Thực trạng cho vay tiêu dùng ở Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu 1126 phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng chi nhánh đông đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 101)

- Chi nhánh Đông Đô

2.2.2.1. Phản ánh qua các chỉ tiêu về lượng

Trong những năm gần đây, VPBank Đông Đô đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng. Hoạt động CVTD đã phát triển mạnh mẽ hơn, tốc độ tăng trưởng cao và đem lại cho Ngân hàng nguồn thu lớn. Đánh giá đây là một trong những hoạt động tạo ra lợi nhuận lớn, VPBank Đông Đô đã triển khai kịp thời, không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng CVTD và đã đạt được những kết quả khả quan. Chỉ tiêu này đánh giá sự phát triển của dịch vụ thông qua các chỉ tiêu về mặt lượng, đó là sự tăng trưởng lượng doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng, là sự tăng trưởng số lượng khách hàng vay tiêu dùng, là sự đa dạng các phương thức và sản phẩm cho vay.

về doanh số cho vay tiêu dùng

Bảng 2.6. Quy mô cho vay tiêu dùng tại VPBank Đông Đô năm 2016-2018

Doanh số thu nợ 393,1 1 463,8 6 651,1 7 70,75 18, 0 187,3 1 40, 4 Tổng dư nợ CVTD 413,5 2 548,6 6 678,9 5 135,14 32, 7 130,2 9 23, 7

Giá trị % Giá trị % Tổng dư nợ 1.401,75 1.823,52 2.124,44 421,7 7 30,1 300,92 16,5 Tổng dư nợ CVTD 2 413,5 6 548,6 5 678,9 4 135,1 32,7 130,29 23,7 Tỷ trọng % 29,5 0 1 30, 0 32,

(Nguồn: Tổng kết hoạt động tín dụng của VPBank Đông Đô)

Biểu đồ 2.5. Quy mô cho vay tiêu dùng tại VPBank Đông Đô

Đơn vị tính: tỷ đồng 900.00 800.00 700.00 600.00 500.00 400.00 300.00 200.00 100.00 0.00

■ Doanh số cho vay BDoanhsothuno B Tổng dư nợ

(Nguồn: Tổng kết hoạt động tín dụng của VPBank Đông Đô)

Những số liệu trên cho thấy quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank Đông Đô ngày càng tăng. Năm 2017, do đơn vị đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp thị , quảng cáo để thu hút khách hàng đến vay trả góp, cho ra ngày càng nhiều các

71

sản phẩm dịch vụ tiêu dùng, cùng với đó là việc nâng cao chất lượng phục vụ và tiến độ giải ngân... nên đã thu được kết quả khả quan. Tổng doanh số cho vay tiêu dùng đạt 664,57 tỷ đồng tăng 31,2% so với năm 2016. Trong đó, dư nợ cho vay tiêu dùng cuối kỳ đạt 548,66 tỷ đồng.

Năm 2018, bên cạnh việc phát triển cho vay tiêu dùng, VPBank Đông Đô chú trọng hơn vào công tác thu nợ. Doanh số cho vay năm 2018 tăng 19% so với năm 2018, đạt 791,11 tỷ đồng. Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng trong năm 2018 đạt 651,17 tỷ đồng, tăng 40,4% so với năm 2017 và tăng 65,6% so với năm 2016. Dư nợ cuối kỳ đạt 678,95 tỷ đồng tăng 23,7 % so với năm 2017.

về tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng

Dư nợ cho vay tiêu dùng là số liệu phản ánh khối lượng tiền mà ngân hàng cung cấp cho hoạt động cho vay nhằm mục đích tiêu dùng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ này cho thấy được sự tín nhiệm của khách hàng với ngân hàng và dư nợ càng cao thể hiện mức độ phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng càng mạnh và uy tín của ngân hàng cũng cao hơn.

Bảng 2.7. Tỷ trọng dư nợ CVTD tại VPBank Đông Đô năm 2016-2018

Chi nhánh 2016 2017 2018

So sánh

2017/2016 2018/2017So sánh Giá trị % Giá trị %

Nhìn chung, trong giai đoạn 2016-2018, tổng dư nợ và dư nợ cho vay tiêu dùng tại VPBank Đông Đô tăng trưởng khá mạnh, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm con số đáng kể trong tổng dư nợ. Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2016 là 413,52 tỷ đồng, năm 2017 là 548,66 tỷ đồng và năm 2018 là 678,95 tỷ đồng. Dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm đều tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng năm 2017 từ 32,7% giảm xuống còn 23,7% vào năm 2018. Sự phát triển nhanh chóng của dư nợ CVTD là do trong giai đoạn 2016-2018, chi nhánh đã chủ động đưa ra thêm nhiều sản phẩm vay tiêu dùng với mức lãi suất cạnh tranh, kéo dài thời hạn cho vay đối với các khoản vay mua nhà hay các ô tô lên 5,10, 25 năm, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn, có nhiều chương trình ưu đãi về lãi suất, miễn phí phạt trả nợ trước hạn cũng như việc hợp tác với nhiều công ty xây dựng để hỗ trợ bán các sản phẩm. Hơn nữa, lãi suất cho vay trong giai đoạn này của toàn hệ thống NHTM cũng như ở VPBank Đông Đô giảm so với những năm trước nên đã có thêm nhiều khách hàng đến vay hơn.

