Tiềm năng phát triển thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu 1143 phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 88 - 91)

3.1. TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

3.1.1. Tiềm năng phát triển thanh toán thẻ

* Tiềm năng của thị trường thẻ Việt Nam

Theo đánh giá của Viện chiến lược và chính sách tài chính - Bộ Tài chính tiềm năng phát triển của thị trường thẻ Việt Nam còn rất lớn, hiện nay thị trường thẻ đang chứng kiến cuộc cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng trong và ngoài nước cùng những tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực này như VisaCard và MasterCard.

MasterCard mới bổ nhiệm ông Arn Vogels làm Giám đốc khu vực Đông Duong (Việt Nam, Lào và Campuchia). Giải thích về nhiệm vụ và cơ hội của mình tại thị trường Việt Nam, ơng cho biết: “Thị trường thẻ Việt Nam đang tăng trưởng cao nhất khu vực”. Các con SO của MasterCard cho biết, mức tăng

trưởng bình quân của MasterCard tại Việt Nam đạt gần 50%/năm về số lượng phát hành thẻ tín dụng và tăng hơn 40% về số tiền chi tiêu trên thẻ.

Khoảng 90% giao dịch tại Việt Nam vẫn được thanh toán bằng tiền mặt nên tiềm năng và cơ hội để đẩy mạnh dịch vụ phát triển thẻ tín dụng cịn rất cao. Trong khi đó, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có 52 ngân hàng thương mại trong nước và ngân hàng có vốn nước ngồi đăng ký phát hành thẻ, với trên 57,1 triệu thẻ các loại đã được phát hành, tăng 38,5% so với cuối năm 2011. Trong đó, hầu hết là thẻ ghi nợ (chiếm 93,6%), thẻ tín dụng (chiếm 3,1%). Tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt khác đang có xu hướng tăng.

Cùng với MasterCard, các nhà cung cấp giải pháp công nghệ trong thị trường thẻ thế giới đều đã xuất hiện tại Việt Nam như VisaCard, American Express và UnionPay, tạo ra sự cạnh tranh phát hành thẻ rất quyết liệt.

Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, trong số 10 dịch vụ mới nhất trên thị trường thì có 8 sản phẩm là thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Riêng thẻ quốc tế Visa phát hành tại Việt Nam đạt con số hơn 1 triệu thẻ. Số liệu của Visa cho thấy, có 13 ngân hàng tại Việt Nam phát hành Visa Debit, Visa Credit, Visa Prepaid, Visa Prepaid Gift và Visa đồng thương hiệu cho du lịch và bán lẻ, chẳng hạn như Việt Nam Airlines Techcombank, Sacombank Parkson, thẻ Eximbank Maximark... Còn MasterCard hiện hợp tác với 26 ngân hàng tại Việt Nam, trong đó Vietcombank là đối tác lớn nhất. Kéo theo cuộc đua này, các ngân hàng nước ngoài như HSBC, Citibank, Standard Chartered hay ANZ đẩy nhanh những chương trình cạnh tranh rất quyết liệt để phát hành thẻ như miễn phí phát hành, giảm giá ưu đãi mua sắm cho chủ thẻ, hoàn lại một phần tiền chi tiêu cho khách hàng. Các ngân hàng trong nước như Vietcombank, ACB, Eximbank, Đông Á, SHB ... cũng có các chương trình phát hành thẻ tương tự.

Theo báo cáo mới phát hành gần đây của RNCOS, thị trường thẻ Việt Nam tăng trưởng khoảng 18,5% trong giai đoạn 2011 - 2014. Tính đến cuối năm 2011, tổng giá trị giao dịch của các loại thẻ tại thị trường Việt Nam lên đến 32 tỷ USD, nhưng giao dịch rút tiền vẫn còn lớn, chiếm hơn 80%. Theo ông Arn Vogels, thách thức của các ngân hàng tại Việt Nam trong việc phát triển thẻ tín dụng nói riêng cũng như thúc đẩy việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt nói chung là hệ thống chấp nhận thẻ cịn hạn chế, gây khó khăn cho chủ thẻ khi sử dụng hàng ngày. Hệ thống máy chấp nhận thẻ tín dụng (POS) của Việt Nam hiện đang ở mức thấp nhất thế giới. Ước tính tại Việt Nam chỉ có 1 POS/1.000 người, trong khi tại Hàn Quốc tỷ lệ này là 50 POS/1.000 người. Tỷ lệ mở tài khoản tại ngân hàng ở Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với chuẩn quốc tế (mới có khoảng 6% số người có tài khoản tại ngân hàng), trong khi đó tại một số nước trong khu vực như Singapore, tỷ lệ người sử dụng thẻ tín dụng chiếm 95%, Malaysia 55% và Thái Lan 46%.

Các công ty thẻ có những mục tiêu khác nhau. Chẳng hạn nhu: Visa, MasterCard và UnionPay cung cấp giải pháp quản lý tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ trả truớc do các thành viên phát hành, trong khi American Express phát hành thẻ riêng. Theo Nilson Report, năm 2012, trên thế giới, khoảng 6,7 nghìn tỷ USD đuợc chuyển qua hệ thống thẻ thanh tốn, trong đó thẻ ghi nợ và thẻ trả truớc là 15 nghìn tỷ USD.

Theo Master Card châu Á - Thái Bình Duơng, với số luợng nguời sử dụng điện thoại di động và internet ngày càng nhiều thì nên tập trung phát triển giải pháp thanh tốn di động. Cơng ty này áp dụng thành cơng giải pháp M-POS di động, chi phí khoảng 50 USD so với chi phí cho một máy POS khoảng 600 USD.

Theo ông Arn Vogels, M-POS cũng là một trong các giải pháp di động mà MasterCard đã áp dụng thành công ở các thị truờng có sự hạn chế về điểm chấp nhận thẻ nhu Việt Nam, cụ thể là Nigeria và Kenya. Ngồi các biện pháp về cơng nghệ nhu trên, MasterCard cũng đang phối hợp với Chính phủ Việt Nam cũng nhu các nuớc trong khu vực Đông Nam Á đua ra các quy định về dùng thẻ thanh toán, hợp tác với các ngân hàng đẩy mạnh các điểm chấp nhận thẻ có các uu đãi khi khách hàng mở và dùng thẻ. Trong thời gian tới, để khuyến khích nguời dân Việt Nam mở và sử dụng thẻ, MasterCard dự kiến đua ra các chuơng trình khuyến mại riêng. [10]

* Tiềm năng của SHB

Nhận thấy tiềm năng thị truờng thẻ ở Viêt Nam vẫn rất tiềm năng do mới phát triển từ năm 2003, thêm vào đó chỉ có vài năm trở lại đây các ngân hàng mới thực sự quan tâm đến việc phát triển dịch vụ thẻ điều đó thể hiện là doanh thu từ hoạt động dịch vụ nói chung và hoạt động thẻ nói riêng chua cao, chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Đối với SHB, sau khi đuợc sáp nhập bởi Ngân hàng Habubank, SHB trở thành một trong những ngân hàng TMCP năng động và mạnh nhất hiện nay. Cùng với việc tăng truởng hoạt động tín dụng, SHB cũng luôn chú trọng phát

triển dịch vụ thẻ. Với mạng lưới các Chi nhánh và Phòng giao dịch trải dài, rộng

khắp cả nước đó chính là tiềm năng giúp SHB mở rộng và khai thác dịch vụ thẻ

một cách hữu hiệu các tiện ích đến tất cả các đối tượng khách hàng của mình.

Một phần của tài liệu 1143 phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w