Các hoạt động chủ yếu của chi nhánh

Một phần của tài liệu 1120 phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)

Tại BIDV Tràng An, hai hoạt động chủ yếu của chi nhánh là huy động vốn và cho vay. Nhìn chung tình hình huy động vốn và cho vay của BIDV Tràng An trong 4 năm từ 2015 đến 2018 đều tăng. Điều này nói lên sự phát triển liên tục trong các

hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

2.1.3.1. Huy động vốn

Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động, vốn tài trợ, lợi nhuận để lại... song cơ bản và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động. Nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một ngân hàng. Làm thế nào để tạo ra một chính sách thu hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình đầu tư ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đạt được hiệu quả cao luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của Chi nhánh Tràng An. Với những chính sách đúng đắn, theo kịp biến động thị trường của BIDV nói chung và Chi nhánh Tràng An nói riêng mà tình hình huy động vốn ngày càng tăng, tạo nguồn vốn dồi dào cho các hoạt động kinh doanh khác phát triển, có nguồn vốn mạnh để đầu tư, cho vay nhằm đem lại lợi nhuận và mở rộng thị trường. Sự phát triển hoạt động huy động vốn được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2016-2018

1.2Tiền gửi tô chức kinh tế 2,398.9 2,910.6 3,016 511.7 21.33 105.4 3.62 2. Theo kỳ hạn huy C lộng: 2.1 Dưới 12 tháng 3,910 4,953 5,032 1,043 26.68 79.0 1.59 2.2 Từ 12 tháng trở lên 1,280 968 1,039 -312 -24.38 71.0 7.33

Biểu đồ 2.1. Tổng huy động vốn và tốc độ tăng trưởng huy động vốn BIDV Tràng An giai đoạn 2017-2018

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh thường niên BIDV Tràng An giai đoạn 2016-2018)

Nhận thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh Tràng An tăng dần qua các năm từ 5.190,9 tỷ năm 2016 đến năm 2017 là 5.921,6 tỷ (tăng 730.7 tỷ tương đương 14.1%) và 6.071 tỷ năm 2018 (tăng 149,4 tỷ tương đương với 2.5%). Tổng huy động vốn nhìn chung tăng qua các năm chứng tỏ công tác quảng cáo, tiếp thị về các gói sản phẩm tiền gửi tại Chi nhánh Tràng An có hiệu quả. Các sản phẩm tiền gửi đa dạng, nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Lượng vốn huy động tăng cao cho thấy uy tín của ngân hàng đối với người tiêu dùng ngày càng được củng cố. Mặt khác, tỷ lệ tăng trưởng giảm mạnh năm 2018 cho thấy Chi nhánh chưa luôn luôn theo sát thị trường để đưa ra những chính sách lãi cạnh tranh và những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, vừa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm quyền lợi của khách hàng mà vẫn mang lại lợi nhuận cao. Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV có thể được chia theo từng nhóm tùy thuộc vào kỳ hạn và chủ thể tạo nguồn vốn huy động cho Chi nhánh như sau:

- Cơ cấu huy động vốn còn được chia theo chủ thể vốn huy động: nguồn vốn huy động từ cá nhân và doanh nghiệp. Trong cơ cấu huy động vốn thì nguồn vốn

2016 2017 2018 2017/16 2018/17

+/- % +/- %

huy động từ cá nhân (tỷ trọng trong cơ cấu huy động vốn lần lượt qua các năm là: 53,79%, 50,85%, 50,32%) luôn chiếm một tỷ trọng cao hơn so với nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp. Điều này có thể dễ nhận biết vì cá nhân, người dân thường có những khoản tiết kiệm, những khoản tiền nhàn rỗi để gửi ngân hàng hơn là các doanh nghiệp, những chủ thể luôn tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư và sinh lời. Hơn nữa, theo quy định của nhà nước, lãi suất tiền gửi dành cho cá nhân cao hơn lãi suất tiền gửi dành cho đối tượng doanh nghiệp.

- Cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh Tràng An được chia theo kỳ hạn huy động: nguồn vốn huy động dưới 12 tháng và nguồn vốn huy động trên 12 tháng. Trong cơ cấu huy động vốn năm 2016 thì nguồn vốn huy đồng trên 12 tháng chiếm 24,66%, còn nguồn vốn huy động dưới 12 tháng chiếm 75,32%. Đến năm 2017 thì nguồn vốn huy động trên 12 tháng giảm còn 16,35% còn nguồn vốn huy động dưới 12 tháng chiếm 83,64%. Sang tới năm 2018, cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn cũng không có nhiều thay đổi so với năm trước đó với nguồn vốn trên 12 tháng chỉ chiếm 17,11% và nguồn vốn dưới 12 tháng chiếm 82,89%. Điều này nói lên loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào Chi nhánh chủ yếu là tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi ngắn hạn dưới 1 năm. Năm 2017 và 2018 do các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn năm giai đoạn 2015, 2016 và Chi nhánh thu hút được nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán hơn nên khoản tiền gửi thanh toán tăng cao. Ngoài ra, việc NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, cũng tác động làm chuyển hướng nguồn vốn huy động từ dài hạn sang ngắn hạn do không còn các mức lãi suất huy động cao như trước đây, người dân gửi kỳ hạn dài hay ngắn thì mức lãi suất được hưởng cũng không có sự khác biệt.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay của Chi nhánh Tràng An luôn tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn mà chi nhánh huy động được phần lớn cho khách hàng cá nhân vay nhằm bổ sung vốn kinh doanh, hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, phục vụ các nhu cầu tiêu dùng tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân này tiếp cận với nguồn vốn một cách dễ dàng hơn. Doanh số cho vay của Chi nhánh trong giai đoạn 2016-2018 như sau:

Bảng 2.2. Tình hình dư nợ cho vay giai đoạn 2016-2018

hạn

1.1 Dư nợ cho vay ngắn hạn 295.1 364.8 510 69.70 23.62 145.2 39.80 1.2 Dư nợ cho vay trung và

dài hạn 861 1,031.7 1241 170.7 19.83 209.3 20.29

1. Theo đối tượng khách hàng

2.1 Dư nợ bán lẻ 408 466 526.

5 58.00 14.22 60.5 12.98

100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Tổng dư nợ (tỷ đồng) —■—Tỷ lệ tăng trưởng (%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Tràng An giai đoạn 2016-2018)

2017/2016 2018/2017

2016 2017 2018 +/- % +/- %

Nhìn chung, tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay của Chi nhánh khá đều trong 3 năm. Năm 2016 dư nợ cho vay đạt 1.156,1 tỷ đồng. Năm 2017 con số này tăng là 240,4 tỷ so với năm 2016 tương đương với 20,79%. Dư nợ cho vay của chi nhánh tiếp tục tăng thêm 354,5 tỷ đồng, tương ứng tăng thêm 25,38% vào năm 2018, đạt 1.751 tỷ đồng. Đối diện với khó khăn chung của nền kinh tế, BIDV Tràng An đã tìm cho mình những hướng đi riêng, vượt qua khó khăn, khẳng định thương hiệu và vị thế của một ngân hàng chủ lực trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bám sát chỉ đạo của Ban Lãnh đạo BIDV trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh tập trung nguồn lực để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, nhất là tín dụng dài hạn và đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng tín dụng. Các khoản tín dụng dài hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng cao trên 70% trong tổng dư nợ cho vay vào năm nghiên cứu. Năm 2017 tăng 170,7 tỷ tương đương với 19,83% so với năm 2016, năm 2018 tăng lên 209,3 tỷ tương đương với 20,29% so với năm 2017. Điều này được hiện thực hóa do việc Chi nhánh cơ cấu tốt danh mục cho vay, tập trung vốn cho những doanh nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả trên địa bàn. Chi nhánh bám sát sự chỉ đạo về lãi suất của NHNN và BIDV để có những quyết định lãi suất cho vay linh hoạt, phù hợp với những biến động trên thị trường. Ngoài ra, nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng, Chi nhánh thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình kinh doanh của các khách hàng để kịp thời nắm bắt thông tin, thực trạng tài chính, khả năng kinh doanh... từ đó đưa ra những định hướng đầu tư và tư vấn cho khách hàng. Nhờ vậy, không những khách hàng ngày càng tin tưởng vào quan hệ hợp tác lâu dài với Chi nhánh mà chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo. Nên trong những năm vừa qua Chi nhánh đã duy trì tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay.

