Hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Một phần của tài liệu 1199 quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2 Hoạt động kinh doanh của chi nhánh

2.1.2.1 Tình hình huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là tiền đề cho các hoạt động khác của NHTM. Quy mô nguồn vốn huy động là yếu tố đánh giá quy mô của NHTM, vì vậy một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ là đẩy mạnh công tác huy động vốn. Với những thế mạnh của mình như uý tín, mạng lưới rộng, thái độ phục vụ nhiệt tình, nhanh nhẹn, chính xác, hình thức huy động khá phong phú, đa dạng...Chi nhánh NHNo&PTNT Láng

Hạ ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. Kết quả là nguồn vốn của Chi nhánh luôn tăng trưởng ổn định, không những đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư tín dụng tại chi nhánh, mà còn bổ sung nguồn vốn về NHNo&PTNT Việt Nam để điều hoà vốn toàn hệ thống.

BẢNG 2.2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

I/Theo TPKT 6.495 100 8.002 100 7.109 100 1/Tiền gửi các TCKT 2.703 41,6 4.980 62,3 4.474 63 2/Tiền gửi dân cư 2.590 39,9 2.603 32,5 2.282 32 3/Tiền gửi các TCTD 101 1,6 418 5,2 352 5

4/Tiền gửi khác 1.100 16,9 0 0 0 0

II/Theo nội, ngoại tệ 6.495 100 8.002 100 7.109 100

1/VND 5.338 82,2 6.853 85,6 5.995 84,33

2/Ngoại tệ 1.157 17,8 1.149 14,4 1.114 15,67 III/Theo kỳ hạn 6.495 100 8.002 100 7.109 100 1/Không kỳ hạn 1.405 21,6 2.180 27,2 1.083 15 2/Kỳ hạn dưới 12 tháng 944 14,5 320 4 1.485 20,89

Chỉ tiêu ∖. Số tiền trọng % Số tiền trọng % Số tiền trọng %

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010) Qua Bảng 2.2 ta thấy tổng nguồn vốn qua các năm đã tăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2009 là 8.002 tỷ đồng tăng 1.507 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2008 tương đương 123,5% đạt 115,5% kế hoạch năm 2009 là 6.985 tỷ đồng. Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng có phần giảm so với năm 2008, về số tuyệt đối giảm là 893 tỷ đồng tương đương với 88,84% và chỉ đạt 88,5% kế hoạch (kế hoạch tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2010 là 8.030 tỷ). Có sự giảm sút này có thể lý giải được vì trong năm 2010 nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi và không ổn định, lạm phát tăng cao, thị trường tài chính suy giảm, thị trường bất động sản đóng băng, mặt bằng lãi suất thị trường liên tục tăng cao, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái và cũng có tác động không nhỏ tới thị trường trong nước. Với mặt bằng lãi suất đầu vào tăng cao liên tục nên Chi nhánh đã quyết định trả nợ trước hạn những hợp đồng huy động vốn có lãi suất cao để đảm bảo khả năng tài chính của chi nhánh. Với đặc thù của Chi nhánh Láng Hạ, dư nợ thường chỉ bằng 1/3 so với nguồn vốn huy động nên thường thừa nguồn vốn huy động. Chính vì những lý do trên nên việc giảm nguồn vốn huy động của ngân hàng cũng là điều dễ hiểu và với lượng vốn huy động được thì đây có thể coi là thành tích không nhỏ của ngân hàng.

2.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ đạo của NHNo&PTNT nói chung và Chi nhánh Láng Hạ nói riêng. Bảng thống kê sau sẽ cho ta biết sơ qua về tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh:

BẢNG 2.3 CƠ CẤU DƯ NỢ

2/KT ngoài quốc doanh 832 37 1.283 41 631 26,4

3/Cho vay tiêu dùng 62 3 170 5 216 9,1

II/Theo thời hạn cho vay 2.262 100 3.125 100 2.389 100

1/Ngắn hạn 1.395 62 1.904 61 1.507 63

2/Trung dài hạn 866 38 1.221 39 882 37

III/Theo loại tiền 2.262 100 3.125 100 2.389 100 1/Dư nợ nội tệ 1.075 48 1.596 51 1.701 71,2 2/Dư nợ ngoại tệ 1.186 52 1.527 49 687 28,8

