Giải pháp xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu 0956 nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 84)

3.2.2.1. Tham gia tư vấn cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh có lãi để trả nợ ngân hàng

Một trong các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu là khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng còn hạn chế, sử dụng vốn vay một cách không hợp lý dẫn đến việc kinh doanh không hiệu quả, không thể thúc đẩy hoạt động kinh

doanh của khách hàng dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

Vì thế, bên cạnh việc thúc giục khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn, cán bộ tín dụng nói riêng và NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định nói chung nên tiến hành hỗ trợ khách hàng trong việc đẩy mạnh việc sản xuất kinh doanh của cá nhân doanh nghiệp để kinh doanh có lãi rồi tiến hành trả nợ ngân hàng. NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định thông qua việc phân tích thị trường có thể đưa ra những định hướng kinh doanh tốt hơn phương hướng kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp để có thể giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn cũng như phục hồi năng lực tài chính để tiến hành trả nợ.

3.2.2.2. Giám sát chặt chẽ dòng vốn luân chuyển của Doanh nghiệp để thu hồi nợ xấu

NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần quản lý chặt chẽ nguồn thu của khách hàng để thu hồi nợ. Để làm được điều này, từ lúc ký kết Hợp đồng tín dụng giữa 02 bên, NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần thỏa thuận với khách hàng chuyển nguồn thu hoạt động kinh doanh vào tài khoản mở tại Agribank nơi cho vay. Khi đã đạt được thỏa thuận này, cán bộ tín dụng theo dõi khoản vay cần liên tục giám sát dòng tiền ra vào tài khoản của khách hàng để tiến hành thu hồi nợ xấu một cách nhanh chóng nhất.

3.2.2.3. Kịp thời phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan để thu hồi nợ xấu có tài sản bảo đảm

Việc giải quyết thu hồi nợ xấu thông qua phương pháp tiến hành thanh lý tài sản bảo đảm đang là một trong những nguồn thu mà NH có thể thu hồi được một phần hay toàn bộ khoản vay. Trước hết, dựa trên các phân tích và phân loại nợ xấu, nếu một khoản nợ có khả năng cao chuyển sang nhóm nợ xấu mà khách hàng khó có thể tìm được nguồn tài chính nào khác để bù đắp, NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần phối hợp và hướng dẫn khách hàng trực tiếp bán tài sản đảm bảo trước khi khoản vay bị nhảy nhóm nợ. Lúc này,

vì khoản vay của khách hàng chưa bị xử lý nợ xấu nên khách hàng có thể bán tài sản của mình với giá cao hơn, khách hàng sẽ có đủ tài chính bù đắp cho ngân hàng cùng với có một khoảng thu nhập để trang trải cho gia đình.

Với tình hình xấu hơn, khi khách hàng không có thiện chí trả nợ ( khách hàng chây ỳ không trả nợ, khách hàng bỏ trốn,... ) mà khoản vay đã nhảy sang nhóm nợ xấu thì NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần kịp thời phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan ( Sở tư pháp, Trung tâm đấu giá,.. ) để có thể tiến hành phát mãi tài sản bảo đảm thu hồi vốn vay cho ngân hàng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, cán bộ thụ lý khoản vay cũng cần phối hợp tìm kiếm người mua tài sản đảm bảo đó.

3.2.2.5. Phân tích đánh giá các khoản nợ xấu để sử dụng quỹ dự phòng xử lý theo ủy quyền của cấp trên

Để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra, NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần tuân thủ các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của TCTD. Việc trích lập dự phòng sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng nhưng khi rủi ro xảy ra sẽ giúp ngân hàng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và chủ động.

Bên cạnh đó, NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần rà soát lại các khoản nợ, phân tích đánh giá về các khoản nợ tiềm ẩn, nợ xấu để có đầy đủ cơ sở sử dụng quỹ dự phòng xử lý nợ xấu theo ủy quyền của cấp trên.

3.2.2.6. Phân tích đánh giá các khoản nợ xấu để bán cho VAMC

Ngày 27/10/2017 tại Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2017-2022 triển khai thực hiện số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 Quốc hội, đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, phấn đấu tới cuối năm 2022 đưa tỷ lệ nợ xấu

nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ của Agribank xuống duới 3%.

Nhu vậy Agribank nói chung, NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định nói riêng và VAMC sẽ hợp tác triển khai toàn diện các biện pháp xử lý nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội, Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/07/2017 của Thủ tuớng Chính phủ, Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/07/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc, Quyết định số 1058/QĐ-TTG của Thủ tuớng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 và Đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2.

NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần rà soát, đánh giá, phân loại các khoản nợ xấu; xây dựng lộ trình xử lý nợ cho từng năm, giai đoạn từ 2017-2022; đua ra các giải pháp phù hợp nhằm đẩy nhanh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu; xem xét mua bán nợ theo giá trị thị truờng đối với một số khách hàng đã đuợc lựa chọn.

Tuy bán nợ cho VAMC, nhung mỗi năm, NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu VAMC. Đồng nghĩa, lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị sụt giảm rất mạnh, thậm chí ăn mòn cả vốn điều lệ. Đây là lý mà NHNo & PTNT CN Tỉnh Nam Định cần phải phân tích các khoản nợ xấu thật rõ ràng. Truờng hợp nào không thể xử lý đuợc mới bán cho VAMC để giữ đuợc lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0956 nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w