Ảnh hưởng của nợ xấu đến Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0956 nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 38)

Nợ xấu của Ngân hàng thương mại không chỉ đơn giản là ảnh hưởng đến bản thân của Ngân hàng đó mà nó còn ảnh hưởng tới cả nền kinh tế.

1.3.4.1. Đối với bản thân ngân hàng

a/Ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản: Việc nợ xấu quá nhiều khiến ngân hàng Không thu hồi đủ vốn đã bỏ ra cho vay khiến ngân hàng bị giảm lợi nhuận, thua lỗ do bị thâm hụt nguồn vốn. Từ đó có thể dẫn đến hậu quả khi đến một mức nào đó ngân hàng không thể trả tiền cho người gửi tiền khi đến hạn. Nếu trình trạng này kéo dài liên tục thì ngân hàng lâm vào trình trạng mất khả năng thanh toán

b/Giảm hiệu quả sử dụng vốn: Nợ xấu phát sinh đồng nghĩa với việc ngân hàng không thể thu hồi lại khoản vốn mà mình đã cho vay dẫn đến ngân hàng bị tồn đọng một khoản vốn “ chết”. Việc tồn đọng này khiến cho ngân hàng hoàn toàn có thể mất đi các cơ hội làm ăn khác có thể mang lại lợi nhuận

cho ngân hàng. Vì một khoản vốn bị ứ đọng nên ngân hàng không thể sử dụng vốn của mình một cách tối đa gây giảm hiệu quả sử dụng vốn.

c/Giảm lợi nhuận: Nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng đến từ việc thu khoản tiền chênh lệch giữa lãi suất tiền vay và lãi suất tiền gửi. Việc nợ xấu phát sinh đồng nghĩa với việc ngân hàng không thể thu đuợc lãi vay từ khoản vốn đó mà vẫn phải trả lãi tiền gửi. Điều này sẽ làm ảnh huởng không nhỏ đến lợi nhuận của ngân hàng.

d/Giảm uy tín của ngân hàng: Tỷ lệ nợ xấu là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất luợng tín dụng của ngân hàng. Một ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu càng cao nghĩa là có chất luợng tín dụng càng thấp. Bên cạnh đó, nhu đã phân tích ở trên thì nợ xấu còn có thể ảnh huởng đến việc thanh khoản của ngân hàng, điều này sẽ làm cho khách hàng mất niềm tin vào ngân hàng dẫn đến việc uy tín ngân hàng bị hạ thấp.

e/Nguy cơ phá sản: Đây là ảnh huởng nghiêm trọng nhất của nợ xấu tác động đến ngân hàng thuơng mại. Khi nợ xấu ở một mức cao vuợt nguỡng có thể kiểm soát làm ảnh huởng đặc biệt nghiêm trọng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thuơng mại hay nghiêm trọng hơn là ngân hàng mất khả năng chi trả thì sẽ dẫn đến tình trạng phá sản.

1.3.4.2. Đối với khách hàng

a/Tạo áp lực lớn đến khách hàng: Nợ xấu là gánh nặng buộc nguời vay phải giải quyết trong tình trạng tài chính không tốt, tạo áp lực trả nợ cho khách hàng, do đó có thể dẫn đến việc khách hàng vì mục đích trả nợ mà có những quyết định sai lầm trong hoạt động kinh doanh dẫn đến tình hình tài chính càng khó khăn.

b/Giảm uy tín của khách hàng: Hiện nay các ngân hàng thuơng mại đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng riêng để đánh giá khách hàng. Nếu khách hàng không hoàn trả nợ đúng hạn cũng nhu mang lại nợ xấu cho ngân

hàng thì dễ mất uy tín, mất điểm trong hệ thống trên dẫn đến việc khó khăn hơn trong việc vay vốn lần sau.

c/Ảnh hưởng đến tài sản bảo đảm: Việc không thanh toán được món nợ vay của NHTM, người đi vay còn đứng trước nguy cơ bị thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố hoặc phải chịu trách nhiệm trước pháp lý, có thể rơi vào tình trạng phá sản hoặc bị tước quyền kinh doanh.

1.3.4.3. Đối với nền kinh tế

Nhìn chung nợ xấu có những tác động chính ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và làm ảnh hưởng đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại như:

- Nợ xấu cao khiến ngân hàng có thể lâm vào khả năng mất khả năng thanh toán sẽ gây tâm lý hoang mang cho người gửi tiền gây ra hiệu ứng rút tiền hàng loạt. Điều này sẽ càng làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng và hậu quả nặng nề nhất có thể là sẽ làm sụp đổ cả ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động ngân hàng lại mang tính hệ thống, một ngân hàng đổ vỡ sẽ kéo theo sự đổ vỡ của hàng loạt ngân hàng khác. Các chủ thể trong nền kinh tế tham gia vào quá trình thanh toán trong và ngoài nước thông qua hệ thống ngân hàng sẽ mất niềm tin vào uy tín ngân hàng điều này sẽ dẫn tới việc giảm sút đầu tư ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.

- Nợ xấu tăng cao làm hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng trong khi cầu của các chủ thể là rất lớn dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế.

- Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu cao thể hiện sự kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, gây sự thiếu tin tưởng vào công chúng. Dân chúng không đem tiền gửi ngân hàng nữa làm cho tỷ lệ huy động vốn thấp, lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư tăng gây lãng phí vốn.

Tóm lại:

Tác động của nợ xấu là rất lớn, nó không chỉ ảnh hưởng tới riêng một ngân hàng, một ngành nghề mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Đặc

biệt là tính hệ thống của ngành ngân hàng khiến cho hậu quả của nợ xấu lan nhanh hơn, tác động mạnh, lâu dài và khó xử lý. Hệ thống ngân hàng là huyết mạnh của nền kinh tế do đó thiệt hại của nó sẽ ảnh huởng tới tất cả các ngành nghề còn lại, gây suy giảm kinh tế dẫn đến khủng hoảng, lạm phát, nghèo đói và tệ nạn xã hội. Từ những hậu quả nghiêm trọng đó, việc phòng ngừa và xử lý nợ xấu ngày càng trở nên cấp bách. Chính phủ, nhà nuớc và bản thân các NHTM cùng các chủ thể kinh tế khác cần phải có các biện pháp triệt để và tức thì để xử lý “ vấn nạn” đang lớn dần này.

Một phần của tài liệu 0956 nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w