Việt Nam
- Tăng cường số lượng và chất lượng nhân lực làm công tác tín dụng: Hiện nay, Agribank đang có một bộ máy to lớn, cồng kềnh, già nua. Agribank cần có chính sách tuyển dụng mới để đáp ứng nhu vầu thay đổi tổ chức , trẻ hóa cán bộ. Cán bộ tín dụng phải được sàng lọc kĩ càng, có kết quả học tập tốt, có khả năng nắm bắt công việc nhanh, có đạo đức nghề nghiệp tốt... Ngoài ra ngân hàng cũng cần có chính sách giữ chân cán bộ cũ có năng lực, kinh nghiệm, chú trọng công tác đào tạo lại để không ngừng nâng cao và cập nhật kiến thức mới. Việc đào tạo phải đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, đào tạo chuyên ngành, không đào tạo đại trà.
- Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực chấm điểm và xếp hạng tín dụng: Agribank đã áp dụng hệ thống tính điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng. Tuy nhiên, việc tính điểm này đôi khi còn mang tính chất đối phó. Vì vậy, Agribank nên có quy định rõ ràng, một khung chuẩn để hoàn thiện hệ thống này một cách minh bạch, chính xác
- Có nghiên cứu và phân tích rõ ràng về tiềm năng của khu vực để giao chỉ tiêu hoạt động: Chỉ tiêu hiệu quả là thước đo chất lượng trong hoạt động kinh doanh của mỗi cơ sở bộ phận. Tuy nhiện, việc giao chỉ tiêu hoạt động
cho từng chi nhánh cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, tránh việc giao chỉ tiêu quá cao dẫn đến tăng trưởng nóng về tín dụng.
- Theo dõi thường xuyên công tác tổ chức phân tích, phân loại nợ xấu theo
định kỳ: Cán bộ tín dụng phải coi việc phân tích, phân loại nợ xấu là một công việc trọng yếu. Đối với từng khoản nợ có vấn đề phải phân tích chi tiết thực trạng tình hình tài chính của khách hàng, nguyên nhân dẫn tới nợ xấu, khả năng
tài chính của khách hàng có thể thu nợ đến đau, tìm hiểu rõ đạo đức và gia cảnh
của con nợ. Công tác phân loại nợ xấu phải tiến hành thường xuyên, liên tục, định kỳ và phải báo cáo ngay khi phát hiện sự thay đổi bất thường.
- Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng và phân tích tham gia các
thông số
trong quản lý rủi ro tín dụng: Tiến hành thu thập thông tin về khách hàng từ tất cả
các kênh: trung tâm thông tin tín dụng, truyền thông, cơ quan thuế, các tổ chức chuyên nghiệp... Trên cơ sở đó tập hợp, phân tích và đánh giá rủi ro có thể sảy ra,
tính toán hạn mức rủi ro... Tổ chức hệ thống thông tin quản lý phải đạt được các
yêu cầu đối với quản trị doanh nghiệp: thông suốt, chính xác, kịp thời và đầy đủ,
cập nhật. Quản trị mạng nội bộ theo mô hình ngân hàng hiện đại an toàn, bảo mật
và có sự phân cấp trong việc tiếp cận thông tin.
- Đổi mới công nghệ ngân hàng: Việc đổi mới công nghệ không những đưa ra được những sản phẩm mới, nhiều tiện tích trên cùng một sản phẩm mà còn tạo điều kiện cho công tác quản lý điều hành theo phương pháp hiện đại như: hoạt động, kinh doanh phân tán nhưng quản trị điều hành tập trung tại Hội sở chính, cho phép hội sở chính có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tại từng chi nhánh. Tập trung nâng cao năng lực quản trị, điều hành, kiểm tra kiểm doát, quản trị rủi ro, bảo mật và an ninh dữ liệu. Các nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp và thị trường tiếp tục được nghiên cứu, tìm kiếm nhằm mua những chương trình phần mềm hiện đại theo dõi, kiểm soát rủi ro.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nợ xấu hiện nay là một “ khối u” còn tồn tại trong nền kinh tế. Trách nhiệm giải quyết nợ xấu này không chỉ thuộc về một cá nhân, một tổ chức mà thuộc về toàn bộ xã hội. Từ các ban ngành lãnh đạo cấp chính phủ cho tới NHNN, các NHTM hay từng cá nhân trong thị trường. Các cơ quan đầu não lo lắng tới việc đưa ra các chính sách, quyết định, chỉ đạo đến từng ban ngành đoàn thể cấp dưới thực hiện. Những cá thể trong nền kinh tế cũng nên góp phần nhỏ bé của mình vào trong công cuộc này ví dụ như: cung cấp thông tin trung thực khi vay vốn, hợp tác với ngân hàng khi gặp chuyện không may, khó khăn về tài chính trong việc xử lý nợ xấu,..
