2.2.1.1. Chính sách cho vay bán lẻ tại BIDV TràngAn
Nhằm thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch và công khai trong hoạt động cho vay bán lẻ, duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững, gia tăng thị phần và nâng cao vị thế của BIDV trong hoạt động cho vay bán lẻ, đồng thời hạn chế các loại rủi ro trong hoạt động này, BIDV đã ban hành chính sách cho vay bán lẻ trong toàn hệ thống.
❖ Chính sách tiếp thị khách hàng
Khách hàng vay tiêu dùng: tập trung tiếp thị những khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi tại ngân hàng, các khách hàng được trả lương qua tài khoản BIDV, các khách hàng là lãnh đạo các ban ngành hoặc chủ doanh nghiệp.
Khách hàng vay sản xuất kinh doanh: tập trung tiếp thị những khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi, thanh toán tại ngân hàng và đã có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh.
phương thức cho vay.
Số tiền cho vay/hạn mức cho vay: Chi nhánh xác định mức cho vay đối với một dự án/phương án căn cứ vào: Mức vốn tự có tham gia và nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện dự án/phương án; Khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng; Giá trị TSBĐ, loại TSBĐ và biện pháp bảo đảm cấp tín dụng; các điều kiện khác.
Thời hạn cho vay/thời hạn duy trì hạn mức cho vay:
Cho vay tiêu dùng: Chi nhánh được quyền xem xét, quyết định thời hạn cho vay không vượt quá 05 năm. Các trường hợp vượt thời hạn cho vay trên Chi nhánh phải trình Trụ sở chính xem xét, quyết định.
Cho vay SXKD: Chi nhánh được quyền xem xét, quyết định thời hạn cho vay đến 07 năm. Các trường hợp vượt thời hạn cho vay này Chi nhánh phải trình Trụ sở chính xem xét, quyết định.
Lãi suất cho vay:
Cho vay ngắn hạn: Chi nhánh áp dụng lãi suất cho vay theo phương thức thả nổi, điều chỉnh định kỳ nhưng tối đa không quá 03 tháng.
Cho vay trung và dài hạn (trừ cho vay theo phương thức trả góp): Chi nhánh áp dụng lãi suất cho vay theo phương thức thả nổi, điều chỉnh định kỳ nhưng tối đa không quá 06 tháng.
Điều kiện giải ngân:
Trong thời hạn cho vay/thời hạn duy trì hạn mức cho vay, khách hàng có thể rút tiền vay một hoặc nhiều lần phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn thực tế. Quá thời hạn trên, khách hàng chỉ được rút vốn khi được Chi nhánh chấp thuận gia hạn thời hạn cho vay/thời gian duy trì hạn mức cho vay bằng văn bản.
Phương thức trả nợ: Khách hàng thanh toán nợ vay bằng tiền mặt hoặc nộp tiền vào tài khoản tiền gửi tại BIDV để được trích nợ tự động.
Phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng: Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm xem xét, quyết định cho vay trong phạm vi thẩm quyền của Chi nhánh do giám đốc thông báo.
Các loại TSBĐ mà Chi nhánh được nhận làm bảo đảm: Ngoại tệ bằng tiền mặt; TSBĐ có tính thanh khoản cao; Nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản gắn liền với đất (kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở); các tài sản khác theo quy định.
Mức cấp tín dụng tối đa so với giá trị TSBĐ: Chi nhánh được cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản tối đa là 70% giá trị TSBĐ. Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình thực tế, Tổng giám đốc có thể xem xét giảm các tỷ lệ trên đối với từng loại TSBĐ để an toàn.
