Giải pháp phòng ngừa nợ xấu

Một phần của tài liệu 0956 nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 81)

3.2.1.1. Hoàn thiện cơ chế cấp tín dụng

Hiện nay, cơ chế cấp tín dụng tại NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định còn nhiều thiếu sót cần khắc phục ví dụ như:

+ Giai đoạn thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng cần được kiểm soát chặt chẽ, đầy đủ hồ sơ giấy tờ trong quy định mới được xét chuyển bước tiếp theo

+ Giai đoạn ký kết HĐTD: Thiết lập HĐTD để thỏa thuận với khách hàng chuyển nguồn thu hoạt động kinh doanh vào tài khoản mở tại Agribank nơi cho vay để quản lý và theo dõi thu nợ.

+ Giai đoạn giải ngân cho khách hàng: Hạn chế tối đa giải ngân bằng tiền mặt. Nếu giải ngân bằng tiền mặt cần áp dụng đúng quy định theo thông tư 09/2012/TT-NHNN ngày 10/04/2012.

+ Giai đoạn kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay: Cần quản lý được tiến độ

thực hiện phương án/ dự án; quản lý việc sử dụng và bảo quản tài sản bảo đảm;

quản lý, giám sát hàng hóa trong quá trình tiêu thụ, sản xuất của khách hàng. + Kịp thời đăng ký thông tin trên hệ thống IPCAS để quản lý khách hàng

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ:

Hiện nay NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định đã thành lập Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ với 06 người bao gồm 04 cán bộ kiểm soát, 02 cán bộ pháp chế. Có thể thấy được rằng với số lượng nhân lực mỏng khó có thể kiểm soát toàn bộ địa bàn của NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định bao gồm 11 chi nhánh loại II cùng 24 phòng giao dịch. Vì thế, NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần thực hiện các biện pháp bổ sung nhân lực cho Phòng Kiểm tra kiểm soát cùng với đó là việc nâng cao “ quyền lực” cũng như “ trách nhiệm” của

cán bộ kiểm soát để có thể thực hiện một cách đúng nhất về công tác kiểm tra kiểm soát tránh tình trạng “ cả nể” khi kiểm tra làm ảnh hưởng đến kết quả của công tác kiểm soát nội bộ.

Bên cạnh đó, NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần đề ra định hướng rõ ràng về việc xây dựng kế hoạch kiểm tra trong năm, hoạt động của việc Kiểm tra kiểm soát nội bộ cần quán triệt, triển khai đến từng đơn vị bộ phận, cá nhân tham gia giao dịch phải tuân thủ quy chế kiểm soát nội bộ của Agribank. Mặt khác, thông qua công tác kiểm tra để phát hiện kịp thời sai sót từ đó có thể đưa ra đánh giá, báo cáo về nợ tiềm ẩn, nợ có khả năng chuyển sang nợ xấu để có những định hướng phòng ngừa cũng như xử lý nợ xấu.

3.2.1.3. Quan tâm đến năng lực quản trị nội bộ đặc biệt là quản trị rủi ro, chất lượng thẩm định tín dụng

Công tác chỉ đạo điều hành cũng như phân cấp ủy quyền của NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định đang được tiến hành tương đối tốt. Tuy nhiên, NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần chú trọng thêm về vấn đề quản trị nội bộ đặc biệt là quản trị rủi ro và quản trị chất lượng thẩm định tín dụng. Hiện nay, chất lượng thẩm định tín dụng của NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định nói chung đang gặp rất nhiều thiếu sót ở mọi khâu trong hoạt động cấp tín dụng. Đặc biệt trong khâu thẩm định tín dụng. Đơn cử như việc thẩm định hồ sơ pháp lý của khách hàng cũng thường xuyên thiếu sót về bổ sung đăng ký kinh doanh mới khi khách hàng thay đổi vốn điều lệ; thiếu các tài liệu về việc cấp quyền đầu tư dự án của khách hàng. Bên cạnh đó là việc thẩm định về phương án kinh doanh của khách hàng chưa thực sự tốt dẫn đến không kiểm soát được khả năng trả nợ của khách hàng.

