2.3.2.1. Hạn chế
Ngoài những kết quả đã đạt được ở trên, hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Đông Đô còn có một số mặt hạn chế sau:
Hoạt động cho vay tiêu dùng ở chi nhánh tuy có tăng trưởng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh và vẫn chưa đáng kể so với nhu cầu của khách hàng.
VPBank Đông Đô đang có địa bàn hoạt động là khu vực trung tâm quận Hai Bà Trưng và một số quận ngoại thành thành phố Hà Nội. Địa bàn hoạt động trên có rất nhiều cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước và tập trung đông dân cư, các hộ kinh doanh nhỏ l ẻ... nên nhu cầu vay tiêu dùng là rất lớn, Chi nhánh có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm CVTD. Song trên thực tế, dư nợ CVTD còn chưa tương xứng với vị thế của Ngân hàng cũng như nhu cầu vay tiêu dùng của thị trường.
Thứ hai, đối tượng khách hàng còn hạn chế.
Đối tượng khách hàng mà chi nhánh taapj trung khai thác là các cá nhân, hộ gia đình có các thành viên đang sinh sống thường xuyên và có thời gian công tác chính thức tại địa phương hiện tại tối thiểu 12 tháng. Hơn nữa, ưu tiên những khách hàng đang công tác trong các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp và tập đoàn lớn có hợp đồng tín dụng hay hợp đồng trả lương qua VPBank,.... Do đó có rất nhiều đối tượng không thuộc trong điều kiện vay tiêu dùng của VPBank nhưng lại có mức thu nhập cao, ổn định và nhu cầu vay quy mô lớn. Chính vì vậy mà ngân hàng cần mở rộng hơn nữa loại hình cho vay này, phát triển nó trở thành một loại hình cho vay có mức độ bao phủ rộng khắp.
Thứ ba, hạn mức cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn thấp.
Mỗi khoản cho vay thường chỉ là 50% đến 70% giá trị tài sản đảm bảo nhưng trên thực tế giá trị của khoản vay này còn rất hạn chế, thông thường trung bình chỉ khoảng 1 tỷ đồng/1 khoản vay. Điều này không làm thoả mãn được nhu cầu vốn của những khách hàng chi tiêu những hàng hóa, dịch vụ giá trị lớn.
Thứ tư, sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh chưa có sự khác biệt và đột phá so với các NHTM khác.
Mặc dù đã có sự đa dạng về các sản phẩm cho vay tiêu dùng nhưng một số sản phẩm chưa thực sự thu hút khách hàng như: cho vay du học, cho vay du lịch. Cơ cấu
sản phẩm cho vay chưa đồng đều, vẫn tập trung ở các sản phẩm cho vay truyền thống như cho vay mua nhà, ô tô... Mặc dù chi nhánh đã phát triển khá tốt các sản phẩm này nhưng việc duy trì tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu cho vay đối với những sản phẩm này cũng sẽ mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn cho chi nhánh ngân hàng.
Thứ năm, quy trình, quy chế cho vay còn phức tạp, rườm rà, chưa phù hợp với khách hàng.
Khách hàng có nhu cầu vay vốn cần đến ngân hàng và phải thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy trình vay vốn của ngân hàng về mức cho vay, thời hạn vay, loại vay, yêu cầu đối với hồ sơ chứng minh thu nhập, hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn khá khắt khe. Để hoàn thành hồ sơ theo yêu cầu, khách hàng gặp không ít khó khăn và mất nhiều thời gian .Khi hồ sơ đã được thu thập đầy đủ thì cán bộ tín dụng và các bộ phận liên quan phải tiến hành thẩm định và kiểm soát , quá trình này cũng mất nhiều thời gian và chi phí.
Khâu xét duyệt hồ sơ và thẩm định tài sản đảm bảo chưa thật sự linh động vì phải phụ thuộc nhiều vào công tác kiểm soát rủi ro của ngân hàng và các khâu kiểm soát còn chồng chéo nhiều.
Thứ sáu, chất lượng thông tin về khách hàng thấp, khách hàng vay vốn khó chứng minh được thu nhập và khả năng trả nợ của bản thân nên chất lượng thẩm định bị hạn chế. Vì đa phần là khách hàng cá nhân và hộ gia đình nhỏ l ẻ nên thông tin về khách hàng không được kiểm định, tính chính xác không cao và phụ thuộc nhiều vào phẩm chất đạo đức của khách hàng và nhiều yếu tố tác động chứ không phụ thuộc vào năng lực kiểm soát thông tin từ phía ngân hàng.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt đông cho vay tiêu dùng của ngân hàng là do hai nhóm nguyên nhân gồm: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
a) Nguyên nhân chủ quan
Chính sách cho vay tiêu dùng của chi nhánh chưa thực sự phù hợp với từng thời kì. Chính sách tín dụng của NH yêu cầu đa số các sản phẩm CVTD phải có TSBĐ, do đó đã bỏ qua một thị phần KH có khả năng và thiện chí trả nợ nhưng lại không có TSBĐ. Bên cạnh đó, các thủ tục cho vay còn nhiều phức tạp, điều này đã làm tăng thời gian và chi phí giao dịch, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh.
Thứ hai, sự quan tâm chưa đúng mức của lãnh đạo chi nhánh ngân hàng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. Mặc dù chi nhánh đã xác định được nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình là một thị trường vô cùng tiềm năng nhưng việc triển khai các hoạt động cho vay tiêu dùng chưa thực sự được quan tâm đúng mức trên toàn hệ thống. Cho vay tiêu dùng vẫn chưa được chú trọng tuyệt đối do tâm lý ngại rủi ro. Vì thế dư nợ tín dụng CVTD vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh.