2.1.4. Ket quả hoạt động qua các năm của chi nhánh

Tuy nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, thị trường tài chính toàn cầu diễn biến tương đối ổn định, nhưng tổng cầu của nền kinh tế còn suy yếu, nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn, nợ xấu của ngân hàng còn cao, liên tục giảm lãi suất cho vay, khiến cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong đó có BIDV đều gặp phải rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, sự cố gắng không ngừng nghỉ nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ kinh doanh, phát triển an toàn, hiệu quả, hướng tới chuẩn mực và thông lệ

quốc tế, giữ vững và phát huy vai trò là một trong những NHTM lớn nhất tại Việt Nam, trụ cột của ngành ngân hàng. Trong giai đoạn 2016-2018, BIDV nói chung và BIDV Tràng An nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định, khẳng định năng lực quản trị điều hành và chất lượng của hệ thống BIDV.

Bảng 2.3. Ket quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018

Chênh lệch thu chi 48.59 70.4 93.00 21.81 44.89 22.6 32.1 LN trước DPRR 79.08 98.07 8 109.15 19 24.03 11.07 12.43 DPRR 7 18.26 920 11.26 160,86 -9.06 -49,62 LN trước thuế 72.08 79.81 8 99.95 7,74 107 20,13 25,2

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)

—■—Tỷ lệ tăng trưởng (%)

Dự phòng rủi ro (DPRR) năm 2016 tại Chi nhánh Tràng An là 7 tỷ đã tăng còn 11,26 tỷ năm 2017 tới 18,26 tỷ đồng (tương đương với tăng 160,86%), tuy nhiên tới năm 2018 con số này chỉ còn 9,2 tỷ (giảm 49,62% so với 2017) cho thấy dư nợ xấu giảm dần dẫn đến lợi nhuận tại Chi nhánh Tràng An ngày càng tăng. Nguyên nhân là nhờ công tác quản trị rủi ro tốt, hoạt động kiểm soát nợ và thẩm định cho vay sát sao và hiệu quả của ban lãnh đạo. Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Năm 2018, lợi nhuận trước thuế tăng 20,13 tỷ (25,2%) so với năm 2017, do hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Kết quả này có được là nhờ sự đóng góp tích cực của toàn bộ cán bộ nhân viên, chính sách đúng đắn của ban lãnh đạo nhằm giúp Chi nhánh Tràng An vượt qua thời kỳ khó khăn của nền kinh tế.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY BÁN LẺ TẠINGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TRÀNG AN

2.2.1. Thực tế hoạt động cho vay bán lẻ tại BIDV Tràng An

2.2.1.1. Chính sách cho vay bán lẻ tại BIDV TràngAn

Nhằm thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch và công khai trong hoạt động cho vay bán lẻ, duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững, gia tăng thị phần và nâng cao vị thế của BIDV trong hoạt động cho vay bán lẻ, đồng thời hạn chế các loại rủi ro trong hoạt động này, BIDV đã ban hành chính sách cho vay bán lẻ trong toàn hệ thống.

❖ Chính sách tiếp thị khách hàng

Khách hàng vay tiêu dùng: tập trung tiếp thị những khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi tại ngân hàng, các khách hàng được trả lương qua tài khoản BIDV, các khách hàng là lãnh đạo các ban ngành hoặc chủ doanh nghiệp.

Khách hàng vay sản xuất kinh doanh: tập trung tiếp thị những khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi, thanh toán tại ngân hàng và đã có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh.

phương thức cho vay.

Số tiền cho vay/hạn mức cho vay: Chi nhánh xác định mức cho vay đối với một dự án/phương án căn cứ vào: Mức vốn tự có tham gia và nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện dự án/phương án; Khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng; Giá trị TSBĐ, loại TSBĐ và biện pháp bảo đảm cấp tín dụng; các điều kiện khác.

Thời hạn cho vay/thời hạn duy trì hạn mức cho vay:

Cho vay tiêu dùng: Chi nhánh được quyền xem xét, quyết định thời hạn cho vay không vượt quá 05 năm. Các trường hợp vượt thời hạn cho vay trên Chi nhánh phải trình Trụ sở chính xem xét, quyết định.

