Để đánh giá thực trạng CVBL tại Chi nhánh, Luận văn tiếp cận theo hai khía cạnh: Một là: Dựa vào các số liệu trên báo cáo tài chính, các báo cáo tổng hợp của Chi nhánh thông qua các tiêu chí định lượng như tăng trưởng dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu, lợi nhuận CVBL mang lại.
Hai là: Khảo sát ý kiến của khách hàng, cán bộ ngân hàng về nhu cầu vay vốn của khách hàng và cảm nhận chất lượng CVBL của BIDV Tràng An, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay bán lẻ của khách hàng.
2.2.2.1. Nhóm các chỉ tiêu về quy mô
a. Tăng trưởng số lượng khách hàng
Tận dụng tốt lợi thế về vị trí địa lý (TSC chi nhánh nằm tại Tập đoàn điện lực Việt Nam số 11 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP Hà Nội và mạng lưới các phòng giao dịch đều nằm tại trung tâm Thủ đô) nên số lượng khách hàng của chi nhánh Tràng An luôn tăng trong các năm nghiên cứu.
Biểu đồ 2.4: Số lượng và tốc độ tăng trưởng khách hàng giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: người, %
Số lượng khách hàng (người)
—■—Tỷ lệ tăng trưởng
(%)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV TràngAn từ 2016 - 2018)
Số lượng khách hàng luôn tăng trưởng trong giai đoạn 2016 - 2018 từ 782 khách hàng năm 2016 lên 1164 khách hàng năm 2018. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng khách hàng lại giảm qua các năm nghiên cứu. Giai đoạn 2016 - 2018, các ngân hàng trên cùng địa bàn đồng loạt tung ra những gói ưu đãi kết hợp với chính sách của NHNN khiến việc cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn giữa các ngân hàng.
b. Tăng trưởng dư nợ cho vay bán lẻ
Bảng 2.4. Tình hình dư nợ CVBL theo từng sản phẩm CVBL giai đoạn 2016-2018
0
3.6 Thẻ tín dụng quốc tế 8.4 10.6 7.7 2.2 26.19 -2.9 - 27.36
Tổng dư nợ cho vay 1,156.1 1,396.5 1,751.0
Tổng dư nợ CVBL/Tổng dư nợ(%) 35.29 33.37 30.07
Biểu đồ 2.5. Tổng dư nợ CVBL và tốc độ tăng trưởng dư nợ CVBL tại BIDV Tràng An giai đoạn 2016-2018
Tổng dư nợ CVBL
—■—Tỷ lệ tăng trưởng
(%)
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của phòng cá nhân BIDV Tràng An giai đoạn 2016- 2018)
Bảng 2.5. Tỷ trọng dư nợ CVBL giai đoạn 2016-2018
Theo số liệu trên có thể thấy tổng dư nợ CVBL liên tục tăng lên qua các năm khá ổn định (năm 2017 tăng 58 tỷ so với năm 2016, đến năm 2018 tiếp tục tăng 60.5 tỷ so với năm 2017. Điều này đảm bảo nguồn thu ổn định và giúp Chi nhánh dự đoán được tốc độ phát triển của tín dụng trong thời gian tới. Nhìn vào bảng trên, cho thấy dư nợ cho vay mua nhà, cho vay xây sửa nhà chiếm tỷ trọng lớn nhất (dư nợ cho vay mua xây sửa nhà ở chiếm tỷ trọng 76.57% năm 2016, 73.13% năm 2017, 71.83% năm 2018. Đặc biệt trong thời gian gần đây khi mà mức sống của người dân ngày càng cao thì nhu cầu được ở nhà mới ngày càng tăng, đặc biệt là tại
các đô thị lớn. Chính vì vậy, khách hàng tìm đến Chi nhánh để vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng trên ngày càng tăng. Các nhu cầu vay bán lẻ khác cũng tăng đáng kể nhưng không nhiều. Trong thời gian tới, Chi nhánh cũng cần có các biện pháp để thu hút thêm khách hàng có mục đích vay vốn để phục vụ các nhu cầu tiêu dùng khác nhiều hơn.