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

1/Doanh số mua ngoại tệ 406 402 494

2/Doanh số bán ngoại tệ 409 418 498

(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008-2010) Qua Bảng 2.3 ta thấy trong 3 năm tổng dư nợ tại chi nhánh có sự gia tăng đáng kể. Năm 2008, tổng dư nợ là 2.262 tỷ đồng đã tăng lên 3.125 tỷ đồng năm 2009, về số tuyệt đối tăng 863 tỷ đồng. Năm 2010, do chịu sự tác động của môi trường bên ngoài, nền kinh tế có nhiều bất ổn, lãi suất thị trường tăng liên tục và một số các quy chế chính sách hạn chế tín dụng nên tổng dư nợ của ngân hàng có giảm so với năm 2009 là 736 tỷ đồng về số tuyệt đối, tuy nhiên vẫn tăng so với năm 2008. Điều này cho thấy ngân hàng đã có sự chuẩn bị và đối phó tốt với những tác động bên ngoài, làm hạn chế tối đa những ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Điểm đáng chú ý trong tổng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế trong năm 2010 là mặc dù cho vay theo thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh vẫn chiếm đa số trong cơ cấu cho vay nhưng lại giảm so với năm 2009, dư nợ đối với cho vay tiêu dùng lại tăng. Đây có lẽ là hướng chuyển biến tích cực của chi nhánh, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường hiện tại và trong tương lai.

Đối với dư nợ phân theo loại tiền thì trong năm 2010 trong khi dư nợ nội tệ vẫn tăng tương đối ổn định thì dư nợ ngoại tệ lại giảm mạnh. Điều này chứng tỏ việc suy giảm trong tổng dư nợ là do việc suy giảm trong dư nợ ngoại tệ.

Qua bảng 2.3 ta cũng thấy dư nợ theo thời gian đa phần là ngắn hạn. Đây là chính sách tín dụng hợp lý trong tình hình lãi suất luôn biến động thất thường mà chủ yếu là theo chiều tăng. Tuy nhiên về lâu dài nên duy trì tỷ trọng dư nợ trung dài hạn so với dư nợ ngắn hạn để đảm bảo dư nợ ổn định.

2.1.2.3 Một số hoạt động kinh doanh khác

a. Kinh doanh ngoại tệ

Bên cạnh mở rộng hoạt động kinh doanh trong nước, mở rộng tín dụng, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác, khai thác vốn của các tổ chức tài chính quốc tế và mở rộng kinh doanh hối đoái. Với chức năng của phòng kinh doanh ngoại hối trong những năm qua đã thực hiện tốt việc điều tiết ngoại tệ tại Chi nhánh, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng.

BẢNG 2.4 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

2/Tổng số phí thu được 12.047 15.400 11.541 3/Tỷ lệ trên tổng thu dịch vụ (%) 74,8 67,1 74,8

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010) Qua Bảng 2.4 ta thấy doanh số mua bán, thanh toán ngoại tệ năm 2010 đều tăng tương đối mạnh so với năm 2008, 2009. Doanh số mua ngoại tệ tăng 92 triệu USD so với năm 2009, doanh số bán ngoại tệ tăng 80 triệu USD và doanh số thanh toán ngoại tệ tăng 134 triệu USD so với năm 2009. Ngân hàng có sự gia tăng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ này là nhờ vào việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào trong công tác kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các mối quan hệ truyền thống với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

b. Hoạt động dịch vụ

Thu từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh chủ yếu vẫn từ các sản phẩm truyền thống như thanh toán chuyển tiền trong nước, dịch vụ kho quỹ, dịch vụ thẻ và thu từ phí bảo lãnh. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác dịch vụ, nguồn thu nhập an toàn, bền vững; từ những năm gần đây. Chi nhánh đã tập trung chỉ đạo tìm các biện pháp, giải pháp để tăng thu dịch vụ, đặc biệt chi nhánh đã thu hút khách hàng đang có quan hệ tín dụng để phát hành thư bảo lãnh. Với các biện pháp cạnh tranh phí bảo lãnh và các chế độ ưu đãi khách hàng nên trong những năm qua số tiền phí bảo lãnh đóng góp vào tổng thu phí dịch vụ là rất lớn, Chi nhánh chưa phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào đối với bên nhận bảo lãnh.

