3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN GIẢI PHÁP PHÁT
3.3.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội
3.3.4.1. Hồn thiện cơng nghệ thẻ
SHB cần phải tập trung cố gắng hiện đại hóa hệ thống thanh tốn thẻ, ứng dụng nhiều công nghệ thẻ hiện đại nhằm thay đổi một cách căn bản thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay.
3.3.4.2. Xây dựng chiến lược marketing mang tính chun nghiệp
SHB cần tăng cường cơng tác quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm, dịch vụ thẻ trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Các chương trình marketing phải có tầm nhìn chiến lược, tổng qt. Phải nêu rõ được tính ưu việt của sản phẩm thẻ SHB và sự khác nhau giữa các sản phẩm của chính ngân hàng mình... SHB phải ngày càng phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới tăng thêm
nhiều tiện ích cho khách hàng. SHB cần phải tích cực phát triển các sản phẩm theo hướng phân đoạn thị trường, phân loại đối tượng khách hàng, gia tăng tiện ich đi kèm với thẻ tín dụng.
SHB hợp tác với các ngân hàng thành viên trong liên minh thẻ nhằm mở rộng những điểm thanh toán bằng thẻ trong các cửa hàng mới, dọc các con phố mua bán tại Việt Nam nhằm phục vụ cho khách hàng du lịch và người sử dụng thẻ.
3.3.4.3. Thực hiện quy trình , quy chuẩn hóa nghiệp vụ thẻ
SHB phải thực hiện ngay việc quy chuẩn, quy trình hóa một cách cụ thể các hoạt động nghiệp vụ thẻ đặc biệt trong việc chấm đối soát các giao dịch thẻ ngân hàng và thẻ quốc tế để kịp thời giải quyết các trường hợp lỗi và giả mạo tránh gây thất thoát cho ngân hàng và các bên liên quan. Việc phối hợp giữa các ngân hàng trong xử lý các giao dịch tra soát khiếu nại , các giao dịch lỗi vẫn còn hạn chế làm giảm chất lượng dịch vụ và tăng tỷ lệ rủi ro đối với ngân hàng.
SHB nên khẩn trương xây dựng quy trình nghiệp vụ thẻ, hệ thống hóa tồn bộ các tác nghiệp trong q trình kinh doanh thẻ . Quy trình này sẽ cập nhật các hoạt động nghiệp vụ để đáp ứng với môi trường kinh doanh mới vừa là cẩm nang hoạt động của cán bộ.
3.3.4.4. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng tham gia thanh toán thẻ
- Thường xuyên giữ mối quan hệ với các ngân hàng thanh toán để cúng trao đổi , học hỏi kinh nghiệm trong việc phát hành và quản lý rủi ro
- Liên kết với các ngân hàng để đưa ra các đường lối kinh doanh với tình hình thực tế của nền kinh tế
- Thu thập thơng tin của các khách hàng sử dụng thẻ, tình hình tài chính để đưa ra các quyết định phát hành thẻ tín dụng phù hợp
- Phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm an tồn cho các thẻ tín dụng chi tiêu tại các ĐVCNT
3.3.4.5. Thực hiện cải tiến thủ tục phát hành thẻ
- Đơn giản hóa thủ tục phát hành thẻ, giảm bớt các giấy tờ trong hồ sơ phát hành thẻ
- Đưa các mẫu biểu của thẻ tín dụng lên mạng để khách hàng nghiên cứu và kê khai. Không cần trực tiếp đến ngân hàng để làm thủ tục đăng ký phát hành thẻ
3.3.4.6. Nâng cao công tác quản trị rủi ro trong lĩnh vực thẻ
Để hạn chế những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ , SHB cần có các biện pháp hiệu quả hơn trong việc kiểm soát các giao dịch giả mạo và nghi giả, hướng dẫn chủ thẻ sử dụng và bảo quản thẻ, xây dựng bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro, đồng thời chia sẻ thông tin cũng như kinh nghiệm với các ngân hàng bạn trong việc phòng chống rủi ro tội phạm thẻ.
3.3.4.7. Tập trung nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thẻ
Con người là nhân tố quan trọng đem lại sự thành công hay thất bại trong việc thúc đẩy thị trường phát triển thẻ. SHB nên tiếp tục và tăng cường tổ chức các khóa đào tạo trong nước về nghiệp vụ quản lý rủi ro, phòng ngừa giả mạo , kỹ năng xử lý tra soát, khiếu nại;giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ thẻ mới của các nước; tổ chức các hội thảo chuyên đề mời các diễn giả là các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia thảo luận.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những hạn chế, khó khăn đã nêu tại Chương 2, tác giả đã đưa ra một số giải pháp thực tế dựa trên định hướng phát triển của SHB trong những năm tới. Các giải pháp được chia làm các nhóm giải pháp về con người, về cơng nghệ kỹ thuật, về hoạt động tổ chức và bộ máy của ngân hàng. Để phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng nhanh chóng và hiệu quả đúng theo định hướng của ngân hàng thì các giải pháp này phải được thực hiện một cách đồng bộ và có sự phối hợp nhịp nhàng.