- Sản phẩm cho vay mua nhà và cho vay xây sửa chữa nhà ở
Qua bảng số liệu cho thấy hoạt động cho vay mua sắm sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này cũng là bình thường khi mà đời sống của người dân ngày một được cải thiện thì nhu cầu về nhà ở tiện nghi hơn, đẹp hơn và rộng hơn cũng tăng lên... Do vậy, đã có nhiều người đến vay tiền ngân hàng để mua nhà hoặc để kinh doanh bất động sản. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển CVBL ở các ngân hàng nói chung và ở BIDV Tràng An nói riêng. Năm 2016 với dư nợ là 312.4 tỷ, năm 2017 dư nợ cho vay để sửa chữa, mua sắm nhà cửa vẫn tiếp tục tăng nhưng không cao, đạt 340.8 tỷ tăng 28.4 tỷ (9,09%) so với năm 2016. Năm 2018, chỉ tiêu này là 378.2 tỷ đồng, tăng 37.4 tỷ, tương ứng tăng 10.97% so với năm 2018.
- Các sản phẩm CVBL khác:
Tổng dư nợ của một số sản phẩm CVBL khác như cho vay tín chấp, cầm cố giấy tờ có giá, tiêu dùng bảo đảm bằng BĐS... chiếm tỷ trọng khá trong tổng dư nợ, chiếm 22.08% trong tổng dư nợ CVBL năm 2016, 24.38% trong năm 2017 và 23.86% năm 2018. Trong tương lai, Chi nhánh cần có những hoạt động quảng bá, tiếp thị các sản phẩm này rộng rãi hơn nữa để người tiêu dùng biết và tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các sản phẩm của Chi nhánh. Có như vậy thì BIDV Tràng An mới phát triển CVBL trên nhiều sản phẩm khác nhau, giúp Chi nhánh phân tán rủi ro và đa dạng hóa sản phẩm.
c. Thị phần cho vay bán lẻ của BIDV Tràng An
BIDV Tràng An luôn không ngừng mở rộng đối tượng khách hàng, đa dạng hoá hình thức tín dụng bán lẻ, cung cấp các loại hình dịch vụ linh hoạt với mức phí hấp dẫn, đặc biệt khuyến khích phục vụ khách hàng trọn gói từ khâu thanh toán, tài
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dư nợ tín dụng bán lẻ 408.0 446.0 526.5 Dư nợ bán lẻ quá hạn 10.85 999 83 Dư nợ nhóm 2 tín dụng bán lẻ 275 26 189 Dư nợ xấu tín dụng bán lẻ 82 7Ã9 641 Tỷ lệ nợ quá hạn 2.66% 2.24% 1.57% Tỷ lệ nợ nhóm II 0.67% 0.58% 0.36% Tỷ lệ nợ xấu 1.99% 1.66% 1.21%
trợ thương mại đến tư vấn miễn phí... cho khách hàng. Do vậy dư nợ tín dụng cho vay bán lẻ của BIDV Tràng An không ngừng tăng lên ổn định và bền vững, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 12-16%/năm. Tuy nhiên, xét trong tổng thể các NHTM trên địa bàn, kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV Tràng An hiện còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô của một NHTM nhà nước lớn.
Cụ thể hiện tại, trên địa bàn Hà Nội có khoảng trên 50 chi nhánh cấp 1 của các NHTM, nhưng chi nhánh xác định đối thủ cạnh tranh chính trên địa bàn chủ yếu là 04 Chi nhánh Ngân hàng: Vietcombank Ba Đình, Vietinbank Ba Đình.
Biểu đồ 2.6. So sánh dư nợ CVBL của BIDV Tràng An và các NHTM khác
BBIDV Tràng An BVCB Ba Đình BVTB Ba Đình
Như vậy, có thể thấy, dư nợ cho vay bán lẻ của BIDV Tràng An đang thấp hơn so
với các NHTM khác trên địa bàn, hay nói cách khác, so với Vietcombank Ba Đình và
Vietinbank Ba Đình thì thị phần cho vay bán lẻ của BIDV Tràng An thấp hơn.
2.2.2.2. Nhóm các chỉ tiêu về chất lượng
a. Nợ quá hạn, nợ xấu cho vay bán lẻ Nợ quá hạn CVBL
Cho dù hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào đi nữa, các mối đe dọa về rủi các biện pháp ngăn ngừa chúng. Ngành ngân hàng cũng không ngoại lệ, các rủi ro của ngân hàng là không thu được nợ khi đến hạn, còn gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng không thể tái đầu tư hoặc cho vay tiếp. Nợ quá hạn là một trong những nhân tố để đánh giá hiệu quả trong công tác sử dụng vốn vay của ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp, có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng cao và ngược lại tỷ lệ này cao cho thấy ngân hàng đang gánh chịu rủi ro tín dụng.