❖Chính sách chăm sóc khách hàng
Ngay sau khi thực hiện phân khúc khách hàng theo mô hình ngân hàng bán lẻ, BIDV đã nhanh chóng triển khai xây dựng phần mềm nhận diện khách hàng và xây dựng chính sách ưu đãi cho từng phân khúc khách hàng. Chi nhánh cần chăm sóc đặc biệt đối với khách hàng chiến lược, khách hàng chiến lược tiềm năng và khách hàng VIP. Những ưu đãi chung đối với khách hàng chiến lược như sau: Ưu đãi về phí dịch vụ, giảm phí chuyển tiền trong hệ thống BIDV;...
Đối với những khách hàng không nằm trong nhóm các khách hàng trên mà Chi nhánh thấy cần thiết phải áp dụng mức lãi suất đặc biệt ưu đãi thấp hơn mức lãi suất thông thường để cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, mở rộng thị phần, gia tăng lợi ích tổng thể cho BIDV, Chi nhánh trình Trụ sở chính để được xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể.
2.2.1.2. Các phương thức cho vay bán lẻ tại BIDV Tràng An
BIDV Tràng An cung cấp đầy đủ các phương thức cho vay bán lẻ chủ yếu bao gồm: Cho vay từng lần, cho vay trả góp, Cho vay theo hạn mức thấu chi, Cho vay theo hạn mức tín dụng.
Các loại sản phẩm cho vay bán lẻ tại BIDV Tràng An:
BIDV Tràng An cung cấp đa dạng các loại sản phẩm cho vay bán lẻ cho khách hàng. Tại BIDV Tràng An có đầy đủ các sản phẩm cho vay bán lẻ như đã phân loại trong chương 1, bao gồm:
- Cho vay bất động sản - Cho vay tiêu dùng
- Cho vay sản xuất kinh doanh - Cho vay nông nghiệp
- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá
Tuy nhiên, đối với mỗi sản phẩm cho vay bán lẻ thì BIDV lại thiết kế nhiều sản phẩm nhỏ hơn để phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Trong cho vay tiêu dùng, BIDV Tràng An đã thiết kế các sản phẩm “Cho vay cá nhân”, “cho vay cán bộ công nhân viên”,... Ưu điểm của sản phẩm này là mỗi gói sản phẩm cho vay bán lẻ có những đặc điểm khác biệt, phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm là chi nhánh sẽ phải quản lý nhiều sản phẩm cho vay hơn so với ĐTCT, việc tư vấn giới thiệu cho khách hàng sẽ gặp khó khăn, vì nhân viên giới thiệu quá nhiều sản phẩm khiến khách hàng khó lựa chọn.
Sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá của BIDV có ưu điểm là thời gian xét duyệt cho vay rất nhanh. Đối với GTCG do BIDV phát hành: thời gian tối đa kể từ lúc nhận đủ hồ sơ của khách hàng cho đến lúc giải ngân là 1 giờ. Đối với GTCG do tổ chức khác phát hành: thời gian tối đa kể từ lúc nhận đủ hồ sơ của khách hàng và có xác nhận phong tỏa của tổ chức phát hành cho đến lúc giải ngân là 2 giờ. Tuy nhiên sản phẩm này chỉ phù hợp với những khách hàng có tài sản đảm bảo.
Sản phẩm cho vay mua nhà ở xã hội/thương mại có giá trị khoản vay lên đến 90% giá trị mua/thuê/thuê mua theo hợp đồng/hóa đơn, thời gian hoàn trả khoản vay dài, lên tới 15 năm, lãi suất ưu đãi nhất thị trường: 5%/năm. Tuy nhiên sản phẩm này chỉ áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang hoặc người lao động có mức thu nhập hàng tháng từ 9 triệu đồng/tháng trở xuống.
2.2.1.3. Quy trình cho vay bán lẻ tại BIDV TràngAn
Sơ đồ 2.2. Quy trình cho vay bán lẻ tại BIDV Tràng An
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn nội bộ tại BIDV Tràng An)
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn.
Cán bộ phòng khách hàng tiếp nhận nhu cầu của khách hàng. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp pháp của hồ sơ do khách hàng cung cấp, chuyển toàn bộ hồ sơ khách hàng cung cấp cho phòng quản lý rủi ro.