Tỷ trọng dư nợ CVTD ngày càng tăng so với tổng dự nợ. Cụ thể tỷ trọng dư nợ CVTD so với tổng dư nợ năm 2016 là 29,5% , năm 2017 là 30,1% và năm 2018 là 32%. Khuynh hướng tăng lên này chứng tỏ ngân hàng đang càng ngày càng đưa ra được các gói dịch vụ tốt hơn hoàn thiện hơn, các khâu chăm sóc khách hàng tốt lên và mức lãi suất các khoản vay hợp lý phù hợp với người tiêu dùng.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD năm 2017 là 32,7 % trong khi tốc độ tăng trưởng tương đối dư nợ cho vay là 30,1% , hai chỉ số này năm 2018 lần lượt là 23,7% và 16,5%. Những con số này đã cho thấy rõ cơ cấu cho vay tiêu dùng đang ngày một tăng mạnh trong các khoản vay của chi nhánh và VPBank Đông Đô đang từng bước chú trọng và phát triển mảng cho vay tiêu dùng hơn trong giai đoạn này.

Để có cái nhìn bao quát hơn về tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD của VPBank Đông Đô, cần có sự so sánh với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, VPBank Thăng Long và VPB Kinh Đô là hai chi nhánh rất tiềm năng về hoạt động cho vay của VPBank. Cụ thể:

Bảng 2.8. Dư nợ CVTD tại các chi nhánh VPBank giai đoạn 2016-2018

VPBank Thăng Long 1.270,2 3 31.462,2 1.576,43 192,00 115, 0 114,2 7,8 VPBank Kinh Đô 879,0 4 41.009,1 1.182,71 130,10 814, 7 173,5 17,2

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ CVTD 2 413,5 100 6 548,6 100 678,95 100 Cho vay ngắn hạn 185,4 4 44,8 9 235,8 43,0 269,85 39,7 Cho vay trung hạn 79,36 19,2 108,1 9 19,7 137,35 20,2 Cho vay dài hạn 148,7 2 36,0 8 204,5 37,3 271,75 40,0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh VPBank miền Bắc năm 2016-2018)

Quan sát bảng số liệu trên, có thể thấy tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của VPBank Đông Đô còn khá thấp so với hai chi nhánh này. Với mức dư nợ đạt trên 1,5 nghìn tỷ đồng, chi nhánh Thăng Long đã dẫn đầu về phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng trong hệ thống VPBank. Trong giai đoạn, VPBank Thăng Long luôn duy trì mức tăng trưởng ổn định về dư nợ CVTD, năm 2017 tăng 192 tỷ đồng tương ứng với 15,1% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 114,20 tỷ đồng tương ứng với 7,8% so với năm 2017. Với tổng dư nợ thấp hơn một chút so với chi nhánh Thăng Long, chi nhánh VPBank Kinh Đô cũng đã khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thị trường cho vay tiêu dùng với sự tăng trưởng đều qua các năm và đạt 1.182,71 tỷ đồng vào năm 2018.

Mặc dù có mức dư nợ CVTD thấp hơn hẳn so với 2 chi nhánh trên, VPBank Đông Đô vẫn cho thấy tiềm năng phát triển của mình bởi tốc độ tăng trưởng tương đối cao là 32,7% vào năm 2017 và 23,7% vào năm 2018. Với lợi thế về địa bàn hoạt

74

động nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, nơi tập trung đông đúc dân cư có trình độ dân trí cao và thu nhập ổn định nhưng VPBank vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Điều này là do ban lãnh đạo chi nhánh chưa có sự quan tâm đúng mức đối với hoạt động cho vay tiêu dùng khi chỉ duy trì tỷ trọng dư nợ CVTD khoảng 30% tổng dư nợ. Để nâng cao chất lượng hoạt động cũng như lợi nhuận cho chi nhánh, VPBank Đông Đô trong thời gian tới cần tập trung nguồn lực và tận dụng lợi thế của mình để đẩy mạnh sự tăng trưởng của hoạt động cho vay này.

