Tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu 1150 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP công tương việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25)

1.2.2.1. Dư nợ tín dụng bán lẻ, Số dư bảo lãnh cho khách hàng bán lẻ

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng dịch vụ TDBL của một ngân hàng. Dư nợ TDBL càng lớn cho thấy dịch vụ TDBL của NH đấy càng phát triển về lượng. Việc đo lường, đánh giá dư nợ TDBL thông qua tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDBL

Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tuyệt đối: Là chỉ tiêu thể hiện sự so sánh về số tuyệt đối giữa dư nợ TDBL của kỳ (N) so với kỳ (N-1)

Công thức xác định chỉ tiêu này như sau:

Tăng trưởng dư nợ tuyệt đối = Dư nợ cho vay cuối kỳ (N) - Dư nợ cho vay cuối kỳ (N-1)

Ý n ghĩa: Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tuyệt đối phản ánh sự tăng/giảm của dư nợ kỳ (N) so với kỳ (N-1) về mặt lượng, đơn vị tính được xác định theo loại tiền cho vay (VNĐ, USD, EURO,...).

+ Nếu Tăng trưởng dư nợ tuyệt đối > 0: Dư nợ cho vay kỳ này lớn hơn dư nợ cho vay kỳ trước, phản ánh sự mở rộng đối với cho vay

+ Nếu Tăng trưởng dư nợ tuyệt đối < 0: Dư nợ cho vay kỳ này nhỏ hơn dư nợ cho vay kỳ trước, phản ánh sự thu hẹp đối với cho vay.

Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tương đối: Là chỉ tiêu thể hiện mức tăng dư nợ tương đối của kỳ (N) so với kỳ (N-1)

Ý n ghĩa: Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tương đối phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ của kỳ này so với kỳ trước theo đơn vị tính là %.

+ Nếu Tăng trưởng dư nợ tương đối > 0: Dư nợ cho vay kỳ này lớn hơn dư nợ cho vay kỳ trước, phản ánh sự mở rộng đối với cho vay.

Số dư bảo lãnh cuối

c,A J.„ I. ’ ,-J Doanh số bảo Doanh số bảo

Số dư bảo lãnh ι l*'÷Ld

= .√ , + lãnh phát hành - lãnh giải tỏa

^dCt Ll kỳ 1 X -Ị X

+ Nếu Tăng trưởng dư nợ tương đối < 0: Dư nợ cho vay kỳ này bé hơn dư nợ cho vay kỳ trước, phản ánh sự thu hẹp đối với cho vay.

Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ TDBL: Là chỉ tiêu tương đối phản ánh quy mô TDBL trong tổng dư nợ tín dụng.

Công thức xác định chỉ tiêu này như sau:

Dư nợ TDBL

Tỷ trọng dư nợ TDBL = —;--- x 100% Tổng dư nợ tín dụng

Ý n ghĩa: Tỷ trọng dư nợ TDBL càng lớn càng cho thấy mức độ đóng góp của TDBL trong tổng dư nợ của chi nhánh

Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ TDBL theo từng từng loại sản phẩm: Là chỉ tiêu phản ánh cơ cấu dư nợ theo từng sản phẩm cụ thể như cho vay tiêu dùng hay cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh...

Công thức xác định chỉ tiêu này như sau:

Dư nợ TDBL theo SP

Cơ cấu dư nợ TDBL theo sản phẩm = —;--- x 100% Tổng dư nợ TDBL

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ TDBL thì sản phẩm TDBL nào là chỉ tiêu đóng góp nhiều nhất và tạo ảnh hưởng nhiều nhất trong cơ cấu tổng dư nợ TDBL.

Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ TDBL theo kỳ hạn: là chỉ tiêu phản ánh cơ cấu dư nợ TDBL theo kỳ hạn.