Thứ ba, nguồn nhân lực chưa dồi dào. Vẫn còn thiếu những cán bộ có khả năng tư duy và làm việc độc lập trong lĩnh vực mới. Mức độ chuyên nghiệp của các cán bộ chưa đồng đều, nhiều cán bộ chưa có đủ chuyên môn dẫn đến sai lệch thông tin của khách hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng, làm mất uy tín và thương hiệu chủa chi nhánh đối với khách hàng. Mặc dù chi nhánh đã đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhưng kết quả vẫn chưa thực sự như mong muốn. Hơn nữa lực lượng cán bộ vòn ít và hay biến động dẫn đến một số cán bộ phải thực hiện nhiều công việc một lúc, dẫn đến hiệu quả công việc không cao.
Thứ tư, công nghệ ngân hàng chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng. Mặc dù ngân hàng ngày càng hiện đại hóa công nghệ nhưng việc áp dụng các công nghệ đó vào quy trình nghiệp vụ cụ thể của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Các công cụ chưa được ứng dụng đồng bộ và hoàn thiện nhất, việc phân chia chức năng nhiệm vụ của các bộ phận còn chồng chéo, chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, việc quản lý và lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng còn chưa thuận tiện, gây khó khan khi tra cứu và xem xét thông tin khách hàng.
Thứ năm, công tác tiếp thị, marketing, xây dựng và củng cố thương hiệu chưa tốt. Công tác tiếp thị tại chi nhánh VPBank Đông Đô thời gian gần đây đã được quan
tâm triển khai. Tuy nhiên việc tổ chức nghiệp vụ tiếp thị, quảng cáo của chi nhánh còn yếu, chưa hiệu quả, thiếu chiến lược rõ ràng và thiếu nguồn kinh phí để thực hiện.
b) Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, nguyên nhân từ phía khách hàng:
Một trong những nguyên nhân chính là do tâm lý và thói quen tiêu dùng của người dân. Từ trước đến nay, người dân Việt Nam nói chung đều có thói quen tích lũy tiền bạc để dự phòng trong những trường hợp cần thiết. Họ chỉ mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị lớn khi họ tích lũy đủ tiền chứ không đi vay để tiêu dùng. Người dân thường rất ngại đi vay vì không muốn bản thân trong tình trạng nợ nần. Khi có khó khăn về tài chính thì họ thường nghĩ ngay đến người thân như bố mẹ, anh chị em vì họ không muốn có gánh nặng tâm lý phải trả lãi sau khi đi vay, do đó họ ít khi tìm đến ngân hàng. Chính thói quen tiêu dùng và tiết kiệm này đã tạo nên những rào cản cho các ngân hàng trong việc tiếp cận khách hàng, có tác động không thuận lợi đến việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
Mặt khác, đa số người tiêu dùng vẫn còn sử dụng tiền mặt trong giao dịch, làm tỷ lệ giao dịch qua th ẻ chưa cao. Chính điều này cũng là một nguyên nhân giảm sự tăng trưởng ở hình thức cho vay thấu chi qua tài khoản.
Độ trung thực của khách hàng chưa cao
Một số khách hàng khi đến vay ngân hàng đã làm giả giấy xác nhận lương hay quyết định nâng lương,.... Bên cạnh đó, một vài khách hàng lại sử dụng vốn vay sai mục đích. Chính điều này đã làm sai lệch đi những đánh giá của cán bộ tín dụng khi đưa ra quyết định cho vay, các món vay dễ dẫn đến nợ xấu.
Thứ hai, môi trường pháp lý còn chưa hoàn thiện:
Hiện nay Các chính sách pháp luật của Nhà nước về cho vay tiêu dùng chưa rõ ràng, các quy định về tài sản thế chấp, về giá nhà đất, chuyển quyền sở hữu, quy định về thủ tục đăng ký còn phức tạp gây ảnh hưởng đến công tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay của khách hàng. Các ngân hàng chủ yếu sử dụng các văn bản chung như luật các tổ chức tín dung, quy chế cho vay của tổ chức tín dụng, quyết định về thực hiện
chuyển nợ quá hạn ....để làm căn cứ cho vay tiêu dùng chưa thật sự đầy đủ, chặt chẽ, khiến cho thủ tục cho vay, điều kiện vay khó khăn gây cản trở cho ngân hàng trong việc linh động hạn mức cho vay, cũng như mở rộng phạm vi các đối tượng được cho vay làm phạm vi đối tượng bị hạn chế.
Thứ ba, tâm lý xã hội :
Xét theo truyền thống thì người Việt Nam ít có nhu cầu vay vốn để chi tiêu cá nhân, đa phần sử dụng các khoản tiền tiết kiệm hoặc vay mượn thêm họ hàng. Chính lẽ đó cần thay đổi nhận thức để người dân có thể nhận thấy được lợi ích, cũng như không ái ngại trong việc phải vay vốn ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Sau khi giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - chi nhánh Đông Đô, luận văn đã nghiên cứu thực trạng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - chi nhánh Đông Đô. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng đó luận văn đã chỉ ra những kết quả đạt được của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - chi nhánh Đông Đô. Tuy nhiên, quy trình cho vay tiêu dùng cũng như các chính sách đối với sản phẩm này của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng vẫn tồn tại những điểm hạn chế. Trong đó có những tồn tại do nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính bản thân ngân hàng và nguyên nhân khách quan xuất phát từ khách hàng vay vốn, các yếu tố khác,... Đây chính là cơ sở để Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nhận thấy những điểm còn bất cập để đưa ra những biện pháp khắc phục, hướng tới hoàn thiện quy trình cho vay tiêu dùng.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
- CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