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế hiện nay, khi nhu cầu vốn của nguời dân ngày càng cao sẽ không tránh khỏi hệ lụy về việc tăng truởng nóng về tín dụng. Do đó, nợ xấu bùng phát trong những năm gần đây là một vấn đề nhức nhối trong ngành ngân hàng. Ý thức đuợc vấn đề nợ xấu không chỉ ảnh huởng đến ngành ngân hàng nói riêng mà còn tác động đến cả nền kinh tế nói chung, nhà nuớc đã phối hợp với các ngành có liên quan nhung công tác xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng nói chung và của chính bản thân ngân hàng Agribank, NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định nói riêng vẫn còn nhiều bất cập. NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định đã rất tích cực trong công tác xử lý nợ trong năm 2017 và đầu năm 2018 nhung vẫn chua có những chuyển biến rõ rệt do giải quyết đuợc món nợ cũ thì món nợ mới lại phát sinh. Do vậy, bên cạnh việc xử lý nợ xấu thì việc phòng ngừa nợ xấu cũng là một nhiệm vụ cần đặt ra trong những năm tới tại NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định.
Ngành ngân hàng với hoạt động chính là kinh doah “tiền” gắn liền với rủi ro, bởi vậy nợ xấu là một thực tế khách quan trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thuơng mại. Với đề tài đặt ra là “ Nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Nam Định”, kết quả nghiên cứu đã đạt đuợc một số vấn đề cơ bản sau.
- Một là: Làm rõ khái niệm rủi ro tín dụng , khái niệm nợ xấu. Chỉ ra những nguyên nhân và dấu hiệu phát sinh và nhận biết nợ xấu. Chỉ ra tác động tiêu cực của nợ xấu tới ngân hàng và nền kinh tế.
- Hai là: Giới thiệu khái quát về ngân hàng NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định, phân tích chi tiết diễn biến nợ xấu đan xen với nguyên nhân phát sinh và tình hình chung của ngành giai đoạn 2015 đến tháng 03/2018.
- Ba là: Trình bày các biện pháp hạn chế và xử lý nợ xấu mà NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định đã sử dụng, nhận xét các uu nhuợc điểm , nguyên
nhân của những tồn tại của các biện pháp này.
- Bốn là: Trong chương 3, tác giả đã phân tích sơ lược các mục tiêu hoạt động của HNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định trong thời gian tới. Đưa ra các kiến nghị, biện pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu cho HNo & PTNT Việt Nam và cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn và bị chi phối bởi nhiều yếu tố cho nên luận văn chắc chắn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được những lời góp ý của Thầy giáo, Cô giáo, các nhà khoa học và các bạn sinh viên trong trường cũng như những người quan tâm đến đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO •
1. QUYẾT ĐỊNH số: 493/2005/QĐ-NHNN - về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
2. QUYẾT ĐỊNH số: 22/VBHN-NHNN - Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
2. THÔNG Tư số: 39/2016/TT-NHNN - Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng.
3. THÔNG Tư số: 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòngrủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
4. THÔNG Tư số: 19/2013/TT-NHNN - Quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
5. THÔNG Tư số: 08/2016/TT-NHNN - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013 ngày 06/09/2013 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
6. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010
7. Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 8. Phong Hiếu ( 15/02/2017) - Nợ xấu sẽ giảm vì Thông tư 39? - Báo điện tử Cafefvn
9. Mai Trinh ( 06/01/2017) - Nợ xấu tiếp tục là “gánh nặng” trong năm 2017 - Báo điện tử Baomoi.com
10. Nguyễn Thị Tuyết Mai - Ban biên tập website của VAMC (2017) -
Agribank và VAMC ký kết hợp tác toàn diện giai đoạn 201 7-2022 triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 nhằm đẩy nhanh công tác xử lý nợ xấu - Trang thông tin điện tử http://sbvamc.vn/