Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu 1120 phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 79 - 82)

❖Nguyên nhân từ phía ngân hàng.

Chi nhánh yêu cầu đa số các sản phẩm CVBL phải có TSBĐ, do đó đã bỏ qua một thị phần khách hàng có khả năng và thiện chí trả nợ nhưng lại không có TSBĐ. Xem TSBĐ như điều kiện đầu tiên để cho vay một mặt sẽ giảm rủi ro cho Chi nhánh, nhưng mặt khác sẽ làm giảm đi tính cạnh tranh của Chi nhánh rất nhiều. Điều này hạn chế khả năng mở rộng khách hàng cũng như khả năng nâng cao tính cạnh tranh của Chi nhánh. Mặt khác, việc thẩm định chỉ tập trung chủ yếu vào nguồn trả nợ và TSBĐ điều này gây bất lợi cho những khách hàng có uy tín và thiện chí trả nợ cao.

Thứ hai, nguồn thông tin về khách hàng mà chuyên viên khách hàng thu nhập được chủ yếu là từ khách hàng cung cấp, thông tin mang tính một chiều. Điều này gây khó khăn cho chuyên viên khách hàng trong việc xác định thông tin về các khoản vay ở các tổ chức tín dụng khác của khách hàng, Chi nhánh không đủ cơ sở để đánh giá mức độ an toàn và rủi ro đối với khách hàng cá nhân, đồng thời làm kéo dài thời gian thẩm định do phải xác minh các thông tin.

Thứ ba, số lượng nhân sự phòng khách hàng cá nhân rất ít lại hay bị biến động, một cán bộ phải giải quyết quá nhiều khoản vay dẫn tới chất lượng thẩm định từng khoản vay có thể không cao.

Thứ tư, riêng về vấn đề cho vay du học, ngân hàng vẫn chưa thực sự thu hút được số lượng lớn khách hàng tới vay vốn do nếu muốn vay vốn tại Chi nhánh để đi du học thì bắt buộc phải thực hiện việc chuyển tiền qua ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho khách hàng bởi nhiều người đã có tài khoản ở ngân hàng khác hoặc chuyển thực hiện việc chuyển tiền ở nơi khác không muốn phải chuyển tiền qua BIDV mà chỉ muốn tới vay tiền mà thôi. Vì vậy, khách hàng tìm tới Chi nhánh vay tiền đi du học chưa cao.

❖Nguyên nhân từ phía khách hàng.

Thứ nhất, nhiều người dân vẫn còn tâm lý ngại đến vay ngân hàng vì cho rằng thủ tục phức tạp, rườm rà hoặc do họ chưa thực sự hiểu về hoạt động CVBL của ngân hàng. Ngoài ra, tâm lý, tập quán tiêu dùng của người dân Việt Nam là chỉ có thói quen vay của người thân, gia đình, bạn bè trước khi vay mượn ngân hàng nhằm

giảm bớt gánh nặng về chi phí. Do đó mà CVBL ở Việt Nam còn chưa thực sự phát triển, dư nợ CVBL còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, nguồn thu nhập của khách hàng cá nhân thiếu ổn định, thiện chí trả nợ của khách hàng thường không duy trì trong suốt thời gian trả nợ vì nhiều nguyên nhân: môi trường kinh doanh chưa ổn định, khách hàng đột ngột bị bệnh hay công việc của họ không ổn định vì nơi làm việc giải thể, thua lỗ...

Thứ ba, do có một số quy định ngày càng chặt chẽ hơn của các cơ quan quản lý Nhà nước đã khiến nhiều khách hàng không vay được vốn vì giấy tờ tài sản thế chấp chưa hợp pháp và hợp lệ.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -

CHI NHÁNH TRÀNG AN

Một phần của tài liệu 1120 phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w