Tăng trưởng kinh tế và môi trường xã hội
Tăng trưởng kinh tế cũng ảnh hưởng lớn đến phát triển hoạt động TDBL của ngân hàng. Đối với quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP thấp, kinh tế chậm phát triển thì ngân hàng chủ yếu tập trung phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi nền kinh tế có mức độ tăng trưởng cao thì nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng càng nhiều hơn, không chỉ giới hạn ở nhóm KHDN nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, mà cơ cấu sản phẩm dịch vụ ngày càng mở rộng đối với nhóm dịch vụ TDBL hướng tới đối tượng KHCN và DN SVM. Mặt khác, khi hoạt động sản xuất ngày càng tăng lên, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao cũng như nhu cầu của KH là tổ chức như DN và định chế tài chính thì yêu cầu về phát triển dịch vụ TDBL cũng cao hơn. Do đó, tăng trưởng kinh tế là một nhân tố ảnh
hưởng tới dịch vụ TDBL.
Môi trường xã hội mà đặc trưng gồm các yếu tố như: Tình hình kinh tế xã hội, thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dân tộc hoặc các yếu tố như nơi ở, nơi làm việc... cũng ảnh hưởng lớn đến thói quen của người dân. Thông thường nơi nào tập trung nhiều hộ, cá nhân kinh doanh thì nhu cầu về TDBL phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ cao. Nơi nào tập trung nhiều hộ gia đình có mức thu nhập trung bình thì chắc chắn nhu cầu TDBL đáp ứng tiêu dùng càng nhiều.
Môi trường chính trị và pháp luật
Hoạt động của ngân hàng rất nhạy cảm với tình hình chính trị và an toàn xã hội của một quốc gia. Khi chính trị bất ổn sẽ tác động xấu đến tâm lý của khách hàng làm cho nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ giảm đi. Ngược lại, đối với một quốc gia được đánh giá có môi trường chính trị ổn định, điều này tạo môi trường đầu tư an toàn, không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước mà còn tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhà đầu tư nước ngoài, kéo theo nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng tăng lên. Do đó, phát triển dịch vụ TDBL chỉ đạt hiệu quả cao khi môi trường chính trị ổn định và trật tự an toàn xã hội.
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là một nguồn thông tin có giá trị được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng để hỗ trợ cho việc ra quyết định liên quan đến phát triển sản phẩm. Những hành động của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp chúng ta biết họ nhận thức ra sao về xu hướng thị trường. Theo dõi sát sao các chiến lược sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh sẽ là cơ sở giúp cho ngân hàng thấu hiểu các sản phẩm hiện tại trên thị trường, cơ sở để phát triển các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao. Điều này có thể dùng để củng cố lại các giả định của chính ngân hàng về những thay đổi trên thị trường hoặc cảnh báo họ về việc bỏ qua một xu hướng quan trọng nào đó có thể gây ra nguy hại cho ngân hàng. Một phần quan trọng của các ý tưởng về sản phẩm mới lại xuất phát từ đối thủ cạnh tranh dưới hình thức sản phẩm bắt chước.
26
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -
CHI NHÁNH THANH HÓA
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới kinh doanh rộng khắp, có mặt trên cả 63 tỉnh thành với 01 Hội sở chính, 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch trải khắp toàn quốc. Với sứ mệnh là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế. VietinBank triển khai quyết liệt các giải pháp, chuyển đổi mô hình kinh doanh từ dựa vào tăng trưởng quy mô là chính sang cải thiện chất lượng dịch vụ và phát triển hiệu quả, trên cơ sở nền tảng ngân hàng hiện đại và đa dịch vụ.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Thanh Hoá được thành lập năm 1988, có Trụ sở tại địa chỉ Số 17 Phan Chu Trinh, Phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hoá. Có vị trí trụ sở chính nằm ngay trung tâm chính của thành phố Thanh Hóa, được đánh giá là có địa bàn rộng lớn, mật độ dân cư tương đối đông đúc, là nơi đang có tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và có nhiều khu công nghiệp tập trung trên địa bàn, chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho VietinBank Thanh Hóa có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng cường cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới khách hàng. Tuy nhiên, cũng cần phải nói là hiện nay cũng rất nhiều các chi nhánh cùng hệ thống
VietinBank nói riêng và các ngân hàng khác nói chung đã nhìn thấy lợi thế này và cùng đưa ra hướng phát triển tại đây dẫn đến việc cạnh tranh thị trường gay gắt về mọi mặt giữa các ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD hiện nay, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tuyển dụng thêm nhân sự đáp ứng nhu cầu kinh doanh của chi nhánh. Đến nay, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá có 175 lao động, trong số đó tổng số cán bộ có trình độ đại học trở lên là 165 cán bộ chiếm 94,2% tổng số cán bộ chi nhánh.