Để khắc phục được điều này NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần phải chú trọng hơn về việc quản trị đến chất lượng thẩm định tín dụng của mình bằng cách thực hiện kiểm tra, kiểm soát kỹ càng hơn trong quá trình cấp

tín dụng cũng như tăng cường năng lực cho cán bộ tín dụng.

3.2.1.4. Nâng cao năng lực cán bộ đi đôi với đạo đức nghề nghiệp

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất trong sự thành công. Đặc biệt là trong ngành ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định thì cán bộ kinh doanh hay cán bộ tín dụng là người trực tiếp bán sản phẩm trong hình thức kinh doanh “ tiền” hợp pháp nên càng cần chú trọng đạo đức nghề nghiệp. Để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cần phải có đội ngũ cán bộ tín dụng có phẩm chất, năng lực công tác, và tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc. Do đó, NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Một người có đạo đức tốt, thái độ hành xử đúng mức sẽ rất cân nhắc trong việc giải quyết cho vay trên cơ sở đầy đủ những thủ tục theo quy định và dự án có hiệu quả.

Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng trên địa bàn NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định hiện nay còn rất nhiều thiếu sót về cả mặt kinh nghiệm lẫn nghiệp vụ ngân hàng nói chung và kỹ năng thẩm định nói riêng. Vì kỹ năng thẩm định phương án, dự án cho vay còn nhiều hạn chế do đó chất lượng báo cáo thẩm định khoản vay cũng bị kéo xuống ( việc tính toán, xác định tổng nhu cầu vốn, nguồn vốn tham gia vào phương án, dự án, các khoản phải thu, phải trà,...) dẫn đến việc đánh giá không chính xác về nguồn lực của khách hàng có thể dẫn đến rủi ro khi thu hồi vốn.

Do đó, NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần lên kế hoạch cụ thể về công tác đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm thường xuyên cho cán bộ tín dụng trong chi nhánh đặc biệt là các cán bộ tín dụng mới để có thể nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Giảm thiểu tối đa rủi ro mất cấn đối về thông tin tín dụng.

“ Khách hàng là thượng đế” là câu châm ngôn bất hủ của giới kinh doanh. Tuy nhiên, không phải “ thượng đế” nào cũng giống nhau nên NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần phải đưa ra cơ chế giám sát, phân loại khách hàng một cách hợp lý để có thể thuận lợi trong quá trình chăm sóc cũng như quản lý sau khi cho vay.

Một trong những cách phân loại khách hàng thông dụng nhất hiện nay là thông qua việc đánh giá xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, việc chấm điểm xếp loại khách hàng của NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định hiện nay là chưa thực sự tốt nên NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần phải tiến hành chấn chỉnh cũng như đưa ra các quy định rõ ràng về việc chấm điểm xếp hạng tín dụng của khách hàng.

Việc phân loại khách hàng ở địa bàn các huyện - nơi mà việc cho vay tập

trung chủ yếu vào địa bàn nông nghiệp nông thôn là tương đối tốt do khách hàng

thực hiện vay vốn thông qua tổ vay vốn được quản ý bởi 01 cộng tác viên với ngân hàng, tổ trưởng tổ vay vốn là kênh thông tin trực tiếp của ngân hàng và khách hàng. Nếu có phát sinh không tốt gì từ phía khách hàng sẽ được phản hồi

một cách nhanh chóng. Đây là một biện pháp kiểm tra sử dụng vốn sau vay rất hay của NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định nói riêng và NHNo & PTNT CN Việt Nam nói chung. Vì thế NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần phải duy trì

và phát triển hình thức tổ vay vốn tại các địa bàn thích hợp.

