Giải pháp về quản trị rủi ro trong hoạt động bán lẻ

Một phần của tài liệu 1004 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 116 - 117)

2019

3.2.5. Giải pháp về quản trị rủi ro trong hoạt động bán lẻ

Hoạt động phát triển DVNH luôn đi kèm với các rủi ro tiềm ẩn nên để đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định, Agribank tỉnh Nam Định cần tăng cường thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là đối với hoạt động bán lẻ.

- Trong thời gian tới, CN cần tiếp tục hoàn thiện mô hình, cơ cấu tổ chức bộ máy của CN đảm bảo đáp ứng yêu cầu vừa tuân thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật, của nhà nước, vừa có những đặc điểm nhằm tạo điều kiện tối đa cho công tác phát triển mảng SPDV, đặc biệt là mảng dịch vụ bán lẻ. Theo đó, nên tập trung bộ phận quản lý rủi ro tại hội sở của CN và các phòng giao dịch xung quanh, nhằm tăng cường công tác giám sát và quản lý rủi ro, quản lý hoạt động của hội sở. Theo đó, các CN cấp 2 trực thuộc và các phòng giao dịch, điểm giao dịch là đầu mối trực tiếp thực hiện công tác tư vấn, phục vụ, chăm sóc khách hàng và bán sản phẩm.

- Tăng cường chức năng của Ban lãnh đạo CN thông qua cơ chế giám sát và kiểm tra để kịp thời phát hiện ra các sai phạm và có sự chấn chỉnh phù hợp trong nội bộ CN.

- Nâng cao năng lực tham mưu của đội ngũ cán bộ cho Ban Giám đốc. Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ là đơn vị chịu trách nhiệm tham mưu chính trong công tác xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm toán định kỳ

cho Ban lãnh đạo. Do đó, để nâng cao năng lực của người lao động trong phòng, đơn vị nên đề xuất với Phòng Tổng hợp tạo điều kiện cho người lao động nói chung và người lao động của phòng nói riêng tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo chuyên sâu về hoạt động kiểm tra giám sát, kiểm toán nội bộ,...

- Triển khai rà soát và ban hành đồng bộ các chính sách, quy định, quy trình nội bộ về hoạt động cung ứng SPDV, được thực hiện đồng bộ trong toàn CN. Bằng cách vận dụng một cách đầy đủ và linh hoạt các quy định của pháp luật, của NHNN, và của Agribank. Đồng thời chuẩn hóa một số quy trình và thủ tục cung ứng dịch vụ như thanh toán, luân chuyển chứng từ,...

- Thực hiện giám sát chất lượng các hoạt động cung cấp sản phẩm đến khách hàng, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng, kiểm soát nợ xấu, nợ quá hạn. Phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và kiên quyết xử lý để phòng ngừa tối đa rủi ro cho ngân hàng.

- Thiết lập và công bố công khai số điện thoại đường dây nóng để CN có thể kịp thời nhận được các phản hồi của khách hàng về SPDV, chất lượng, thái độ của cán bộ nhân viên từ đó có chấn chỉnh kịp thời. Đồng thời, CN phải xây dựng và đưa vào áp dụng chế tài và các hình thức xử phạt cụ thể cho đội ngũ người lao động khi họ nhận được bất kỳ ý kiến phản ánh không tốt từ khách hàng trong quá trình cung ứng dịch vụ.

Một phần của tài liệu 1004 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w