Tại trụ sở làm việc Chi nhánh Thanh Hóa có 07 phòng chức năng, mạng lưới có 13 Phòng giao dịch trong đó có 05 phòng giao dịch loại 1, 05 phòng giao dịch loại 2 đóng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, 03 phòng giao dịch loại 01 đóng tại 03 huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa là Hoằng Hóa, Tĩnh Gia và Yên Định.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ
Cơ cấu tổ chức các phòng ban và bộ phận trực thuộc của chi nhánh được thể hiện ở sơ đồ sau:
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - VietinBank Thanh Hóa
28
Mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của giám đốc chi nhánh, cụ thể:
- Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng khách hàng doanh nghiệp là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, cung cấp các sản phẩm tín dụng, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng theo chế độ và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, trực tiếp quảng bá, giới thiệu, tiếp thị và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp. Là đầu mối phụ trách các vấn đề liên quan đến khách hàng doanh nghiệp của cả Chi nhánh
- Phòng khách hàng bán lẻ
Phòng khách hàng bán lẻ là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp siêu vi mô, hộ gia đình, khách hàng cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, cung cấp các sản phẩm tín dụng, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng theo chế độ và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, trực tiếp quảng bá, giới thiệu, tiếp thị và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng là doanh nghiệp siêu vi mô, hộ gia đình, cá nhân. Là đầu mối phụ trách các vấn đề liên quan đến khách hàng bán lẻ của cả Chi nhánh
- Phòng hỗ trợ tín dụng
Phòng hỗ trợ tín dụng là phòng có chức năng hỗ trợ cho hoạt động tín dụng tại chi nhánh như kiểm soát trước, trong và sau giải ngân; Thực hiện đi công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, đăng ký thế chấp cho 02 phòng là phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng bán lẻ; Lưu giữ hồ sơ tín dụng của chi nhánh.
- Phòng kế toán
Thực hiện các giao dịch với khách hàng; các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền
29
mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.
- Phòng tiền tệ kho quỹ
Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam; ứng và thu tiền cho các Phòng giao dịch, thực hiện tiếp tiền mặt cho cho cây ATM, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
- Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam; thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
- Phòng tổng hợp
Thực hiện chức năng tổng hợp, báo cáo số liệu chi nhánh, phụ trách công tác thi đua khen thưởng, công tác hậu kiểm chứng từ kế toán. Là phòng đầu mối liên quan đến công tác KPI của chi nhánh
- Phòng giao dịch
Hoạt động như một ngân hàng thu nhỏ, có đầy đủ các chức năng hoạt động: huy động vốn, cho vay, phát hành thẻ, cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng tới khách hàng.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.3.1. về hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản của VietinBank Thanh Hóa. Trong giai đoạn 2017-2019, VietinBank Thanh Hóa đều tăng trưởng dương. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ trong tình hình thị trường rất nhiều biến động và ngày càng có nhiều sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng.
30
Bả n g 2.1: Kết quả huy độn g vốn của VietinBank Thanh Hóa gi a i đoạ n 2017-2019
Số tiền % so với năm 2016 Số tiền % so với năm 2017 Số tiền % so với năm 2018 1. Theo kỳ hạn Ngắn hạn 4,032 104 4,453 110 4,809 108 Trung dài hạn 1,675 105 1,820 101 1,875 103 Tổng nguồn vốn 5,707 104 6,273 108 6,684 107 1. Theo hình thức huy động Tiền gửi tổ chức 1,748 112 1,945 111 1,805 93
Tiền gửi cá nhân 4,079 ĩõĩ 4,328 106 4,879 113
Chỉ tíêu Số Tỷ % so Số Tỷ % so Số Tỷ % so vớí 2018 tíền trọng vớí 2016 tíền trọn g vớí 2017 tíền trọn g I. Theo thời hạn___________ 4,852 100 107,8 5,438 100 112 5,649 100 103.9 1. Ngắn hạn 2,945 61 108,1 3,372 62 114.5 3,615 64 107.2 2. Trung hạn 1,093 23 122,8 1,196 22 109 1,299 23 108.6 3. Dài hạn 814 17 92 870 16 107 734 13 112 II. Theo thành phần kinh tế 4,852 100 107,8 5,438 100 112 5,649 100 103.9 1. Bán lẻ 950 20 135,7 1,360 25 143 1,695 30 125 2. Bán buôn 3,902 80 102,7 4,079 75 105 3,954 70 97
Nguồn: VietinBank Thanh Hóa, 2017-2019
Nhìn từ bảng số liệu ta có thể thấy được tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh có xu hướng tăng trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Năm 2017 nguồn vốn của chi nhánh đạt mức 5.707 tỷ đồng, đến năm 2018 tổng nguồn vốn chi nhánh đạt 6.273 tỷ đồng, tăng 8% về số tương đối và tăng 446 tỷ đồng về số tuyệt đối so với năm 2017. Nguồn vốn tại chi nhánh năm 2019 đạt mức 6.684 tỷ đồng, tăng 7% về số tương đối và 411 tỷ đồng về số tuyệt đối so với năm 2018. Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng ổn định qua các năm trung bình từ 7 - 9%. Trong cơ cấu tổng nguồn vốn, theo kỳ hạn thì nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng phần lớn, năm 2019 nguồn vốn ngắn hạn chiếm 72%, trong khi nguồn vốn trung dài hạn chỉ chiếm 28%. Theo hình thức huy động, thì nguồn vốn huy động từ cá nhân chiếm tỷ trọng chính trong tổng nguồn vốn, năm 2019 nguồn vốn huy động từ cá nhân chiếm 73%, trong khi nguồn vốn huy động từ tổ chức chỉ chiếm 27% tổng nguồn vốn chi nhánh.
