Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1199 quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 95)

5. Kết cấu của luận văn

3.3 Kiến nghị

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát từ phía Ngân hàng nhà nước, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng bảo đảm việc kiểm soát hệ thống ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất, mọi hành vi

vi phạm quy chế, thể lệ tín dụng phải được xử lý một cách nghiêm túc. Ngoài ra, cần hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của ngân hàng nhà nước.

- NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện và khẩn trương ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng:

+ Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD

+ Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lí luận và thực tiễn

+ Xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lí rủi ro trong nội bộ các TCTD.

- NHNN cần sớm có hướng dẫn cụ thể cho các ngân hàng về nghiệp vụ phái sinh tín dụng, triển khai mạnh hơn nữa các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tiền tệ như quyền chọn (option), hoán đổi (swap), kì hạn (forward), tương lai (future)...

- Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tại trung tâm thông tin tín dụng (trung tâm CIC), bảo đảm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất. Trung tâm phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng thương mại đã đi vào hoạt động được nhiều năm song chưa thực sự phát huy hiệu quả, thông tin thu thập được chưa nhanh nhậy, phong phú và chính xác. Do vậy các ngân hàng chưa khai thác được nhiều thông tin phục vụ công tác tín dụng. Để có thể phát huy được vai trò thông tin tín dụng ngân hàng, trung tâm CIC cần cập nhật

thông tin một cách nhạy bén, thường xuyên cảnh báo những khách hàng có vấn đề để các ngân hàng thương mại được biết. Đồng thời cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các ngân hàng thương mại nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.

Một phần của tài liệu 1199 quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w