Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 1083 phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 117 - 122)

Vietinbank

Vietinbank cần tiếp tục thực hiện phân công và triển khai các chỉ đạo cụ thể và phối hợp với các đơn vị thành viên trong quá trình triển khai các nội dung của thỏa thuận hợp tác toàn diện với các tập đoàn, các tổng công ty để tăng cường khả năng hợp tác của các chi nhánh với các đơn vị thành viên, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tiếp thị và bán chéo sản phẩm.

Nghiên cứu các chính sách phát triển cán bộ, cả về vật chất lẫn tinh thần để tạo sự yên tâm cho cán bộ công tác và thu hút cán bộ tiềm năng trong xã hội. Cụ thể là Vietinbank nên có chính sách phát triển cán bộ theo hai hướng: phát triển cán bộ quản lý và phát triển cán bộ chuyên gia. Vì hiện nay có những cán bộ có năng lực

lãnh đạo được bổ nhiệm hưởng các chế độ ưu đãi của cán bộ quản lý, nhưng cũng có những cán bộ có năng lực công tác tốt nhưng không được bổ nhiệm hay phát triển thành các chuyên gia và họ vẫn chỉ được hưởng chế độ của một cán bộ nhân viên bình thường nên có thể tạo tâm lý chán nản không khuyến khích cán bộ hăng say lao động.

Vietinbank nên sớm ban hành văn bản hướng dẫn tới các chi nhánh để các chi nhánh có căn cứ thực hiện để tránh gây phiền hà cho khách hàng khi có các văn bản pháp luật mới do Chính Phủ hoặc NHNN ban hành có liên quan đến hoạt động ngân hàng, điển hình là các văn bản pháp luật liên quan đến thuế của các loại phí dịch vụ.

Tiếp tục nghiên cứu và triển khai cải tiến, nâng cao chất lượng của các sản phẩm dịch vụ hiện có như:

- Nhanh chóng hoàn thiện và sử dụng ổn định hệ thông phần mềm CORE SUNSHINE nhằm thay thế cho hệ thống INCAS để đồng bộ công tác quản lý sản phẩm dịch vụ, làm cơ sở để phát triển sản phẩm mới, cũng như khắc phục các lỗi hay phát sinh, giảm thời gian giao dịch

- Nâng cấp các thiết bị phần cứng, phần mềm nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện tại (dịch vụ BankPlus, Mobile Banking và Internet Banking,...) đồng thời có cơ sở để triển khai các sản phẩm dịch vụ mới.

- Xây dựng các chương trình hỗ trợ quản lý sản phẩm nhằm khai thác các thông tin phục vụ phân tích đánh giá hiệu quả của từng sản phẩm dịch vụ. Giúp cho công việc chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo được kịp thời và sát sao.

- Tiếp tục tăng cường đàm phán, xây dựng kênh chuyển tiền song phương với nhiều ngân hàng hơn nữa để đẩy nhânh tốc độ thanh toán chuyển tiền, giảm bớt phụ thuộc vào việc thanh toán bù trừ của NHNN dẫn đến ách tắc trong việc xử lý giao dịch, giải phóng khách hàng trong thời gian cao điểm.

- Vietinbank cũng cần tăng cường công tác marketing nhằm khuyếch trương, quảng bá các sản phẩm dịch vụ mới đến khách hàng qua các phương tiện thông tin và truyền thông, đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng và chế độ chăm sóc

khách hàng sau bán hàng, cụ thể:

+ Xây dựng kế hoạnh và tổ chức triển khai chương trình Marketing đối với các sản phẩm thế mạnh, các sản phẩm mới của Vietinbank, xây dựng các tài liệu Marketing giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới.

+ Rà soát và chuẩn hóa hình ảnh của Vietinbank trên các mặt: quầy giao dịch, hệ thống tờ rơi, trang phục, phong cách thái độ của cán bộ trực tiếp làm công tác dịch vụ, hướng tới một hình ảnh thống nhất trên toàn hệ thống.