về cơ cấu cho vay tiêu dùng

VPBank chủ yếu cung cấp các sản phẩm dịch vụ gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm phục vụ nhu cầu mua, sửa chữa, nâng cấp nhà cửa, mua ô tô và các nhu cầu khác. Cơ cầu cho vay tiêu dùng tại VPBank Đông Đô trong thời gian qua được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9. Cơ cấu dư nợ CVTD theo thời hạn

tiền trọng(% ) tiền trọng(% ) tiền trọng(%) Dư nợ CVTD 413,52 100 548,66 100 678,95 100

Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà; mua nhà dự án, dân cư

202,6 49,0 285,9 52,1 364,2 53,6

Cho vay mua ôtô 47,4 11,5 74,1 13,5 99,7 14,7

Thấu chi tài khoản

58,9 14,2 75,4 13,7 90,3 13,3

Cho vay du học 26,5 6,4 17,3 3,2 16,1 2,4

Cho vay du lịch 12,7 3,1 11,9 2,2 11,4 1,7

CVTD khác 65,4 15,8 84,1 15,3 97,3 14,3

(Nguồn: Tổng kết hoạt động tín dụng VPBank Đông Đô năm 2016-2018)

Nhìn chung, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ CVTD của VPBank Đông Đô, mặc dù quy mô vẫn tăng nhưng tỷ trọng đang có xu hướng giảm dần qua các năm: năm 2016 đạt 185,44 tỷ đồng, chiếm 44,8% tổng dư nợ; năm 2017 đạt 235,89 tỷ đồng, chiếm 43% tổng dư nợ và năm 2018 đạt 269,85 tỷ đồng, chiếm 39,7% tổng dư nợ. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong giai đoạn 2016-2018 đều tăng với tốc độ khá nhanh. Điều này VPBank Đông Đô đang tập trung vào các khoản cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng với mục đích có thời gian dài như mua nhà, sửa chữa nhà, mua xe ô tô,...

Bảng 2.10. Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích sử dụng vốn

Dư nợ các sản phâm cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở; mua nhà dự án, dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và có sự tăng trưởng qua các năm: năm 2016 đạt 202,6

CHỈ TIÊU 6201 7201 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Tổng dư nợ CVTD 413,52 548,66 678,95 135,14 32,7 130,29 23, 7

tỷ đồng, chiếm 49%; năm 2017 đạt 285,9 tỷ đồng, chiếm 52,1%; năm 2018 đạt 364,2 tỷ đồng, chiếm 53,6%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này một phần là do chính sách cho vay tiêu dùng của VPBank Đông Đô ngày càng thuận tiện và nhanh chóng, khách hàng vay mua được vay tối đa 85% giá trị giá trị tài sản thế chấp và thời hạn lên tới 20 năm đến 25 năm. Do đó nên ngày càng thu hút được khách hàng vay tiêu dùng, từ đó làm tăng dư nợ cho vay.

Đối với sản phẩm cho vay thấu chi bằng tài khoản cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu dư nợ: năm 2016 với dư nợ là 58,9 tỷ (tương đương 14,2%), và tăng đều qua các năm với năm 2017 là 75,4 tỷ đồng, năm 2018 là 90,3 tỷ đồng. Nguyên nhân là do người dân có xu hướng sử dụng hình thức thanh toán hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng, việc sử dụng tiền mặt đã ngày càng giảm. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay mua ô tô đang ngày một tăng cao, do nhu cầu về ô tô tăng mạnh cụ thể vào năm 2016 đạt 47,4 tỷ chiếm 11,5%, năm 2017 đạt 74,1 tỷ chiếm 13,5% và đến năm 2018 đạt 99,7 tỷ chiếm 14,7%, và chiếm vị trí thứ 2 về tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ. Nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu về ô tô của người dân tăng mạnh và dần trở thành phương tiện phổ biến, dẫn đến việc cho vay mua ô tô ngày một tăng mạnh, vượt mức cho vay thấu chi và còn dự báo tăng nhiều trong tương lai.

Cho vay du lịch và du học có xu hướng giảm dần cả về quy mô và tỷ trọng, thể hiện VPBank Đông Đô chưa thực sự chú trọng đến việc cho vay đối với những lĩnh vực này.

về phương thức cho vay

Cho vay có TSBĐ luôn mang lại độ an toàn cao cho ngân hàng, đảm bảo khả năng thu hồi vốn, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, cho vay có TSBĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn cho vay không có TSBĐ và tỷ trọng này tăng dần qua các năm.

