Đối với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu 1199 quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 99)

5. Kết cấu của luận văn

3.3 Kiến nghị

3.3.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam

- Phòng kiểm tra nội bộ nên trực tiếp do Trụ sở chính quản lý và trực thuộc Ban kiểm soát hội đồng quản trị, theo đó ở Chi nhánh không tồn tại phòng kiểm tra nội bộ. Việc chi nhánh không quản lý trực tiếp phòng kiểm tra nội bộ mà phòng kiểm tra nội bộ do trụ sở chính quản lý sẽ góp phần cho kết quả kiểm tra cũng trở nên khách quan và đáng tin cậy hơn, không bị chi phối bởi ban lãnh đạo tại chi nhánh.

- Cần xây dựng văn bản tín dụng sao cho quản lý được hạn mức tín dụng phù hợp với từng ngành, từng sản phẩm, từng nhóm khách hàng và tiến tới quản lý hạn mức tín dụng theo từng cán bộ tín dụng. Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư.

- Việc đánh giá xếp loại khách hàng là cơ sở để ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng hợp lý. Với chính sách tín dụng hiện nay, tiêu chí để chấp nhận khách hàng còn chung chung, chưa phân biệt rõ đối tượng được chấp nhận và đối tượng bị từ chối cho vay. Theo Quyết định số 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007 về tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, theo đó, việc chấm điểm dựa trên một số chỉ tiêu chính như: lợi nhuận sau

thuế, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp, tỷ lệ nợ xấu tại NHNo và mức độ vi phạm pháp luật của doanh nghiệp. Với các tiêu chí như trên, hầu hết khách hàng đến quan hệ đều xếp loại A, một phần vì hồ sơ tài chính của khách hàng cung cấp đa phần là số liệu “đẹp”, hơn nữa các chỉ tiêu này chưa phản ánh hết được tình hình của khách hàng. Từ những thực tế nêu trên, cần phải sớm hoàn thiện chính sách khách hàng sao cho phù hợp với tình hình hiện tại.

- Hiện nay tại Hội sở chính có Ban tín dụng doanh nghiệp và Ban tín dụng cá nhân, Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro. Để quản lý được dễ dàng tại hội sở chính, góp phần chuyên môn hoá các mảng nghiệp vụ, tăng cường công tác quản lý rủi ro tại Chi nhánh, NHNo&PTNT Việt Nam cho phép Chi nhánh thành lập phòng quản lý rủi ro, đồng thời tách phòng tín dụng thành 02 tổ: tổ tín dụng cá nhân và tổ tín dụng doanh nghiệp. Cụ thể phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ sau:

+ Trực tiếp tham gia, theo dõi và đánh giá việc thực hiện chiến lược và chính sách quản lý rủi ro trong chi nhánh.

+ Rà soát các đề xuất của cán bộ tín dụng đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình tín dụng, lập báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng.

+ Hỗ trợ cho cán bộ tín dụng trong việc phát hiện và kiểm soát các dấu hiệu rủi ro.

+ Thực hiện phân loại nợ và xử lý rủi ro theo quy định.

- Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều chi nhánh NHNo đang hoạt động, việc các chi nhánh tranh giành khách là điều khó tránh khỏi, vì vậy NHNo&PTNT Việt Nam cần sớm đưa ra cơ chế quản lý khách hàng trong hệ thống NHNo một cách cụ thể, giảm sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các chi nhánh của NHNo dẫn đến mất uy tín của ngân hàng.

- Để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thì NHNo cần phải sửa đổi các quy chế về tuyển dụng, bố trí nhân viên theo yêu cầu quản lý mới, nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tập trung trước hết vào các lĩnh vực chủ yếu như: nghiệp vụ quản lý chiến lược, quản lý rủi ro, kế toán, kiểm toán, quản lý các sản phẩm mới... Là bộ phận trực tiếp tạo ra thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng nhưng thu nhập của cán bộ tín dụng không khác so với các cán bộ ở bộ phận nghiệp vụ khác. Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam điều chỉnh các hệ số tính điểm, bổ sung hệ số trách nhiệm cho cán bộ tín dụng để đánh giá đúng đóng góp của bộ phận nghiệp vụ này trong hoạt động ngân hàng.

- Từng bước xây dựng và định vị thương hiệu của ngân hàng, chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới, tăng thu phí dịch vụ, giảm dần tỷ lệ thu từ các sản phẩm dịch vụ tín dụng truyền thống.

- Hiện nay, tại các chi nhánh NHNo đã thành lập tổ xử lý nợ theo sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, tuy đã đạt được những kết quả bước đầu xong thực sự chưa hiệu quả, với tình hình thực tế như hiện nay cần hoàn thiện theo hướng:

+ Thành lập tổ xử lý nợ tách khỏi bộ phận cho vay: theo mô hình cũ, bộ phận tổ xử lý nợ chung với bộ phận cho vay, các thành viên trong tổ xử lý nợ vẫn là cán bộ tín dụng, vì vậy khi các thành viên làm việc với khách hàng nợ xấu sẽ không khách quan. Việc tách khỏi bộ phận cho vay sẽ thể hiện sự chuyên môn hoá, đồng thời tổ xử lý nợ làm việc sẽ khách quan hơn.

+ Có chế độ thưởng phạt cho tổ xử lý nợ: có thể quy định phụ cấp cho tổ trưởng, trích tỷ lệ phần trăm cho các thành viên trong tổ xử lý nợ khi thu hồi được nợ xấu. Ngược lại, hàng quý giao kế hoạch thu hồi nợ, nếu không đạt sẽ tạm giữ lương cho đến khi thu hồi được nợ.

KẾT LUẬN

Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao. Do đó, yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ kinh tế, đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn Láng Hạ" tập trung làm rõ những nội dung sau:

Một là, trên cơ sở tổng hợp những lý luận cơ bản nhất về rủi ro tín dụng ngân hàng, những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, đồng thời chỉ những công cụ quản lý rủi ro tín dụng và kinh nghiệm quản lý rủi ro ở một số NHTM các nước.

Hai là, phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ, chỉ rõ những kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời tìm ra nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó.

Ba là, trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân của rủi ro, kết hợp với lý luận và kinh nghiệm của một số NHTM các nước, đề tài đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại chi nhánh. Đồng thời đề tài cũng nêu ra một số kiến nghị, đề xuất với các cấp để hỗ trợ tích cực cho các chi nhánh NHNo giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng để nội dung của đề tài đảm bảo tính lý luận và thực tiễn cao, song do đối tượng nghiên cứu của đề tài là một vấn đề phức tạp, hơn nữa đề tài lại được thực hiện trong điều kiện biến động về cơ chế, chính sách và hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu tham khảo cũng như số liệu nghiên cứu, nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Do đó, tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu 1199 quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w