Vai trò của thẻ trong kinh doanh ngân hàng hiện đại

Một phần của tài liệu 1143 phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 31)

1.2.3.1. Đối với ngân hàng phát hành

- Với khoản lệ phí hàng năm mà chủ thẻ phải nộp để hưởng dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp, chủ thẻ đã tạo nên một nguồn thu đều đặn cho ngân hàng phát hành.

- Ngoài ra, việc chủ thẻ nạp tiền vào tài khoản để sử dụng thẻ, ngân hàng cũng có thêm một nguồn huy động từ tiền gửi khơng kì hạn của khách hàng.

Để có thể sở hữu thẻ, thơng thường chủ thẻ phải có thế chấp hoặc có số dư tài khoản ở mức nhất định theo quy định của ngân hàng. Điều này đã làm số dư tiền gửi của ngân hàng tăng một cách đáng kể.

- Việc đặt các máy ATM hay liên hệ với các cơ sở chấp nhận thẻ mới cũng góp phần mở rộng địa bàn hoạt động của ngân hàng, điều này rất có ích ở những nơi mà việc mở chi nhánh là tốn kém, từ đó làm giảm chi phí cho khách hàng.

1.2.3.2. Đối với chủ thẻ

- Khi sử dụng thẻ, chủ thẻ đã được ngân hàng cung cấp một dịch vụ thanh tốn có độ bảo mật cao, độ tiện dụng lớn. Ngày nay, với trình độ kĩ thuật ngày càng cao, việc làm thẻ giả trở nên khó khăn hơn, điều này đồng nghĩa với việc các chủ thẻ có thể n tâm hơn về tiền của mình. Thêm nữa, khi những cơ sở thanh toán thẻ ngày càng nhiều, các máy ATM ngày càng trở nên phổ biến, thẻ sẽ là một cơng cụ thanh tốn lí tưởng cho các chủ thẻ.

- Với việc ngân hàng có thẻ cấp tín dụng trước cho khách hàng để thanh tốn hàng hóa dịch vụ mà khơng bị tính bất kì một khoản lãi nào, khách hàng đã được ngân hàng giúp mở rộng khả năng thanh tốn của mình. Ngồi ra, khi khách hàng có số dư trên tài khoản, nếu khách hàng khơng sử dụng, số dư này sẽ được hưởng mức lãi suất tiền gửi khơng kì hạn.

- Ngồi ra, khi sử dụng thẻ, khách hàng không phải mang theo một lượng tiền mặt lớn mà rủi ro bị mất cũng như việc bảo quản cũng rất phức tạp. Chưa kể đến việc rất bất tiện khi sử dụng tiền mặt chi tiêu ở các nước khác nhau. Việc dùng thẻ tín dụng hoặc thẻ thanh tốn đảm bảo khả năng chi tiêu đa ngoại tệ, không bị lệ thuộc vào ngoại tệ của nước nào.

1.2.3.3. Đối với ngân hàng thanh tốn:

- Trong quy trình thanh tốn thẻ, các cơ sở phát hành thường mở tài khoản tại các ngân hàng thanh toán cho tiện việc thanh toán. Điều này đã làm tăng lượng số dư tiền gửi và nguồn huy động cho ngân hàng thanh toán.

- Với các loại phí như: chiết khấu thương mại, phí rút tiền mặt, phí đại lí thanh tốn, ngân hàng thanh tốn sẽ có được một khoản thu tương đối ổn định.

1.2.3.4. Đối với các cơ sở chấp nhận thanh toán:

- Với việc được cấp tín dụng trước cho khách hàng, ngân hàng đã giúp khách hàng chi tiêu vượt quá khả năng của mình, đây là một lực đẩy cho sức mua của khách hàng và chính điều này sẽ làm cho lượng tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của các cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ tăng cao.

- Khi chấp nhận thẻ thanh tốn, người bán hàng có khả năng giảm thiểu các chi phí về quản lý tiền mặt như bảo quản, kiểm đếm, nộp vào tài khoản ở Ngân hàng...

- Ngoài ra, đối với một số cơ sở, việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ của ngân hàng cũng là một điều kiện để được hưởng các ưu đãi của ngân hàng về tín dụng, dịch vụ thanh toán...

Một phần của tài liệu 1143 phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w