BẢNG 2.5 HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH

giảm giảm 1/Tổng thu hoạt động 633 888 44 847 -4.7 2/Tổng chi hoạt động 547 800 50 728 -9 3/Lợi nhuận trước thuế 85,8 88 2,86 118 35

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010) Nhìn trên Bảng 2.5 ta thấy, số dư bảo lãnh năm 2010 có giảm so với năm 2009, sở dĩ có điều này là do trong năm 2010, chi nhánh có một số khách hàng có số dư bảo lãnh lớn, duy trì 500 - 1000 tỷ đồng như: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam...do tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn nên số dư bảo lãnh của các khách hàng lớn cũng bị san sẻ cho các ngân hàng khác. Tuy nhiên số tiền phí bảo lãnh vẫn duy trì ổn định, đem lại nguồn thu đáng kể cho cho chi nhánh.

2.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Cùng với việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao năng lực quản lý điều hành, nhiều năm qua hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ đã đạt được kế hoạch doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận của NHNo&PTNT Việt Nam giao.

BẢNG 2.6 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH

Nợ xấu 10.763 23.760 46.090

Tỷ lệ nợ xấu 0,48% 0,76% 1,9%

(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008-2010) Qua bảng 2.6 ta thấy, lợi nhuận trước thuế có xu hướng tăng qua các năm: năm 2009 lợi nhuận trước thuế là 88 tỷ đồng, tăng 2,2 tỷ đồng so với năm 2008, nhưng năm 2010 lợi nhuận trước thuế lại tăng khá mạnh với mức tăng là 30 tỷ. Đây là mức tăng đột biến trong năm 2010. Trong tình hình nền kinh tế có nhiều khó khăn như năm 2010 mà chi nhánh đạt được kết quả như trên là điều đáng khích lệ rất lớn. Để có được những kết quả khả quan đó là do chi nhánh đã có những tầm nhìn chiến lược, ngay từ những tháng đầu năm chi nhánh đã dự đoán và đề ra những giải pháp hạn chế được rủi ro lãi suất tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tài chính, tín dụng thông qua huy động ngắn hạn 1-3 tháng. Bên cạnh đó chi nhánh cũng đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tăng thu, tiết kiệm chi

như gia tăng các dịch vụ về thẻ, thanh toán, bảo lãnh, thanh toán quốc tế...Chính những chính sách hợp lý đó đã giúp chi nhánh vượt qua được những khó khăn do tác động từ môi trường kinh tế bên ngoài. Đây có thể coi là điều đáng mừng trong công tác chỉ đạo và thực hiện đường lối chiến lược kinh doanh của Ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ viên chức Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn Láng Hạ

2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát

triển Nông

thôn Láng Hạ

Mặc dù hoạt động kinh doanh của chi nhánh Láng Hạ tương đối ổn định, phát triển nhưng trong hoạt động cho vay của Chi nhánh còn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, để phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh, ta phân tích các chỉ tiêu sau:

2.2.1.1 Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng tín dụng của bất kỳ NHTM nào, số liệu sau đây phản ánh chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ. BẢNG 2.7 TÌNH HÌNH NỢ XẤU

Dư nợ tín dụng 2.273.700 3.125.100 2.389.200

Kể từ năm 2007, Chi nhánh đã thực hiện công tác cơ cấu và phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 493. Nhìn chung, tổng nợ xấu có xu hướng tăng theo thời gian. Năm 2009, tổng nợ xấu tăng 12,997 tỷ và chiếm 0,76% tổng dư nợ, điều này là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tại Mỹ và một số nền kinh tế lớn suy thoái. Năm 2010, mặc dù tổng dư nợ giảm so với năm 2009 nhưng tổng nợ xấu lại tăng mạnh, tăng gần gấp đôi với con số tuyệt đối tăng 22,3 tỷ trong đó:

