Những nhân tố tác động đến sự phát triển hoạt động cho vay bán lẻ

Một phần của tài liệu 1120 phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 35)

1.2.3.1. Những nhân tố khách quan

Nhóm nhân tố này thường bao gồm: Thực trạng của nền kinh tế, hệ thống pháp lý và cả tình hình xã hội. Có thể nói nhóm nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động CVBL. Cụ thể là:

a. Thực trạng của nền kinh tế:

Chúng ta đều đã biết rằng nhu cầu tiêu dùng hàng hoá dịch vụ của dân cư phụ thuộc rất lớn vào tình trạng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế ở trong giai đoạn hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, mức sống của dân cư ngày một phát triển đi lên thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng, chính vì vậy mà họ sẽ tin tưởng vào thu nhập của mình trong tương lai có thể chi trả được các khoản nợ để phục vụ mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó mà CVBL của ngân hàng thời kỳ này sẽ tăng lên. Ngược lại, khi nền

kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, thiểu phát, không ổn định thì nhu cầu chi tiêu sẽ giảm do lúc này dân cư có xu hướng tích luỹ hơn là tiêu dùng, bởi vậy tín dụng bán lẻ thời kỳ này sẽ giảm xuống.

b. Nhân tố xã hội:

Nhân tố xã hội bao gồm: quan niệm xã hội, phong tục tập quán, tình hình trật tự an ninh, trình độ dân trí, độ tin tưởng lẫn nhau, .... Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới các tác nhân tham gia vào quan hệ tín dụng bán lẻ nói riêng và các tín dụng khác của ngân hàng nói chung. Do quan hệ tín dụng được hình thành dựa trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau nên nếu khách hàng nào có uy tín với ngân hàng, có thu nhập ổn định, có trình độ cao thì sẽ được hưởng nhiều ưu đãi trong mối quan hệ này. Đồng thời, nếu một ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, tạo được lòng tin trong dân chúng thì sẽ có nhiều sự lựa chọn của khách hàng hơn.

Mặt khác, nhân tố quan niệm xã hội, phong tục tập quán, trình độ dân trí, ... cũng ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến cả nhu cầu và thói quen mua sắm của người dân từ đó cũng tác động đến CVBL của ngân hàng.

c. Nhân tố pháp lý:

Mỗi một chủ thể trong xã hội đều có quyền tự do làm theo sở thích của mình, việc họ muốn làm gì, muốn mua gì là phụ thuộc vào chinh bản thân họ nhưng phải trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép. Do đó, trong quan hệ cho vay với ngân hàng cũng vậy, mỗi người đều có quyền vay bất cứ lúc nào họ có nhu cầu nhưng phải tuân thủ theo mọi quy định của NHNN. Vì vậy, nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, rành mạch, không đồng bộ, không ổn định, không kịp thời và có nhiều “kẽ hở” thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho NHTM trong mọi hoạt động cho vay. Tuy nhiên, nếu những văn bản pháp luật quy định rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ, kịp thời và ổn định thì sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vô cùng vững chắc, góp phần vào sư cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM trong hoạt động cho vay. Và đó cũng là cơ sở pháp lý để Ngân hàng giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi có bất kì tranh chấp nào xảy ra trong hoạt động cho vay.

Ngoài ra, chính sách của Nhà nước cũng là một yếu tố ảnh hưởng manh đến hoạt động CVBL. Thứ nhất là các chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế, tăng GDP, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. Thứ hai là các chính sách của Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Hai chính sách này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển CVBL.

d. Tình trạng của khách hàng.

Mỗi người dân là một khách hàng tiềm năng và trong cuộc đời họ ít nhất phải có một lần mua sắm những hàng hoá có giá trị lớn như: mua nhà, mua xe, ... và khi khả năng tài chính hiện tại của họ không đáp ứng đủ được các dự định trong tương lai thì họ sẽ đến ngân hàng đặt quan hệ cho vay. Nhưng không phải khách hàng nào cũng được ngân hàng chấp nhận cho vay mà ngân hàng phải xem xét tới những lần trả nợ trước, tình hình thu nhập có ổn định hay không. Nếu những người đến ngân hàng đều không có đủ năng lực tài chính thì cơ hội mở rộng CVBL chỉ là mục tiêu chứ không thực hiện được.