+ Khi có dịch vụ mới ra đời, các phòng ban trụ sở chính Vietinbank nên phối hợp để có văn bản hướng dẫn thống nhất, kịp thời, giúp các chi nhánh có thể nắm được cách triển khai sản phẩm cũng như hạch toán, quản lý sự phát triển của sản phẩm đó.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn, yêu cầu đòi hỏi của người sử dụng cũng ngày càng cao và nhất là do sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, dịch vụ ngân hàng không ngừng được cải tiến và nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại đã ra đời. Các ngân hàng có thể đưa ra thị trường những dịch vụ hoàn toàn mới hoặc cung cấp những dịch vụ truyền thống theo phương thức mới có hàm lượng công nghệ cao. Ngày nay với tiến trình phát triển kinh tế đất nước, đời sống dân cư ngày không ngừng được nâng cao, dịch vụ tài chính ngân hàng phải không ngừng đổi mới, hoạt động kinh doanh ngân hàng không ngừng vươn xa, tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức, tự hoàn thiện mình, vững bước trên con đường hội nhập

Trong thời gian qua, Vietinbank Đống Đa đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển hơn nữa dịch vụ phi tín dụng. Tuy nhiên so nhiều nguyên nhân nên việc phát triển dịch vụ phi tín dụng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh

Với mong muốn Vietinbank nói chung và Vietinbank Đống Đa nói riêng phát triển ngày càng ổn định, bền vững theo hướng từng bước giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng. Thông qua luận văn iiPhat triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Đống Đa” tác giả đã nghiên cứu một cách khoa học , có hệ thống và trình bày được một số nội dung cụ thể như sau:

- Đánh giá, phân tích thực trạng của các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại Vietinbank Đống Đa giai đoạn 2015-2017 một cách khách quan trung thực từ đó rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó

- Trên cơ sở lí luận và thực tiễn dựa trên định hướng phát triển của Vietinbank nói chung và Vietinbank Đống Đa nói riêng, kết hợp với những phân tích và đánh giá thực trạng sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cụ thể, thiết thực và khả thi nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ phi tín dụng phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh tại Vietinbank

Đống Đa trong giai đoạn sắp tới.

Trong quá trình nghiên cứu luận văn không thể tránh khỏi các thiếu sót và hạn chế, tôi rất mong nhận đuợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô và những nguời quan tâm để có thể hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg, ngày 01/03/2012, tại phần B, Mục II, điều 5, khoản b.

2. Phan Thị Linh (2015),“Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam ”, Luận văn tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.

3. Nguyễn Thị Nguyệt Loan (2016),“ Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng TMVN”. Bài đăng trên website của trường đại học Đại Nam.

4. Trần Minh Điển (2010), “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn ”, Luận văn tiến sĩ , Học viện Ngân hàng.

5. Nguyễn Thị Hồng Yến (2016), “Phát triển dịch vụ ngân hàng tại BIDV”, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

6. Đào Lê Kiều Oanh và Phạm Anh Thủy (2012),“ Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ”. Tạp Chí Phát triển và hội nhập số6 (16) tháng 9-10/2012.

7. Phan Thị Linh, Lê Quốc Hội (2013), “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng Thương mại nhà nước Việt Nam", Tạp chí kinh tế và phát triển KT&PT, Số 192(II), tháng 6 năm 2013, tr. 88-93.

8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2010), “Luật các tổ chức tín dụng”

9. Vietinbank Đống Đa, “Báo cáo hoạt động kinh doanh thường niên năm 2015-2017

10. Vietinbank , “Báo cáo hoạt động kinh doanh thường niên năm 2015-2017”

11. BIDV , “Báo cáo hoạt động kinh doanh thường niên năm 2015-2017”

12. Techcombank, “Báo cáo hoạt động kinh doanh thường niên năm 2015-2017”

13. Sacombank, “Báo cáo hoạt động kinh doanh thường niên năm 2015-2017”

14. Vietinbank (2013)“ ‘Sổ tay các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho Khách hàng doanh nghiệp”

15. Vietinbank, 2013 “Sổ tay các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho Khách hàng bán lẻ”. Website 16. www.vietinbank.vn/ 17. www.vietinbank.edu.vn 18. www.sbv.gov.vn 19. www.tapchitaichinh.vn 20. www.bidv.com.vn 21. www.hsbc.com.vn 22. www.sacombank.com.vn 23. www.techcombank.com.vn

Một phần của tài liệu 1083 phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w