Số lượng khách hàng cấp tín dụng

Một phần của tài liệu 1150 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP công tương việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 56)

Từ kết quả thu thập được trong bảng 2.9, thì ta có thể thấy là số lượng KHBL có quan hệ tín dụng với chi nhánh tăng trưởng với tốc độ khá nhanh và ổn định qua các năm.

STT Chỉ tí êu ĐVT Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Thu nhập thuần

TDBL ______________ Tỷ đ 9 21. 30 4 37.

43

đã tăng lên đến 1.616 KH, tăng 296 khách về số tuyệt đối và 22,42% về số tương đối so với năm 2017 trước khi đạt đỉnh của giai đoạn vào năm 2019 với 1.943 KH, tăng 327 khách về số tuyệt đối và 20,2% về số tương đối. Sự tăng trưởng về số lượng KHBL vượt trội hoàn toàn so với số lượng KHDN trong cùng giai đoạn nghiên cứu. Mặc dù vẫn có sự tăng trưởng qua các năm nhưng số lượng KHDN chỉ chiếm một phần nhỏ so với KHBL. Năm 2017 số lượng KHDN là 140 khách hàng, số này khi kết thúc giai đoạn vào năm 2019 với 168 khách hàng, bằng 7,95% tổng số lượng khách hàng toàn chi nhánh.

Sự tăng lên đồng thời về cả dư nợ cho vay và số lượng KHBL và tốc độ tăng trưởng của số lượng KHBL lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng về dư nợ TDBL tại chi nhánh cho thấy những nỗ lực không ngừng của chi nhánh trong việc phát triển dư nợ cho vay và phát triển KHBL mới. Chi nhánh không chỉ tập trung phát triển dư nợ TDBL cho một nhóm đối tượng KH ưu tiên có dư nợ trung bình lớn mà còn mở rộng cho vay đối với nhiều nhóm đối tượng có mức thu nhập khác nhau khác. Chính cách phát triển này là một trong những cách phân bổ rủi ro, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với KHBL nói chung trong toàn chi nhánh.

Tuy nhiên, khi so sánh với quy mô và tiềm lực của chi nhánh thì số lượng KHBL mà chi nhánh phát triển được vẫn còn khá khiêm tốn. Chi nhánh có những KH truyền thống là Công ty CP thiết bị y tế Thanh Hóa, Công ty CP Dược Thanh Hóa, Công ty Sơn Hà - Song Vũ, Trường Hằng - Tiên Sinh, hợp tác chiến lược với sở giáo dục Thanh Hóa và các đơn vị lớn khác với cả chục ngàn cán bộ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa trong khi số lượng KH sử dụng các SPTD bán lẻ tại chi nhánh chưa đến 2.000 KH. Thêm vào đó, chi nhánh cũng chưa chủ động trong việc marketing, phát triển thêm các KHBL mới như tiến hành phối hợp liên kết tài trợ vốn cho CĐT và KHCN tại các dự án xây dựng nhà ở trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tham gia phối hợp cùng với các phòng ban trên Trụ sở chính thực hiện các chương trình marketing nhằm phát triển mảng TDBL tại chi nhánh.

Trong cơ cấu KHBL tại chi nhánh thì đối tượng KHCN chiếm vai trò chủ đạo với hơn 80% trong tổng số lượng KHBL. Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn

44

nghiên cứu cũng ghi nhận sự trỗi dậy đáng kể của số lượng KH là DN SVM. Cụ thể, năm 2017 số lượng KHBL là DN SVM có quan hệ tín dụng với chi nhánh chỉ là 105 DN SVM nhưng sang đến năm 2018 con số này đã là 148 DN SVM và đạt đỉnh vào năm 2019 với 185 khách hàng. Sự tăng lên nhanh chóng trong số lượng KH là DN SVM quan hệ tín dụng với chi nhánh chính là nhờ những chỉ đạo định hướng cho vay đối với khách hàng là DN SVM tại chi nhánh trong những năm gần đây. Theo đó, chi nhánh tích cực tìm kiếm những KH mới là DN SVM để cấp tín dụng, áp dụng những chương trình ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút KH đồng thời xác định việc cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN SVM là hoạt động trọng tâm trong việc phát triển TDBL lại chi nhánh.

Một phần của tài liệu 1150 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP công tương việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w