Công thức xác định chỉ tiêu này như sau:

Cơ cấu dư nợ TDBL heo kỳ hạn = D nợ T DBL 'hkỳ hạn

x 100% Tổng dư nợ TDBL

Với đặc điểm là độ rủi ro cao hơn thì những khoản tín dụng trung và dài hạn thường có lãi suất cho vay cao hơn so với ngắn hạn. Chính vì vậy, xét trên khía cạnh rủi ro thì cơ cấu dư nợ TDBL theo kỳ hạn phản ánh phần nhiều tính an toàn và hiệu quá trong việc phát triển TDBL.

Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ TDBL theo TSBĐ: Là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng dư nợ TDBL có hoặc không có tài sản bảo đảm trong tổng dư nợ tín dụng.

Công thức xác định chỉ tiêu này như sau:

Cơ cấu dư nợ TDBL theo TSBĐ = Dư nợ BDBLBh° TSBĐ

x 100% Tổng dư nợ TDBL

Ý n ghĩa: TSĐB là một trong những cơ sở để tính trích lập dự phòng cụ thể khi một món vay quá hạn. Trong trường hợp khách hàng vay vốn không trả được nợ hoặc trả không hết nợ vay thì ngân hàng phải xử lý TSĐB để thu hồi. Do đó cơ cấu TDBL theo TSBĐ có thể đánh giá được tính hiệu quả và an toàn trong việc phát triển TDBL.

Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ TDBL theo mục đích cấp tín dụng: Là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng dư nợ TDBL theo 2 mục đích chính là cấp tín dụng cho KHBL phục vụ mục đích tiêu dùng và phục vụ sản xuất kinh doanh

Công thức xác định chỉ tiêu này như sau:

Cơ cấu dư nợ TDBL theo Dư nợ TDBL phân theo từng mVc đích

ιnnn, = ,--- x 100%

mvc đích cấp tín dvng Tổng dư nợ TDBL

Ý n ghĩa: Phân loại cấp TDBL theo mục đích cụ thể là một trong những cơ sở để ngân hàng xác định nguồn vốn tài trợ của ngân hàng được đi vào nhóm mục đích cụ thể nào để kịp thời điều tiết theo định hướng phát triển của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Số dư bảo lãnh: Là giá trị của tất cả các khoản bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Số dư bảo lãnh là chỉ tiêu mang tính thời điểm.

Tốc độ tăng trưởng Số dư BL kỳ hiện tại - Số dư BL kỳ trước

x 100%

số dư BL (%) Số dư BL kỳ trước

Tốc độ tăng trưởng DSBL kỳ hiện tại - DSBL kỳ trước x 100%

DSBL (%) DSBL kỳ trước

Doanh số bảo lãnh: Phản ánh tình hình thực hiện dịch vụ bảo lãnh trong một thời kỳ nhất định của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho biết trong một thời kỳ nhất định, tổng giá trị của tất cả các khoản bảo lãnh đạt được bao nhiêu.

Tốc độ tăng trưởng số dư bảo lãnh và tốc độ tăng trưởng doanh số bảo lãnh. Tốc độ tăng trưởng được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô dư nợ/doanh số bảo

19

lãnh kỳ hiện tại so với quy mô kỳ trước chia cho quy mô kỳ trước. Hai chỉ tiêu này được thể hiện bằng đơn vị %, giá trị dương thể hiện hoạt động bảo lãnh tăng trưởng.

Đây là chỉ tiêu phản ánh số lượng khách hàng có các khoản tín dụng tại ngân hàng.

Chỉ tiêu số lượng khách hàng cấp tín dụng thời điểm: Là số lượng khách hàng cấp tín dụng đang còn dư nợ tín dụng tại thời điểm nào đó

Chỉ tiêu tăng trưởng số lượng khách hàng cấp tín dụng thời điểm = Số lượng KH cấp tín dụng thời điểm này - Số lượng KH cấp tín dụng thời điểm trước.

Số lượng khách hàng cấp tín dụng càng nhiều càng cho thấy quy mô TDBL càng phát triển, ngày càng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đây là nền tảng để đánh giá mức độ phát triển TDBL.