Cho vay SXKD: Chi nhánh được quyền xem xét, quyết định thời hạn cho vay đến 07 năm. Các trường hợp vượt thời hạn cho vay này Chi nhánh phải trình Trụ sở chính xem xét, quyết định.

Lãi suất cho vay:

Cho vay ngắn hạn: Chi nhánh áp dụng lãi suất cho vay theo phương thức thả nổi, điều chỉnh định kỳ nhưng tối đa không quá 03 tháng.

Cho vay trung và dài hạn (trừ cho vay theo phương thức trả góp): Chi nhánh áp dụng lãi suất cho vay theo phương thức thả nổi, điều chỉnh định kỳ nhưng tối đa không quá 06 tháng.

Điều kiện giải ngân:

Trong thời hạn cho vay/thời hạn duy trì hạn mức cho vay, khách hàng có thể rút tiền vay một hoặc nhiều lần phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn thực tế. Quá thời hạn trên, khách hàng chỉ được rút vốn khi được Chi nhánh chấp thuận gia hạn thời hạn cho vay/thời gian duy trì hạn mức cho vay bằng văn bản.

Phương thức trả nợ: Khách hàng thanh toán nợ vay bằng tiền mặt hoặc nộp tiền vào tài khoản tiền gửi tại BIDV để được trích nợ tự động.

Phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng: Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm xem xét, quyết định cho vay trong phạm vi thẩm quyền của Chi nhánh do giám đốc thông báo.

Các loại TSBĐ mà Chi nhánh được nhận làm bảo đảm: Ngoại tệ bằng tiền mặt; TSBĐ có tính thanh khoản cao; Nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản gắn liền với đất (kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở); các tài sản khác theo quy định.

Mức cấp tín dụng tối đa so với giá trị TSBĐ: Chi nhánh được cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản tối đa là 70% giá trị TSBĐ. Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình thực tế, Tổng giám đốc có thể xem xét giảm các tỷ lệ trên đối với từng loại TSBĐ để an toàn.

❖Chính sách chăm sóc khách hàng

Ngay sau khi thực hiện phân khúc khách hàng theo mô hình ngân hàng bán lẻ, BIDV đã nhanh chóng triển khai xây dựng phần mềm nhận diện khách hàng và xây dựng chính sách ưu đãi cho từng phân khúc khách hàng. Chi nhánh cần chăm sóc đặc biệt đối với khách hàng chiến lược, khách hàng chiến lược tiềm năng và khách hàng VIP. Những ưu đãi chung đối với khách hàng chiến lược như sau: Ưu đãi về phí dịch vụ, giảm phí chuyển tiền trong hệ thống BIDV;...

Đối với những khách hàng không nằm trong nhóm các khách hàng trên mà Chi nhánh thấy cần thiết phải áp dụng mức lãi suất đặc biệt ưu đãi thấp hơn mức lãi suất thông thường để cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, mở rộng thị phần, gia tăng lợi ích tổng thể cho BIDV, Chi nhánh trình Trụ sở chính để được xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể.

2.2.1.2. Các phương thức cho vay bán lẻ tại BIDV Tràng An

BIDV Tràng An cung cấp đầy đủ các phương thức cho vay bán lẻ chủ yếu bao gồm: Cho vay từng lần, cho vay trả góp, Cho vay theo hạn mức thấu chi, Cho vay theo hạn mức tín dụng.

Các loại sản phẩm cho vay bán lẻ tại BIDV Tràng An:

BIDV Tràng An cung cấp đa dạng các loại sản phẩm cho vay bán lẻ cho khách hàng. Tại BIDV Tràng An có đầy đủ các sản phẩm cho vay bán lẻ như đã phân loại trong chương 1, bao gồm:

- Cho vay bất động sản - Cho vay tiêu dùng

- Cho vay sản xuất kinh doanh - Cho vay nông nghiệp

- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá

Tuy nhiên, đối với mỗi sản phẩm cho vay bán lẻ thì BIDV lại thiết kế nhiều sản phẩm nhỏ hơn để phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu 1120 phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w