vượng - Chi nhánh Đông Đô
Từ khi thành lập tới nay, VPBank Đông Đô luôn nỗ lực phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng. VPBank Đông Đô đã khẳng định sự phát triển bền vững của mình và đạt được nhiều kết quả đáng chú ý. Trong giai đoạn 2016-2018, mặc dù tình hình kinh tế đất nước có nhiều biến động nhưng với chính sách quản lý và điều hành hợp lý, VPBank Đông Đô đã vượt qua khó khăn, mở rộng hoạt động, hạn chế rủi ro xuống mức thấp, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào lợi nhuận của VPBank, nâng cao năng lực và đời sống của cán bộ nhân viên.
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn từ nền kinh tế là hoạt động quan trọng của NHTM. Hoạt động huy động vốn mang lại cơ sở để các ngân hàng tiến hành hoạt động tín dụng và cung cấp các sản phầm của mình đến người tiêu dùng. Hoạt động này cũng luôn được VPBank Đông Đô chú trọng phát triển, thể hiện ở việc tổng nguồn vốn huy động của toàn chi nhánh liên tục có sự tăng trưởng qua các năm:
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại VPBank Đông Đô năm 2016-2018
Theo kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn 2 306,0 5 357,1 2 382,1 51,13 716, 24,97 7,0 Tiền gửi có kỳ hạn 1.668,28 1.830,52 2.185,93 162,24 9,7 1 355,4 419, Theo thành phần kinh tế Tiền gửi của TCTD 7 13,9 1 15,4 4 17,5 1,44 310, 2,13 813, Tiền gửi của TCKT 0 709,7 4 809,4 2 928,4 99,74 114, 8 118,9 714, Tiền gửi
VPBank Đông Đô cùng ngân hàng mẹ luôn nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn và được đánh giá là một trong những ngân hàng khá năng động trong việc đưa ra các sản phẩm khuyến mại hấp dẫn và độc đáo. Trong những năm trở lại đây, thành công lớn nhất từ hoạt động huy động vốn của VPBank Đông Đô là duy trì sự tăng trưởng ổn định nguồn vốn huy động. Từ bảng trên có thể thấy rõ xu hướng tăng dần quy mô vốn huy động được của VPBank Đông Đô. Năm 2016, quy mô vốn huy động được của chi nhánh chỉ khiêm tốn ở mức 1.974,3 tỷ đồng nhưng đến năm 2017 tổng nguồn vốn huy động đã đạt gần 2.200 tỷ đồng, tăng 213,37 tỷ đồng, tương
đương mức tăng 10,8% so với năm 2016. Ket thúc năm 2018, quy mô vốn huy động tăng mạnh đạt 2.568,05 tỷ đồng, tăng 380,38 tỷ đồng, tương đương mức tăng là 17,4% so với năm 2017. Xu hướng tăng này đang tạo ra lợi thế rất lớn cho VPBank Đông Đô trong việc mở rộng hoạt động và tăng lợi thế cạnh tranh.
Cụ thể hơn, xét về tỷ trọng từng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn trong giai đoạn 3 năm vừa qua, có biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu NV huy động theo kỳ hạn tại VPBank Đông Đô 2016-2018
tỷ đồng)
(Đơn vị:
(Nguồn: Báo cáo tài chính chi nhánh VPBank Đông Đô từ 2016-2018)
Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh, nguồn vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn rõ rệt so với tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn và luôn duy trì ở mức trên 80%. Năm 2016 nguồn vốn có kỳ hạn là 1.668,28 tỷ đồng chiếm 84,5% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Đến năm 2017 nguồn vốn này tăng lên 1.830,52 tỷ đồng chiếm 83,7% tổng nguồn vốn, tăng 162,24 tỷ đồng với tốc độ tăng 9,7% so với năm 2016. Bên cạnh đó, mặc dù có tỷ trọng thấp nhưng nguồn vốn không kỳ hạn của chi nhánh vẫn tăng khá mạnh, nguồn vốn này đạt 357,15 tỷ đồng vào năm 2017, tăng 16,7% so với năm 2016. Sự tăng trưởng của cả 2 loại nguồn vốn đã khiến cho quy mô tổng nguồn vốn huy động trong năm 2017 tăng lên đáng kể, khẳng định hiệu quả trong hoạt động huy động vốn của VPBank Đông Đô.