Bên cạnh đó, NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định có thể phân chia khách

hàng thành từng nhóm dựa vào số dư nợ, mục đích kinh doanh để có thể tiện theo

dõi - điều này phù hợp hơn ở địa bàn Trung tâm các huyện, trung tâm thành phố

Nam Định nơi mà mặt bằng chung dân cư phức tạp hơn với đa dạng về loại hình

kinh doanh, mục đích vay vốn. NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định nên phân chia từng nhóm khách hàng có nhiều điểm chung cho từng cán bộ riêng biệt để dễ

Việc tìm kiếm, quan hệ với khách hàng để có thể cấp tín dụng là một nghiệp vụ chính của ngân hàng nhưng việc giám sát, kiểm tra khách hàng về việc

sử dụng vốn là một biện pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro nợ xấu cho ngân hàng.

Tuy nhiên, việc giám sát, kiểm tra khách hàng cần được thực hiện một cách hợp

lý, tránh để gây xung đột với khách hàng làm giảm uy tín của Ngân hàng.

3.2.1.6. Tư vấn cho Doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn

Hiện nay, lượng khách hàng Doanh nghiệp của NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định là chưa nhiều chỉ đạt 1.659.000 triệu đồng chiếm 13,3% trên tổng dư nợ. Tuy nhiên, việc cán bộ tín dụng sau khi cho vay cần tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn là điều cần thiết.

Việc này trước hết là một biện pháp kiểm tra lại về các phương án kinh doanh có khách hàng xem có đúng như trong quá trình thẩm định hay không, có sử dụng vốn vay sai mục đích hay không. Tuy nhiên, để cán bộ tín dụng có thể tham gia tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn một cách hiệu quả, không bị sai lầm trong kinh doanh thì bản thân cán bộ tín dụng cần trau dồi kiến thức về ngành nghề doanh nghiệp sản xuất cũng như về tình hình biến động của thị trường.

Có thể nói đây là bước đi chiến lược, tạo sự mới mẻ trong việc giám sát khách hàng cũng như quản lý hướng đi của vốn vay nhưng lại chú trọng nhiều đến năng lực cá nhân của cán bộ tín dụng. NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần phải đào tạo cán bộ của mình để đáp ứng được nhu cầu này.

3.2.1.7. Hợp tác với ABIC để bán bảo hiểm bảo an tín dụng

ABIC - Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp là công ty bảo hiểm chuyên phục vụ những sản phẩm bảo an dựa trên các sản phẩm tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam nói cung và NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định nói riêng.

bảo an tín dụng với mức bồi thường tối đa là 200 triệu đồng/ khoản vay. Phần lớn khách hàng tham gia bảo hiểm là khách hàng đứng tên vay vốn tại NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định.

Khi khách hàng không may gặp rủi ro trong cuộc sống dẫn đến tử vong hoặc bị hàng không may tử vong hoặc bị thương tật, tàn tật bộ phận hoặc toàn bộ vĩnh viễn dẫn đến gia đình người vay mất hoặc giảm nguồn thu nhập chính ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ, có nguy cơ phát sinh nợ xấu.

Việc mua bảo hiểm bảo an tín dụng này là một biện pháp bảo đảm an toàn vốn tương đối tốt cho NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định. Khi khách hàng không may gặp được rủi ro nêu trên thì ABIC sẽ dựa theo tình hình thực tế của khách hàng mà tiến hành chi trả bồi thường cho khách hàng dựa trên số tiền vay mà khách hàng mua bảo hiểm. Số tiền bồi thường tính riêng về Bảo an tín dụng trong năm 2017 của NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định lên tới hơn 7.000 triệu đồng, một phần không nhỏ trong số 7.000 triệu đồng này hoàn toàn có thể chuyển sang nợ xấu vì phần lớn các trường hợp tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng thuộc địa bàn nông thôn chỉ có 01 người đi làm tạo thu nhập chính để trả nợ ngân hàng.

Vì thế, NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định nên đẩy mạnh việc hợp tác và tiến hành bán Bảo hiểm bảo an tín dụng trên mọi khoản vay, với số tiền bảo hiểm tối đa mà khách hàng chấp nhận mua để có thể phòng ngừa khả năng mất vốn một cách tối đa.

Một phần của tài liệu 0956 nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w