Bảng 2.6 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu CVBL giai đoạn 2016-2018
trên tổng dư nợ CVBL là 2.66% thì đến năm 2017 giảm xuống còn 2.24%. Nguyên nhân do trong năm 2017, toàn hệ thống BIDV trong đó có BIDV Tràng An đã tích cực xử lý thu hồi nợ xấu, thắt chặt các khoản vay mang tính rủi ro cao, cũng như sử dụng quỹ DPRR để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi vào cuối năm. Và cuối năm 2018 thì tỷ lệ này lại giảm xuống còn 1.57%. Các khoản vay đã được các cán bộ tín dụng thẩm định kỹ càng mới quyết định cho vay để đảm bảo tốt khả năng trả nợ của khách hàng, giảm thiểu rủi ro và mang lại lợi ích cho Chi nhánh.
Nợ xấu CVBL
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 ___________So sánh___________
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2071/2016 2018/2017 +/- % +/- % Tổng lợi nhuận chi nhánh 72.08 100 79.2 100 99.95 100
xấu CVBL đã giảm xuống chỉ còn 7.39 tỷ chiếm 1.66% dư nợ CVBL, giảm 0.71 tỷ (8.77% so với năm 2016. Đây có thể coi là một tỷ lệ nợ xấu CVBL nhỏ, cho thấy trong năm 2017, Chi nhánh đã tích cực xử lý thu hồi nợ xấu (đặc biệt là những tháng cuối năm), cũng như sử dụng quỹ DPRR để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Tỷ lệ này tiếp tục giảm mạnh trong năm 2018 xuống còn 1.57%. Điều này là do Chi nhánh đã thực hiện tốt việc theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và khả năng tài chính của khách hàng, đôn đốc, thu hồi nợ đầy đủ khi đến hạn, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trong tầm kiểm soát. Tỷ lệ nợ xấu năm 2018 chỉ chiếm 1.21% tổng dư nợ CVBL (giảm 13.26% so với năm 2017 tương ứng với 13.26%).
Tỷ lệ nợ xấu CVBL tại Chi nhánh đã thấp hơn 3% theo quy định của NHNN cho thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh trong 4 năm gần đây khá tốt, đồng nghĩa với mức độ rủi ro thấp. Đây là dấu hiệu khả quan và cần được duy trì trong những năm tiếp theo.
Nợ xấu vẫn luôn là nỗi lo và gánh nặng của hệ thống ngân hàng. Vì thế, khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 42, BIDV đã thể hiện sự đồng tình ủng hộ, khi đây sẽ là công cụ mạnh mẽ để giải quyết khối lượng nợ xấu còn tồn tại trong hệ thống từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, nghị quyết hướng dẫn thu giữ tài sản để thu hồi nợ vay cũng gặp không ít trở ngại trong quá trình áp dụng. Đơn cử như trong quá trình thu giữ theo nghị quyết chỉ cần có đơn thư tranh chấp của các bên chủ sở hữu thì sẽ lại không được thu giữ nữa.
Bên cạnh đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư 09/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC. Theo đó, việc sửa đổi này nhằm phù hợp với quy định về việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn và thực tiễn hoạt động của VAMC
b. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay bán lẻ.
Bảng 2.7. Lợi nhuận CVBL giai đoạn 2016-2018
Lợi nhuận CVBL (tỷ đồng)
—■—Tỷ lệ tăng trưởng (%)
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh thường niên BIDV Tràng An năm giai đoạn 2016- 2018)
Như vậy, lợi nhuận CVBL tăng qua mạnh qua các năm (Năm 2017 tăng 1.71 tỷ tương đương với 13.54% so với năm 2016, sang năm 2018 tiếp tục tăng so với năm 2017 là 4.09 tỷ tương đương 32.38%). Điều này hoàn toàn phù hợp với tốc độ tăng trưởng dư nợ CVBL. Lợi nhuận CVBL chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng lợi
nhuận của Chi nhánh ( năm 2016 là 17.52%, năm 2017 là 18.1%, năm 2018 là 18.44%) đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong chiến lược phát triển CVBL của Chi nhánh. Lợi nhuận do CVBL mang lại đã nói lên hoạt động CVBL có hiệu quả, góp phần làm tăng lợi nhuận của toàn Chi nhánh.
c. Nhóm chỉ tiêu chất lượng dịch vụ cho vay
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhằm tìm hiểu về nhu cầu vay vốn cũng như những đánh giá về chất lượng dịch vụ cho vay KHBL của BIDV Tràng An, tác giả đã khảo sát chất lượng dịch vụ cho vay của 200 khách hàng bán lẻ hiện đang vay vốn tại chi nhánh. Mau khảo sát quy mô số lượng chưa đủ lớn nhưng cũng đánh giá được phần nào sự hài lòng của khách hàng bán lẻ đang vay vốn tại chi nhánh.