1.2.2.3. Chỉ tiêu thu nhập từ tín dụng bán lẻ

Đây là chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ TDBL mang lại đối với ngân hàng. Khi ngân hàng cho KHBL vay vốn thì đã thu xếp nguồn vốn huy động tương ứng cho từng khoản cho vay được ký hiệu là NII. NII được định nghĩa là: “Ngân hàng cho vay với mức lãi suất quy định trong hợp đồng tín dụng và thực hiện thu lãi cho vay, ngân hàng tiến hành huy động vốn từ khách hàng và phải trả lãi cho những khoản tiền gửi này. Chênh lệch từ khoản thu lãi và chi lãi này sẽ cho chúng ta biết được phần thu lãi thuần từ hoạt động tín dụng.”

Thu lãi thuần từ hoạt động TDBL = Thu lãi cho vay - Chi lãi

Tỷ trQng thu nììập thuần từ hoạt Thu nhập thuần từ hoạt động TDBL

động TDBL trong tổng thu nhập = —;---;--- x 100%

thiicm Tổng thu nhập thuần của ngân hàng

20

càng cho thấy mức độ ảnh hưởng, vai trò và tầm quan trọng của TDBL trong lợi nhuận ngân hàng.

1.2.2.4. Chất lượng hoạt động tín dụng bán lẻ

Phát triển TDBL phải đảm bảo đi đôi với tăng chất lượng TDBL. Chất lượng tín dụng một phần được thể hiện ở mức độ an toàn vốn tín dụng thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ.

_____ Nợ quá hạn TDBL

Tỷ lệ nợ quá hạn TDBL = ---—---'___________ x 100% Dư nợ TDBL

Tỷ lệ nợ quá hạn TBBL được xem là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng.

Nợ xấu TDBL

Tỷ lệ nợ xấu TDBL = ---—________________ x 100%

Dư nợ TDBL

Tại Việt Nam nhóm nợ của khách hàng được phân loại theo 05 nhóm nợ khác nhau, cụ thể thực hiện như sau:

a. Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

b. Nhóm 2 (nợ cần chú ý): Các khoản nợ được TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu KH suy giảm khả năng trả nợ.

c. Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ được TCTD đánh giá không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

d. Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Các khoản nợ được TCTD đánh giá có khả năng tổn thất cao.

e. Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu càng thấp càng cho thấy việc ngân hàng kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng càng tốt. Trên thực tế, rủi ro trong hoạt động kinh doanh là khó tránh khỏi, chính vì vậy mà ngân hàng chỉ nỗ lực giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức chấp nhận được, tại Việt Nam mức dưới 3% được xem là ngưỡng khá tốt trong hoạt động ngân hàng.

1.2.2.5. Thị phần tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng

Thị phần tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thể hiện qua chỉ tiêu:

Thị phần Tổng số dư TDBL

' = ' ---J , ZZ . x 100% TDBL tại Ngân hàng Tổng số dư TD tại Ngân hàng

Chỉ tiêu này này cho biết tín dụng bán lẻ chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Thị phần TDBL tại Ngân hàng càng cao thể hiện Ngân hàng phát triển được hoạt động tín dụng bán lẻ và đang chú trọng đến phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ để nâng cao hiệu quả, phân tán, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

1.2.2.6. Mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng

Khi giữa các dịch vụ TDBL không có sự phân biệt về tính đa dạng thì mức độ hài lòng của khách hàng là yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh và sự phát triển của NHTM khi cung cấp các dịch vụ TDBL cho khách hàng. Vì vậy, các NHTM cần phải có kế hoạch và chiến lược củng cố và hoàn thiện dịch vụ TDBL của mình để có thể cung ứng cho khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện với chi phí hợp lý trên cơ sở đảm bảo an toàn cho hoạt động và tuân thủ các quy định của pháp luật. Mức độ hài lòng dịch vụ tín dụng của NHTM được đánh giá qua:

