, thua lỗ.

- Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng chưa cao: Vấn đề đạo đức luôn là một vấn đề nổi cộm trong tất cả mọi ngành nghề nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Với tình hình kinh tế hiện tại cùng với việc ngân hàng luôn

đặt nặng chỉ tiêu lợi nhuận dẫn đến việc áp chỉ tiêu cao sẽ không tránh khỏi việc

tăng truởng tín dụng nóng cùng với việc không giữ vững đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng dẫn đến việc thẩm định khách hàng không kỹ, “ vẽ” dự án khống cho khách hàng, đánh giá tài sản cao hơn mặt bằng chung,.. để vừa đạt chỉ

tiêu kế hoạch vừa kiếm thêm đuợc thu nhập cho bản thân.

- Việc kiểm soát công tác cho vay chua đuợc tốt: Theo quy trình vay vốn trong ngân hàng cần phải thông qua rất nhiều buớc, từ việc thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng đến việc phê duyệt thông qua các cấp lãnh đạo tốn rât nhiều thời gian nhung bên cạnh đó thì việc kiểm soát này đôi khi chua thực sự tốt dẫn đến việc đánh giá sai về khả năng sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.

b/Vấn đề kiểm tra kiểm soát sau vay:

- Kiểm tra kiểm soát sau vay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát quá sử dụng vốn và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu khâu kiểm tra kiểm soát này không đuợc thực hiện một cách nghiêm túc và đều đặn thì sẽ dẫn đến việc không kiểm soát đuợc nguồn trả nợ của khách hàng. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại phiền hà cho khách hàng của số đông cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ ngân hàng nói chung .

c/ Các vấn đề khác:

- Các NHTM quá chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận, gây nên tình trạng tăng truởng tín dụng nóng. Việc chạy đua lãi suất huy động đẩy lãi suất cho vay lên cao, gây ra tâm lý thờ ơ của các doanh nghiệp mạnh khi họ có thể sử dụng nguồn vốn khác rẻ hơn. Các khách hàng còn lại đuợc đua vào diện nghi vấn về khả năng quản lý, kinh doanh để trả nợ cho Ngân hàng.

- “ Để quá nhiều trứng vào trong một giỏ”: Các khoản cho vay của Ngân hàng tập trung vào những lĩnh vực có độ rủi ro cao, khiến cho danh mục nợ vay thiếu đi sự da dạng; từ đó, khả năng phân tán rủi ro của Ngân hàng sẽ

giảm đi. Công tác quản lý và đánh giá tài sản đảm bảo kém.

- Hiệu quả của quản trị kém, các chính sách tín dụng đặt ra không hợp lý, không kịp thời hoặc không theo kịp với thực tế. Hệ thống truyền tải thông tin còn chậm, chua hoàn thiện dẫn đến việc thẩm định, phân tích bị sai lệch, đánh giá sai về khả năng trả nợ của khách hàng và xu huớng phát triển của kinh tế

- Quy trình cấp tín dụng không hợp lý: vi phạm quy tắc bốn mắt, cán bộ

tín dụng làm việc không đúng thẩm quyền, thực hiện chua nghiêm túc hoặc chua đúng các quy định cho vay, đánh giá sai về khả năng sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Hiệu quả của công tác tổ chức, kiểm tra, giám sát nội bộ của ngân hàng còn chua chặt chẽ, kém hoàn thiện và chua độc lập, chua thực hiện đúng chức năng,nhiệm vụ hoặc cố tình sai phạm.

- Chua có sự ràng buộc nghiêm khắc về trách nhiệm đối với nguời thực hiện công tác tín dụng, chế tài xử phạt chua nghiêm hoặc kém minh bạch.

1.3.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

a/Nguyên nhân chủ quan:

- Khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng còn hạn chế, sử dụng vốn vay một cách không hợp lý dẫn đến việc kinh doanh không hiệu quả, không thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh của khách hàng dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

- Khách hàng thiếu thiện chí trả nợ, cố ý không cung cấp đầy đủ hoặc có hành vi che giấu thông tin trong suốt quá trình xin cấp tín dụng và sử dụng vốn vay, thực hiện việc đi vay ở nhiều tổ chức tín dụng.

- Tình hình tài chính của khách hàng yếu kém, thiếu minh bạch trong việc xử lý các loại giấy tờ, sổ sách kế toán.

mình, sử dụng vốn sai mục đích ... nên không có khả năng thu hồi vốn. b/ Nguyên nhân khách quan:

- Khách hàng vay vốn gặp rủi ro trong việc kinh doanh của mình: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh .. và đặc biệt là tác động của khủng hoảng kinh tế dẫn đến việc thay đổi không luờng truớc đuợc của giá cả, lạm phát, ... dẫn đến việc khó khăn trong quá trình kinh doanh và có khả năng mất vốn, không có khả năng trả nợ.

- Khách hàng gặp rủi ro trong việc mất nguồn thu nhập trả nợ: Bên cạnh việc cho vay kinh doanh thì ngân hàng còn tiến hành cho vay tiêu dùng và nguồn trả nợ chính là dựa vào nguồn thu nhập ổn định từ tiền luơng hàng tháng của khách hàng. Truờng hợp khách hàng mất việc hoặc không may tử vong có thể dẫn đến khách hàng cũng nhu người đồng trách nhiệm trả nợ mất đi nguồn thu chính và không có khả năng trả nợ.

Một phần của tài liệu 0956 nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w