Thông qua thảo luận với các chuyên gia, tác giả tiến hành lập bảng câu hỏi khảo sát với 17 câu hỏi như trong Phụ lục 1.
Quy mô, cơ cấu mẫu và phương thức khảo sát:
Tác giả tiến hành phát ra 255 phiếu cho khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng bán lẻ của chi nhánh bằng cách phát trực tiếp cho khách hàng giao dịch tại chi nhánh, thu về 255 phiếu. Số phiếu không hợp lệ: 55 phiếu do khách hàng không điền đủ thông tin. Số phiếu hợp lệ: 200 phiếu.
- Giới tính
Biểu đồ 2.8: Giới tính
Giới tính khách hàng được chia thành 2 nhóm, phần lớn khách hàng là nữ chiếm 67.5%, còn lại là khách hàng nam chiếm 32.5%.
- Nghề nghiệp
■ Công nhân viên chức ■ Doanh nghiệp tư nhân ■ Kinh doanh tự do ■ Sinh viên
■ Nội trợ ■ Khác
Biểu đồ 2.9: Nghề nghiệp
Có 6 nhóm nghề nghiệp được chia trong mẫu điều tra, bao gồm: Công nhân viên chức, Doanh nghiệp tư nhân, Kinh doanh tự do, Sinh viên và nội trợ, Khác. Trong mẫu khảo sát, 18% khách hàng làm Công nhân viên chức và số lượng khách hàng làm nghề kinh doanh tự do chiếm 20%. Doanh nghiệp tư nhân chiếm 18%. Khách hàng là sinh viên chiếm 15.5% trong mẫu khảo sát, và nội trợ chiếm 17.5%. Nhóm khác chiếm 12%
- Độ tuổi
■ <25 tuổi " 25-35 tuổi " 36-45 tuổi ■ >45 tuổi
Biểu đồ 2.10: Độ tuổi
Mẫu điều tra gồm 4 nhóm tuổi khác nhau. Số khách hàng được phỏng vấn nhiều nhất nằm trong 2 nhóm tuổi: Nhóm 25 -35 tuổi chiếm 34%, nhóm từ 36-45
STT Chỉ tiêu Điểm trung bình
ĩ Không có nhu cầu vay 3,75
2 Không có khả năng tiếp cận vốn 2,86
3 Không có khả năng hoàn trả 3^3
tuổi chiếm 31%. Số khách hàng nằm trong nhóm tuổi từ < 25 tuổi chiếm 12%. Có 46 khách hàng nằm trong độ tuổi > 45 tuổi chiếm 25%. Độ tuổi nhỏ nhất là < 25 tuổi và độ tuổi lớn nhất là > 45 tuổi.
- Trình độ học vấn
■ Học sinh ■ Cao đẳng - Đại học eTrên đại học
Biểu đồ 2.11: Trình độ học vấn
Trong kết quả khảo sát, trình độ học vấn của khách được chia thành 3 nhóm: cấp Học sinh, Cao đẳng - đại học và Trên đại học. Số khách hàng có trình độ học vấn Cao đẳng - Đại học là 109 chiếm đa số tương đương với 54.5%, trình độ Nhóm khách hàng trình độ trên đại học chiếm 35%, tương đương 70 người.
- Thu nhập
■ <3 triệu «3-5 triệu «5-10 triệu ■ >10 triệu
Biểu đồ 2.12: Thu nhập
Thu nhập của khách hàng được phân chia thành 4 nhóm: < 3 triệu, 3-5 triệu, 5- 10 triệu, > 10 triệu. Trong mẫu khảo sát, số khách hàng trả lời có thu nhập từ 3-5 triệu/ tháng là chiếm 16%. Số khách hàng có thu nhập từ 5-10 triệu/ tháng chiếm 18%. 26% khách hàng có thu nhập < 3 triệu/ tháng. Còn lại 40% là số khách hàng có thu nhập >10 triệu/ tháng. Đối tượng có thu nhập khá và cao chiếm 58% trong tổng số phiếu khảo sát. Mức thu nhập thấp nhất là < 3 triệu và mức thu nhập cao nhất là > 10 triệu.
- Nhu cầu vay bán lẻ của khách hàng
Các khách hàng khi được điều tra khảo sát về nhu cầu vay bán lẻ sẽ có 2 phương án trả lời trong mẫu điều tra đó là: có hoặc không
■ Có nhu cầu ■Không có nhu cầu
Biểu đồ 2.13. Nhu cầu vay bán lẻ của khách hàng
Trong số khách hàng trả lời thì có 141 khách hàng có nhu cầu vay bán lẻ trong