Năm 2018, tổng nguồn vốn huy động của VPBank Đông Đô tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó đóng góp phần lớn là từ nguồn vốn có kỳ hạn với tốc độ tăng 19,4%, đạt 2.185,93 tỷ đồng. Đây chủ yếu là nguồn tiền gửi của bộ phận dân cư để hưởng lãi suất nên nguồn vốn này có tính ổn định và an toàn cao, sự gia tăng này giúp cho VPBank Đông Đô có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn. Cùng với xu thế tăng của nguồn vốn có kỳ hạn, nguồn vốn không kỳ hạn năm 2018 cũng tăng lên nhưng không đáng kể, chỉ tăng 24,97 tỷ so với năm 2017. Sở dĩ nguồn vốn này chiếm tỷ trọng thấp là do mức lãi suất ngân hàng áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn khá thấp nên không thu hút được nguồn đầu tư theo phương thức này.
Từ đó cho thấy nguồn vốn huy động được từ nguồn tiền gửi có kì hạn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, tạo điều kiện phát triển và mở rộng các hoạt động trong kinh doanh khác của chính ngân hàng. Có thể nói, với thế mạnh về uy tín, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, VPBank Đông Đô đã duy trì được mối quan hệ bền vững với khách hàng, tạo dựng được niềm tin nhất định với khách hàng, nhờ đó ổn định được hoạt động huy động vốn từ tiền
gửi có kì hạn.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế tại VPBank Đông Đô 2016-2018
(Đơn vị: tỷ đồng) 3,000.00 2,500.00 2,000.00 1,500.00 1,000.00 500.00
■Tiền gửi của TCTD ■Tiền gửi của TCKT ■Tiền gửi của dân cư
2017/2016 2018/2017 Giá trị % Giá trị %
về cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế, tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất: năm 2016 là 1.250,63 tỷ đồng chiếm 63,35% tổng nguồn vốn, năm 2017 đạt 1.362,82 tỷ đồng chiếm 62,3% tổng nguồn vốn và tăng 9% so với năm 2016 và đến năm 2018 đạt 1.622,09 tỷ đồng, chiếm 63,16% với tốc độ tăng so với năm 2017 là 19%. Điều này cho thấy chi nhánh đã làm khá tốt công tác huy động từ khu vực dân cư nhờ các chương trình quảng bá, gửi tiền nhận quà, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều NHTM tiến hành chạy đua lãi suất, dịch chuyển liên tục dòng vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng trên 30% tổng nguồn vốn huy động và tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2016 nguồn vốn huy động từ các TCKT là 709,70 tỷ đồng, năm 2017 là 809,44 tỷ đồng và đến năm 2018 đạt 928,42 tỷ đồng, tăng 1,3 lần so với năm 2016. Quan sát trên biểu đồ 2.2, nguồn vốn huy động từ các TCTD chiếm tỷ trọng rất nhỏ, tuy có tăng về giá trị nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ về tỷ trọng, cụ thể năm 2016 đạt 13,97 tỷ đồng chiếm 0,71% tổng nguồn vốn và kết thúc năm 2018, tỷ lệ này giảm còn 0,68% tổng nguồn vốn huy động.
Như vậy, trong giai đoạn 2016-2018, VPBank chi nhánh Đông Đô đã thực sự chứng tỏ được hiệu quả trong hoạt động huy động vốn - một trong những hoạt động then chốt của ngân hàng với kết quả rất khả quan, khẳng định vị thế và uy tín của chi nhánh so với các chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
2.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại rất phong phú và đa dạng về hình thức. Bên cạnh việc cho vay, các ngân hàng còn được sử dụng vốn dưới nhiều hình thức khác nhau như cho thuê tài chính, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác, mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng,.. .Tuy nhiên hoạt động cho vay là hoạt động sinh lợi chủ yếu, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có và nó thể hiện được đặc trưng cơ bản hoạt động của ngân hàng.
Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay tại VPBank Đông Đô năm 2016-2018
Dư nợ cho vay ngắn hạn 566,5 9 764,5 5 986,6 7 197,96 34, 9 222,12 29, 1
Dư nợ cho vay trung và dài hạn 835,1 6 1058,9 7 1137,77 223,81 26, 8 78,8 7,4
Biểu đồ 2.3. Tổng dư nợ cho vay tại VPBank Đông Đô giai đoạn 2016-2018
2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017So sánh Giá trị % Giá trị % Nợ xấu (tỷ đồng) 21,1 7 6 31,6 31,30 10,49 49,6 -0,36 1,1- Tỉ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ 1,51 % 1,74 % 1,47%
Tổng dư nợ cho vay tại VPBank Đông Đô liên tục tăng từ năm 2016 đến 2018. Quan sát biểu đồ trên có thể thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của VPBank khá cao. Con số cho vay năm 2016 vẫn khiêm tốn ở mức 1.401,75 tỷ đồng, đến năm 2018 tổng dư nợ cho vay của chi nhánh VPBank Đông Đô đạt 2.124,44 tỷ đồng, tăng hơn 700 tỷ so với năm 2016. Đặc biệt, năm 2017 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc về dư
nợ cho vay của chi nhánh với mức tăng 30,1% so với năm 2016, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng này khi tăng 35% từ 566,59 tỷ đồng lên 764,55 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này cho thấy chính sách của VPBank Đông Đô trong việc khuyến khích các khoản vay ngắn hạn. Đạt được điều này là do những nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên tại chi nhánh đã tích cực tiếp thị tới khách hàng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng cũ.
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại hình cho vay tại VPBank Đông Đô
(Đơn vị: tỷ đồng) 1200 1000 800 600 400 200 0 2016 2017 2018
■Dư nợ cho vay ngắn hạn
■Dư nợ cho vay trung và
dài hạn
(Nguồn: Báo cáo tài chính chi nhánh VPBank Đông Đô từ 2016-2018)
Cho vay ngắn hạn là loại hình cho vay dưới 12 tháng, chủ yếu phục vụ nhu cầu vốn lưu động cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu của đối tượng khách hàng cá nhân. Với kì hạn ngắn, loại hình cho vay này hạn chế rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất cho ngân hàng, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng. Tuy nhiên, phương thức vay này cũng gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng khác cùng địa bàn. Quan sát biểu đồ và bảng số liệu trên có thể thấy, cơ cấu dư nợ cho vay đang có sự chuyển dịch dần từ năm 2016 đến năm 2018. Neu như năm 2016, dư nợ cho vay ngắn hạn thấp hơn nhiều so với dư nợ cho vay trung và dài hạn, chỉ chiếm 40% tổng dư nợ thì đến năm 2018 tỉ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đã tăng lên 46% tổng dư nợ cho vay cho thấy nỗ lực của chi nhánh VPBank Đông Đô trong việc chú trọng phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn.
Mặc dù tỉ trọng có sự suy giảm trong cơ cấu tổng dư nợ nhưng quy mô cho vay trung và dài hạn tại VPBank Đông Đô vẫn liên tục tăng. Năm 2017, dư nợ trung và dài hạn của chi nhánh là 1.058,97 tỷ đồng, tăng 223,81 tỷ đồng, tương ứng tăng 26,8% so với năm 2016. Đến năm 2018, dư nợ cho vay trung và dài hạn của VPBank Đông Đô đã đạt mức 1.137,77 tỷ đồng.
Nhận xét chung về xu hướng biến động của tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh VPBank Đông Đô đến hết năm 2018, có thể thấy xu hướng tăng mạnh của tổng dư nợ cho vay cũng như sự chuyển dịch cơ cấu cho vay phù hợp với chủ trương kích thích sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư nâng cấp, cải thiện cơ sở hạ tầng trong cả nước cũng như khuyến khích các khoản chi tiêu phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân.
