Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu 1120 phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 40)

Dựa trên những nghiên cứu kinh nghiệm phát triển tín dụng trong cho vay bán lẻ của một số NHTM tiêu biểu, có thể rút ra những bài học về phát triển tín dụng trong cho vay bán lẻ đối với BIDV Tràng An trong thời gian tới:

Một là, đa dạng hóa danh mục dịch vụ cung ứng trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại. Chú trọng phát triển công nghệ thông tin bởi công nghệ thông tin liên quan chặt chẽ tới chất lượng dịch vụ ngân hàng. Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ IV (CMCN 4.0) - cuộc cách mạng mà trong đó các công nghệ như thực tế ảo, Internet của vạn vật (Internet of Things), in 3D, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cuộc cách mạng này là một xu thế lớn, có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia, từng khu vực và toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Vì thế, việc đổi mới, đa dạng hóa dang mục dịch vụ cung ứng của ngân hàng cũng phải bắt kịpsự đổi mới của công nghệ, để

tránh lạc hậu so với sự phát triển của thế giới.

Hai là, tập trung khai thác và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, phát triển mạnh dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân. Đây là xu hướng phát triển của toàn ngành ngân hàng trên thế giới. Việc tập trung vào những đối tượng khách hàng tổ chức, có dư nợ tín dụng lớn sẽ đem lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần chuyển hướng sang cho vay tiêu dùng cá nhân nhằm giảm thiểu rủi ro, đồng thời tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.

Ba là, nghiên cứu, xếp hạng khách hàng để cung ứng những sản phẩm dịch vụ phù hợp. Việc xếp hạng khách hàng cá nhân chưa được ngân hàng quan tâm do giá

trị khoản tín dụng của khách hàng cá nhân nhỏ. Tuy nhiên, do số lượng khách hàng cá nhân nhiều nên tổng dư nợ khách hàng cá nhân cũng rất lớn. Vì vậy, việc nghiên cứu, xếp hạng khách hàng sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro, đồng thời giảm thời gian thẩm định tín dụng.

Bốn là, xây dựng thương hiệu của ngân hàng là vấn đề mấu chốt trong việc thu hút khách hàng. Uy tín, thương hiệu của ngân hàng là một trong những nhân tố quan trọng để khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Vì vậy, BIDV Tràng An nói riêng và BIDV nói chung cần xây dựng thương hiệu của ngân hàng nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ CVBL của ngân hàng.

Năm là, mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới phục vụ khách hàng. Điều này sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ CVBL của ngân hàng hơn. Từ đó tạo điều kiện nâng cao số lượng KH và dư nợ tín dụng cho ngân hàng.

Sáu là, tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành ngân hàng. Khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Vì vậy, muốn thu hút và mở rộng CVBL, BIDV Tràng An cần quan tâm đến các hoạt động tiếp thị để khách hàng biết đến và chăm sóc khách hàng nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -

CHI NHÁNH TRÀNG AN

Một phần của tài liệu 1120 phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w