Và để thực hiện được những giải pháp đó, cần có một số điều kiện nhất định chính vì thế tác giả đã có những kiến nghị với các cơ quan Trung ương để giúp hệ thống ngân hàng nói chung và SHB nói riêng có những điều kiện tốt để có thể phát triển hoạt động thanh toán thẻ trong những năm tới.
KẾT LUẬN
Thẻ thanh toán là một phương thức thanh tốn hiện đại, đa tiện ích, rất được ưa chuộng trên thế giới, hiện nay theo số liệu thống kê của các tổ chức thẻ trên thế giới nguồn thu từ dịch vụ thẻ chiếm khoảng từ 15-22% tổng thu dịch vụ của ngân hàng. Ngoài ra, việc tham gia thị trường thẻ địi hỏi các ngân hàng ln phải chú trọng đầu tư khoa học kỹ thuật nhằm hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Như vậy, thông qua việc triển khai nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, các ngân hàng thương mại không những thực hiện đúng chủ trương hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng của Chính phủ mà còn tạo điều kiện thuận lợi để tham gia vào q trình tồn cầu hóa, góp phần xây dựng mơi trường tiêu dùng văn minh và hòa nhập vào cộng đồng tài chính ngân hàng quốc tế. Do đó, phát hành và thanh toán thẻ là những nghiệp vụ kinh doanh khơng thể thiếu của một ngân hàng hiện đại, góp phần làm tăng thu nhập và làm phong phú thêm hoạt động ngân hàng.
Cơng tác phát hành và thanh tốn thẻ là một trong những lợi thế của các ngân hàng hiện đại hiện nay khi muốn mở rộng hoạt động dịch vụ và tăng doanh thu trong lĩnh vực này, chính vì thế SHB luôn chú trọng đến việc phát triển hoạt động thẻ thanh tốn.
Tuy vậy, tính đến thời điểm hiện tại số lượng thẻ và doanh số thanh toán qua thẻ thanh toán của SHB chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số thẻ đã phát hành trên thị trường. Có thể nói với số lượng thẻ như vậy chưa xứng với tiềm năng mạng lưới của SHB cũng như tiềm năng phát triển của thị trường thẻ Việt Nam thời gian tới, do đó việc có những giải pháp để phát triển thị trường thẻ trong thời gian tới là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển chung của SHB. Bên cạnh việc đưa ra những giải pháp tác giải cũng đề
xuất một số kiến nghị với một số cơ quan có liên quan để các giải pháp có điều kiện đi vào thực tế và thực sự có ý nghĩa với việc phát triển thị truờng thẻ thanh toán của SHB trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài nghiên cứu của tác giả không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đuợc những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo, các anh chị em đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu đuợc hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
[1] Luận văn Thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Hải Yến (2013)-Giải pháp
thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt thông qua dịch vụ thẻ ngân hàng tại Việt Nam
[2] Luận văn Thạc sỹ kinh tế củaTrần Nguyên Linh (2005)- Phát triển
hoạt động thanh toán thẻ tại VCB Hà Nội
[3] Phí Đăng Minh (2011), Sử dụng thẻ thanh toán tại Trung Quốc, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam.
[4] Thụy Vân (2013), Người Hàn Quốc nghiện sử dụng thẻ tín dụng, Đài truyền hình Việt Nam.
[5] Giới thiệu chung về dịch vụ thẻ, Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng
Việt Nam.
[6] Trung tâm thẻ BIDV, Hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Đầu tu và phát triển Việt Nam.
[7] , Chiến lược phát triển, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.
[8] , Cổng thơng tin chăm sóc khách hàng Vinaphone (2013), VinaPhone
và SHB hợp tác phát hành thẻ tín dụng VinaPhone-SHB MasterCard.
[9] Minh An (2013), SHB - Nhìn lại một năm sau khi sáp nhập,
http://touch.vietstock.vn.
[10] Phuớc Long (2013), Thị trường Thẻ - tiềm năng cịn rất lớn, Viện chiến luợc và chính sách tài chính.
[11] Trung tâm thẻ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Báo cáo tổng kết các năm 2011, 2012, tháng 9/2013.
[12] Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Báo cáo hợp nhất năm 2011,
2012, tháng 9/2013.
[13] Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNNVN về việc ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.