Bên cạnh mức dư nợ cho vay của CN còn một chỉ tiêu cũng rất quan trọng trong việc đánh giá hoạt động sử dụng vốn, đó là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của CN.
Bảng 2.3. Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ tại VPBank Đông Đô năm 2016-2018
Thanh toán chuyển tiền 429,5 443,7 464,2
(Nguồn: Báo cáo tài chính chi nhánh VPBank Đông Đô từ 2016-2018)
65
Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh kể từ năm 2016 tới nay dù đang duy trì nằm trong ngưỡng an toàn nhưng so với mặt bằng chung vẫn ở mức khá cao. Trong năm 2017, tỷ lệ này tăng từ 1,51% lên 1,74% một phần do sự tăng trưởng quá nhanh về dư nợ cho vay. Tuy nhiên, đến năm 2018, con số này đã được điều chỉnh về mức 1,47%. Điều này cho thấy chi nhánh đang nỗ lực nâng cao chất lượng cho vay một cách hiệu quả ngay trong giai đoạn nền kinh tế còn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.
Đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh chung của toàn bộ chi nhánh, ban lãnh đạo VPBank Đông Đô đã đề ra chủ trương liên quan tới hoạt động tín dụng như sau : Tập trung cho vay các dự án lớn, duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng truyền thống, mở rộng cho vay với các khách hàng mới và đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn.
2.1.4.3. Hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính khác * Hoạt động thanh toán
Hiện tại VPBank Đông Đô đã triển khai mô hình giao dịch một cửa tại 100% chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc. Theo đó, doanh số từ hoạt động thanh toán tại chi nhánh chủ yếu từ thanh toán chuyển tiền:
Bảng 2.4. Doanh số hoạt động thanh toán tại VPBank Đông Đô năm 2016-2018
nhanh trong và ngoài nước. Mặc dù thanh toán quốc tế không phải là thế mạnh truyền thống của VPBank, nhưng với đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, có trình độ, chuyên môn VPBank Đông Đô luôn sẵn sàng phục vụ, hướng dẫn tư vấn khách hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Không chỉ vậy, ngân hàng còn không ngừng đa
2017/2016 2018/2017
Giá trị % Giá
trị %
dạng các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách hàng với phương châm “Tất cả vì sự thành đạt của khách hàng” và chất lượng dịch vụ ngày càng cao.
* Hoạt động kinh doanh thẻ
Trong vài năm trở lại đây, thị trường thẻ của Việt Nam có sự cạnh tranh quyết liệt. Tuy nhiên, với chính sách kinh doanh thích hợp, hoạt động kinh doanh thẻ VPBank Đông Đô có tốc độ phát triển cao. Năm 2017, doanh số phát hành thẻ VPBank Master Card và Visa Card đạt 19,52 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2016; doanh số thanh toán thẻ quốc tế là 1,21 triệu USD. Năm 2018, doanh số thanh toán thẻ là 1,39 triệu USD; phát hành 671 thẻ quốc tế và 1.721 thẻ nội địa. Số lượng thẻ thanh toán quốc tế phát hàng năm 2018 tăng 4% so với cùng kỳ năm 2017. Hiện nay, VPBank Đông Đô tiếp tục nâng cấp và tăng cường năng lực của hệ thống, trang bị thêm các máy rút tiền tự động ATM, mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ.
* Đào tạo nguồn nhân lực và phát triển mạng lưới
Trong năm qua, Chi nhánh đã làm tốt công tác mở rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn, dự kiến mở thêm điểm giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ và quảng bá sản phẩm dịch vụ và hình ảnh VPBank Đông Đô đến từng đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực luôn được Ban lãnh đạo Chi nhánh ưu tiên, nhằm tăng cường cán bộ đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng với việc cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng do VPBank, các ngân hàng đối tác tổ chức cũng như mời giảng viên về đào tạo cho cán bộ ngay tại chi nhánh.
2.1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Đông Đô
Kết quả hoạt động của VPBank Đông Đô trong giai đoạn 2016-2018 có hiệu quả cao, quy mô của Chi nhánh liên tục được mở rộng, sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm liên tục