Bước 2: Thẩm định, đề xuất cho vay, thẩm định tài sản bảo đảm (nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản).
Cán bộ phòng khách hàng thu nhập thông tin về khách hàng và về phương án sử dụng vốn vay, thẩm định tư cách khách hàng, phân loại khách hàng, lập báo cáo đề xuất đồng ý hoặc không đồng ý cho vay trình lãnh đạo phòng khách hàng.
Bước 3: Thẩm định, đề xuất quyết định cho vay
Cán bộ phòng quản lý rủi ro thẩm định lại nội dung đã được phòng khách hàng thẩm định trên cơ sở báo cáo đề xuất.
Bước 4: Phê duyệt cho vay đối với khách hàng
trình thẩm định của phòng quản lý rủi ro, các tài liệu liên quan. Neu thông báo đồng ý
cho vay thì thông báo đến các bộ phận liên quan để thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 5: Soạn thảo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm, công chứng chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu có).
Cán bộ phòng khách hàng phối hợp với bên bảo đảm thực hiện các thủ tục về công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm. Chuyển hợp đồng cho các bộ phận liên quan để thực hiện giải ngân.
Bước 6: Nhập, kiểm soát, phê duyệt dữ liệu về khách hàng, tài sản bảo đảm và khoản cho vay, nhập kho hồ sơ tài sản bảo đảm.
Cán bộ phòng khách hàng nhập thông tin hồ sơ khách hàng, TSBĐ và khoản vay trên hệ thống.
Bước 7: Giải ngân
Cán bộ phòng khách hàng tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tạo tài khoản tiền vay trên hệ thống, chuyển lãnh đạo phê duyệt. Sau đó chuyển chứng từ giải ngân cho bộ phận kế toán để thực hiện giải ngân cho khách hàng.
Bước 8: Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay
Phòng khách hàng chuẩn bị nội dung thông tin cần kiểm tra đối với từng khách hàng cụ thể. Gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi thông tin với khách hàng và lập báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay, chuyển cho các bộ phận liên quan thẩm định lại và ký duyệt.
Bước 9: Xử lý các phát sinh (nếu có) Bước 10: Thu nợ gốc, lãi, phí
Bước 11: Thanh lý Hợp đồng cấp tín dụng, Hợp đồng bảo đảm, giải chấp TSBĐ (nếu có)
Bước 12: Lưu hồ sơ
Cụ thể các bước trong quy trình cho vay bán lẻ của BIDV được trình bày trong phụ lục 2.
So với quy trình cho vay bán lẻ trong lý thuyết thì quy trình cho vay bán lẻ tại BIDV chặt chẽ hơn. Trong quy trình cho vay này, BIDV có hai bước thẩm định trước khi cho vay (1 là khi thẩm định tại phòng khách hàng và 2 là thẩm định ở
STT Sản phẩm Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % 1
Cho vay nhu cầu nhà ở (mua và sửa chữa nhà ở)
312.4 340.8 378.2 28.4 9.09 37.4 10.97
~2 Cho vay mua ô tô 5.5 11.6 22.7 6.1 110.91 11.1 95.69
3 Các sản phẩm bán lẻ khác
90.1 113.6 125.6
3.1 Cho vay tín chấp 15.6 18.2 16.5 2.6 16.67 -1.7 -9.34 3.2 Cho vay CCGTCG 50.2 72.1 88.2 21.9 43.63 16.1 22.33 3.3 Cho vay tiêu dùng đảmbảo bằng BDS 12.3 10.5 11 -1.8 -14.63 50. 4.76
phòng quản trị rủi ro) làm giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể phát sinh. Đồng thời, BIDV cũng thực hiện lưu hồ sơ sau khi cho vay để có cơ sở xét duyệt tín dụng cho khách hàng trong những hợp đồng tín dụng tiếp theo.
2.2.2. Phân tích thực trạng phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An