- Sự tin cậy của khách hàng khi tới giao dịch bao gồm ngân hàng thực hiện được những cam kết đối với khách hàng đồng thời KH cảm thấy an toàn khi sử dụng các dịch vụ tại đây

- Tính đáp ứng hay là việc CBNV luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng với thái độ đúng mực

- Phương tiện hữu hình là cơ sở vật chất tại ngân hàng đáp ứng được yêu cầu về nghiệp vụ đồng thời tạo sự tiện nghi cho khách hàng khi tới giao dịch

- Năng lực phục vụ đó là mức độ hài lòng, tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng dựa trên nền tảng từ trang thiết bị đến con người mà ngân hàng cung cấp

- Sự đồng cảm hay chính là sự thấu hiểu về nhu cầu của nguyện vọng của khách hàng khi CBTD tiếp xúc với khách hàng

22

Khi một ngân hàng cung cấp được tới cho những khách hàng của họ những dịch vụ chất lượng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao lên của họ thì sẽ những khách hàng này sẽ không muốn rời bỏ ngân hàng đó sang ngân hàng khác và sẽ còn giới thiệu thêm cho nhiều người quen cùng đến chính ngân hàng đó để trải nghiệm những dịch vụ tại đây. Đây chính là một hình thức gia tăng uy tín, thương hiệu của ngân hàng đối với khách hàng và là một cách để thu hút ngày càng nhiều thêm khách hàng tới giao dịch.

1.3. Cá c n hâ n tố ả n h hưởn g đến sự phát triển dịch vụ tín dụn g bá n 1 ẻ

1.3.1. Các nhân tố chủ quan

Khả năng tài chính của ngân hàng

Vốn tự có được xem là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Chỉ khi năng lực tài chính đủ mạnh thì ngân hàng mới có đủ vốn để trang bị các tài sản cần thiết cho việc kinh doanh của họ trong đó có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Bên cạnh đó, vốn còn được dùng vào các hoạt động thiết thực khác như điều hành, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm mới, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi... Quan trọng hơn, một ngân hàng có quy mô vốn lớn sẽ dễ dàng tạo được sự tin cậy của KH và các đối tác trong và ngoài nước. Nếu vốn nhỏ sẽ không đủ lực để đa dạng các sản phẩm dịch vụ và nâng cao hiệu quả của các sản phẩm dịch vụ sẵn có. Muốn vậy, mỗi ngân hàng phải chủ động xây dựng chiến lược tăng vốn dài hạn, theo những lộ trình thích hợp, phù hợp với nhu cầu phát triển và khả năng kiểm soát của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ.

Bộ máy quản lý điều hành và nguồn nhân lực hiệu quả

Sự phát triển của sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ phải gắn liền với năng lực quản trị điều hành của mỗi NH để đảm bảo hoạt động ngân hàng phát triển ổn định, an toàn, bền vững và tự kiểm soát được. Muốn vậy các cán bộ quản trị, điều hành ngân hàng không chỉ biết tuân thủ các quy định của phát luật mà phải có kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ ngân hàng, phải biết phân tích đánh giá các rủi ro có thể có của mỗi loại sản phẩm tín dụng bán lẻ mới, xu hướng phát triển hiện tại. để có các biện pháp dự phòng và bước đi thích hợp. Đồng thời, ngân hàng phải có đội ngũ

cán bộ có kiến thức chuyên môn sâu. Yeu tố con người luôn được đánh giá là quan trọng nhất của mọi thành công. Cán bộ ngân hàng phải có cán bộ có kiến thức, hiểu biết về nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực, đào tạo tạo phát triển nguồn nhân lực.

Chính sách Marketing

Ngày nay, khi mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực NHBL ngày càng trở lên gay gắt thì chính sách tiếp thị và chăm sóc khách hàng ngày càng đóng vai trò quyết

Một phần của tài liệu 1150 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP công tương việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w