Bảng 2.11. Cơ cấu dư nợ CVTD theo phương thức cho vay

Cho vay không TSBĐ 143,90 184,46 216,24 40,56 28,2 31,78 17, 2 Tỷ trọng/Tổng dư nợ CVTD (%) Cho vay có TSBĐ 65,2 0 66,3 8 68,1 5 Cho vay không TSBĐ 034,8 233,6 531,8

Số lượng khách hàng vay tiêu dùng

2.172 3.096 3.970 42,5% 28,2%

(Nguồn: Tổng kết hoạt động tín dụng VPBank Đông Đô năm 2016-2018)

Năm 2016, cho vay có TSBĐ là 269,62 tỷ đồng, năm 2017 là 364,20 tỷ đồng, tăng 94,58 tỷ đồng tương ứng với 35,1% so với năm 2016, và năm 2018 đạt 462,71 tỷ đồng, tăng 98,51 tỷ đồng tương ứng với 27% so với năm 2017. Ngược lại, tỷ lệ cho vay không có TSBĐ có xu hướng giảm dần. Bảng số liệu trên thể hiện rõ sự chênh lệch giữa cho vay có TSBĐ và cho vay không có TSBĐ, qua đó cho thấy mức độ ưu tiên của ngân hàng dành cho các khoản vay có thể đảm bảo sự an toàn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên lợi nhuận thu được từ việc cho vay không có TSBĐ lớn hơn nhiều so với phương thức cho vay có TSBĐ, vì vậy chi nhánh cần có

78

quan tâm hơn đến các khoản vay tín chấp để góp phần nâng cao thu nhập và hướng tới sự phát triển đồng đều về cơ cấu CVTD.

về số lượng và cơ cấu khách hàng

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, VPBank Đông Đô đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ cho vay, trong đó dịch vụ cho vay tiêu dùng đã và đang được sự quan tâm của nhiều khách hàng, điều đó được thể hiện qua số lượng khách hàng tăng trưởng nhanh qua các năm:

Bảng 2.12. Số lượng KH vay tiêu dùng tại VPBank Đông Đô năm 2016-2018

Lượng khách hàng vay tiêu dùng tăng đều qua các năm, đặc biệt năm 2017 tăng 42,5% so với năm 2016, đến năm 2018 số lượng khách hàng tăng trưởng chậm hơn ở mức 28,2% so với năm 2017. Số lượng khách hàng đến với chi nhánh ngày càng đông và sử dụng sản phẩm này ngày càng nhiều đem lại một nguồn thu không nhỏ cho ngân hàng. Điều đó cũng thể hiện tính cạnh tranh của chi nhánh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Giai đoạn này, chi nhánh đang tích cực đẩy mạnh mở rộng mạng lưới giao dịch, quảng bá sản phẩm vay nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nữa.

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nợ đủ tiêu chuẩn 384,68 502,45 627,76

Nợ cần chú ý 19,76 33,19 37,05

Nợ dưới tiêu chuẩn 5,48 8,24 9,18

Nợ nghi ngờ 2,05 3,14 3,47 Nợ có khả năng mất vốn 1,55 1,64 1,49 Nợ quá hạn CVTD 28,84 46,21 51,19 Nợ xấu CVTD 9,08 13,02 14,14 Tổng dư nợ CVTD 413,52 548,66 678,95 Nợ xấu CVTD/Tổng dư nợ CVTD (%) 2,20 2,37 2,08

Biểu đồ 2.6. Độ tuổi của khách hàng

Độ tuổi khách hàng

■ Độ tuồi khách hàng

(Nguồn: Phòng quản lý chất lượng dịch vụ Ngân hàng VPBank)

Khách hàng vay tiêu dùng hầu hết ở độ tuổi lao động từ 25 đến 55 tuổi, trong đó độ tuổi từ 25-35 chiếm 45,17%, từ 36-55 chiếm 36,25%. Có thể thấy khách hàng ở độ tuổi từ 25-55 thường có nghề nghiệp và thu nhập ổn định và có nhu cầu vay vốn tiêu dùng cao. Ở độ tuổi dưới 25 tuổi, phần lớn người dân chưa có nghề nghiệp và thu nhập ổn định nên nhu cầu vay vốn thấp, số lượng khách hàng đủ điều kiện vay không cao và chỉ chiếm 14,38% trong tổng số khách hàng vay tiêu dùng. Đối với độ tuổi trên 55, người dân đa số đã làm việc lâu năm, có thu nhập tích lũy, khả năng tài chính mạnh vì vậy họ ít có nhu cầu vay vốn tiêu dùng nên chỉ chiếm tỷ lê thấp là 4,2% trong tổng số khách hàng vay tiêu dùng.

Qua đó có thể thấy nhu cầu vay của người tiêu dùng đang ngày càng tăng cao. VPBank Đông Đô không chỉ tập trung đẩy mạnh quy mô và tốc độ cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu 1126 phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng chi nhánh đông đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w