Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1199 quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 26 - 27)

5. Kết cấu của luận văn

1.2 Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng

1.2.4.1 Nhân tố cơ chế, chính sách

Hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu sự quản lý, giám sát bởi nhiều cơ quan, nhiều văn bản quy định khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng, vì vậy các văn bản quy định không kịp thời, quy định chung chung, chồng chéo giữa các văn bản sẽ dẫn đến nhiều các hiểu khác nhau khi vận dụng. Sự thay đổi trong các chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, quy định về đất đai, nhà ở, vấn đề chu kỳ kinh tế, lạm phát, thất nghiệp...mà các nhà quản trị không thể dự báo được, đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng.

1.2.4.2 Nhân tố con người

Đội ngũ cán bộ chính là những nhân tố mấu chốt của các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Một đội ngũ cán bộ tốt sẽ làm cho các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng phát huy được sức mạnh, đẩy lùi được điểm yếu và đem lại kết quả tích cực hơn cho ngân hàng trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng.

Nhận thức của Ban lãnh đạo về vai trò của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng là rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Nếu Ban lãnh đạo nhận thức được vai trò của quản lý rủi ro tín dụng sẽ chú ý đến xây dựng, chiến lược, chính sách phù hợp để quản lý rủi ro, xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp với năng lực cán bộ, có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho các chuyên viên quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư tài chính cho các công cụ nhận dạng, phân tích, đo lường rủi ro tín dụng thì quản lý rủi ro tín dụng sẽ có hiệu quả, đem lại thu nhập cho ngân hàng.

1.2.4.3 Nhân tố từ quy trình quản lý một khoản vay

Một quy trình quản lý khoản vay tốt là một quy trình cấp tín dụng mà trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể tới từng khâu trong quá trình cấp tín dụng, ở Việt Nam hiện nay một số ngân hàng vẫn sử dụng quy trình cấp tín dụng theo cách cán bộ tín dụng làm từ khâu tiếp xúc khách hàng, thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, quản lý khoản vay...Điều này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng vì cán bộ tín dụng sẽ có thể “làm liều” để trục lợi qua hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng muốn vay bằng mọi giá. Tuy nhiên một số ngân hàng hiện nay cũng đã áp dụng mô hình cấp tín dụng qua 3 bộ phận chính: bộ phận marketing, bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận tác nghiệp. Với các bộ phận khác nhau có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nên sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, trao đổi thông tin thường xuyên lẫn nhau là điều hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu 1199 quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w