+/Nhóm 3 chiếm 1,55% tổng dư nợ (trong đó doanh nghiệp chiếm 1,1% tổng dư nợ, DNNVV chiếm 1,1% tổng dư nợ)

+/Nhóm 4 chiếm 0,005% tổng dư nợ (trong đó doanh nghiệp chiếm 0% tổng dư nợ, DNNVV chiếm 0% tổng dư nợ)

+/Nhóm 5 chiếm 0,394 tổng dư nợ (trong đó doanh nghiệp chiếm 0,19% tổng dư nợ, DNNVV chiếm 0,19% tổng dư nợ)

Như vậy ta thấy trong 2 năm gần đây dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng mạnh nhưng là theo chiều rộng chứ không theo chiều sâu. Chất lượng tín dụng bị giảm sút đáng kể, qua đó đòi hỏi Chi nhánh cần phải có các biện pháp để cải thiện tình hình hiện tại. Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trên thị trường tiền tệ, Chi nhánh Láng Hạ đã quan hệ với các khách hàng lớn và có một số lượng khách hàng truyền thống như: Tổng công ty xăng dầu, Tổng công ty lắp máy, Tổng công ty Sông Đà...vv nên phần lớn dư nợ tập trung vào các khách hàng này, có thời điểm dư nợ các khách hàng này chiếm khoảng 80% tổng dư nợ của toàn chi nhánh. Sang năm 2009 và năm 2010 đánh dấu sự chuyển mình của chi nhánh khi Chi nhánh mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất, đồng thời duy trì mối quan hệ với các

khách hàng truyền thống. Đây có thể coi là bước đi đúng đắn của Ban giám đốc Chi nhánh Láng Hạ, tuy nhiên với sự mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên tỷ lệ nợ xấu tăng, điều này là do trong năm 2010 nền kinh tế thế giới nói chung rơi vào tình trạng suy thoái và nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.

2.2.1.2 Tỷ lệ các khoản xoá nợ

Để lành mạnh hoá tài chính, các ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ nói riêng đã trích lập dự phòng theo đúng quy định. Theo quy định, các khoản nợ được phân vào nhóm 5 theo QĐ 493 và QĐ 18 thì trình hồ sơ lên NHNo&PTNT Việt Nam để dùng quỹ dự phòng cụ thể của Chi nhánh Láng Hạ xử lý rủi ro và theo dõi ngoại bảng. Việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro được thực hiện hàng quý.

BẢNG 2.8 TỶ LỆ CÁC KHOẢN XOÁ NỢ

Dự phòng rủi ro được trích lập 29.328 49.577 32.092

Tỷ lệ DPRR/Dư nợ 1,3% 1,58% 1,34%

Số dư quỹ dự phòng cuối năm 31.092 97.678 94.315

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010) Nhìn trên Bảng 2.8 ta thấy dư nợ các khoản xoá nợ ngày càng tăng theo các năm, điều này là do sang năm 2009 tất cả các NHTM áp dụng Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi Quyết định 493 ngày 22/04/2005, theo đó các ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ nói riêng đã áp dụng phân loại nợ theo cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Chi nhánh đã mạnh dạn mở rộng tín dụng, đồng thời xử lý rủi ro những khách hàng có nợ thuộc nhóm 5. Nguyên nhân của việc tăng tỷ lệ các khoản xoá nợ là do chi nhánh xác định đối tượng đầu tư chưa phù hợp, chất lượng công tác thẩm định kém, việc đôn đốc thu hồi nợ chưa được quan tâm, bên cạnh đó còn do áp lực hoàn thành kế hoạch NHNo&PTNT Việt Nam giao chỉ tiêu để lành mạnh tài chính của hệ thống. Tuy nhiên cho đến nay Chi nhánh đã thành lập tổ xử lý nợ đọng và bước đầu đang thu được kết quả rất khả quan.

Một phần của tài liệu 1199 quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w