31
Ban giám đốc chi nhánh Thanh Hóa, cùng toàn thể cán bộ nhân viên luôn xác định hoạt động huy động vốn là hoạt động cốt lõi trong kinh doanh của ngân hàng, chính vì vậy mà chi nhánh luôn chú trọng đề cao, tăng cường công tác huy động vốn. Trong các năm kinh doanh, đặc biệt trong năm 2019, ban giám đốc cùng với công đoàn và đoàn thanh niên thường xuyên phát động các đợt thi đua huy động nguồn vốn, có các hình thức khen thưởng kịp thời, tạo động lực cho toàn bộ cán bộ nhân viên tích cực huy động nguồn vốn có kỳ hạn, tạo nền tảng kinh doanh ổn định cho chi nhánh. Trong điều kiện cạnh tranh vô cùng gay gắt về cả lãi suất và chất lượng dịch vụ ngân hàng như hiện nay thì đạt được kết quả trên là cả một sự nỗ lực không hề nhỏ của toàn thể cán bộ chi nhánh.
2.1.3.2. về hoạt động cho vay
Trong giai đoạn 2017-2019, với bối cảnh cạnh tranh gay gắt, VietinBank Thanh Hóa cũng đã đạt được những kết quả khá ấn tượng.
Bả n g 2.2: Ket quả hoạt độn g cho vay tạ í VietinBank Thanh Hóa trong giai đoạn 2017-2019
Nguồn: VietinBank Thanh Hóa, 2017-2019
Nhìn vào bảng số liệu 2.2, ta có thể thấy tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh Thanh Hóa rất khả quan. Tổng Dư nợ tín dụng tại chi nhánh của xu hướng tăng qua các năm kinh doanh. Cụ thể, năm 2017 dư nợ tín dụng tại chi nhánh chỉ đạt mức
Chỉ ti êu _________2017_________ __________2018__________ _________2019_________ Kết quả So với n ăm
2016 (%) Kết quả So với n ăm 2017 (%) Kết quả So với n ăm 2018 (%) Tổng thu nhập chi nhánh______ 90.2 104.9% 118.7 131.6% 135.4 114.1%
4.852 tỷ đồng nhưng sang đến năm 2018 dư nợ tín dụng đạt 5.438 tỷ đồng, tăng 586 tỷ đồng về số tuyệt đối và 12% về số tương đối. Đến năm 2019, tổng dư nợ chi nhánh đạt 5.649 tỷ đồng, tăng 211 tỷ đồng về số tuyệt đối và tăng 3,9% về số tương đối. Trong suốt các năm nghiên cứu thì năm 2018 cũng là năm ghi nhận những chuyển biến tích cực nhất trong tổng dư nợ khi có mức tăng trưởng ấn tượng nhất là 12% so với năm 2018. Đây cũng là năm mà các công ty, nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư mạnh vào tỉnh Thanh Hóa. Sang đến năm 2019 tuy vẫn giữ được nhịp tăng trưởng so với năm trước nhưng nhịp tăng trưởng có chậm hơn, nguyên nhân chủ yếu trong năm 2019, tập đoàn FLC trả hết khoản nợ vay tại NHCT Thanh Hóa. Trong năm 2019, kinh tế trong và ngoài nước cũng có có nhiều biến động khó lường gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, đồng thời địa bàn hoạt động chính của chi nhánh là trên địa bàn thành phố Thanh Hóa và khu vực lân cận ngày càng có nhiều TCTD thành lập mới chi nhánh, phòng giao dịch đi vào hoạt động, tạo sự cạnh tranh không hề nhỏ đối với chi nhánh.
Trong cơ cấu cho vay tại chi nhánh thì lại có sự chênh lệch rõ ràng trong kỳ hạn cho vay và thành phần khách hàng cho vay tại chi nhánh. Theo kỳ hạn khoản