Sau khi tìm hiểu về khách hàng và CVBL thi có thể thấy rằng vấn đề đáp ứng được đủ vốn cho khách hàng trong xã hội là vấn đề mà cả hệ thống ngân hàng và các cơ quan quản lý nhà nước cần phải quan tâm bởi vì nếu lĩnh vực này được phát triển nó sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ đến sự phồn thịnh của cả nền kinh tế.

1.2.3.2. Những nhân tố chủ quan

Việc phát triển hoạt động CVBL không chỉ chịu tác động bởi các nhân tố khách quan mà còn chịu tác động mạnh mẽ bởi các nhân tố chủ quan xuất phát từ phía khách hàng và từ phía ngân hàng như: Chính sách và thể lệ cho vay, thông tin cho vay, tình hình huy động vốn, chất lượng nhân sự, cơ sở vật chất thiết bị của ngân hàng và bản thân khách hàng, ...

Thứ nhất: Nhân tố chính sách tín dụng.

Chính sách tín dụng gồm: các yếu tố giới hạn về mức cho vay đối với khách hàng, kỳ hạn của khoản cho vay, lãi suất cho vay, mức lệ phí, sự bảo đảm khả năng thanh toán, hướng giải quyết phần tín dụng thấu chi, các khoản vay có vấn đề, ...

Nếu tất cả những yếu tố trên đều đúng đắn, hợp lý và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thì chắc chắn ngân hàng sẽ thành công trong việc phát triển hoạt động này. Ngược lại, nếu chính sách cho vay không đáp ứng được những yêu cầu trên thì ngân hàng sẽ khó phát triển hoạt động CVBL của mình.

Đặc biệt là trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì một chính sách cho vay hợp lý, lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay sẽ thu hút được nhiều khách hàng và thực hiện thành công việc phát triển CVBL.

Thứ hai: Quy trình cấp tín dụng.

Quy trình cấp duyệt cho vay là tổng hợp cá c nguyên tắc, các quy định của ngân

hàng trong việc cấp tín dụng, gồm các bước cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi

chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ cho vay.

Việc xây dựng một quy trình cấp duyệt cho vay hoàn thiện và hiệu quả có ý nghĩa rất lớn trong công tác ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra, đồng thời nó còn gây được cảm tình với khách hàng và thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Thứ ba: Về thông tin cho vay.

Trong nền kinh tế thị trường, ai nắm bắt được nhiều thông tin chính xác, kịp thời về khách hàng thi người đó sẽ chiến thắng trong việc cạnh tranh. Và trong hoạt động cho vay, ngân hàng cấp duyệt các khoản vay cho khách hàng dựa trên nguyên tắc tin tưởng và sự hoàn trả. Sự tin tưởng ở đây phụ thuộc vào thông tin có được. Do vậy, để hoạt động CVBL ngày càng được mở rộng với chất lượng cao, hiệu quả lớn thì ngân hàng phải nắm bắt được thông tin một cách kịp thời, chính xác về khách hàng vay vốn như:

+ Các thông tin phi tài chính, gồm có: tư cách, uy tín, năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh và cả các mối quan hệ xã hội.

+ Các thông tin tài chính của khách hàng: khả năng về tài chính của khách hàng, thu nhập hiện tại, khả năng trả nợ và bảo đảm khoản vay.

Thứ tư: Tình hình huy động vốn của ngân hàng.

Do ngân hàng là một tổ chức kinh doanh đặc biệt trong nền kinh tế hoạt động theo phương thức “nhận tiền gửi để cho vay”. Bởi vậy, nếu nguồn vốn của ngân hàng được huy động ngày càng lớn và đa dạng thì càng tạo điều kiện cho hoạt động CVBL phát triển.

Thứ năm: Về chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị tại ngân hàng.

Phải khẳng định rằng: việc phát triển hoạt động CVBL có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ cán bộ công nhân viên và cơ s ở vất chất, trang thiết bị của ngân hàng. Dưới con mắt của khách hàng thì cán bộ ngân hàng chính là hình ảnh của ngân hàng. Nếu như trong quá trình giao tiếp với cán bộ ngân hàng mà họ cảm thấy an tâm về trình độ nghiệp vụ của các cán bộ, an toàn khi quan hệ với ngân hàng thì chắc chắn khách hàng sẽ tự tìm đến đó. Đồng thời, việc ngân hàng trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến, phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các yêu cầu của khách hàng thì sẽ giúp cho ngân hàng có khả năng cạnh tranh và thực hiện việc phát triển CVBL.

Một phần của tài liệu 1120 phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w